Kết quả công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Ba Vì

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong công tác dồn điền đổi thửa tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 52 - 60)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.2Kết quả công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Ba Vì

Huyện Ba Vì đã thực hiện DĐĐT được gần 10 năm nay. Huyện Ba Vì đã ban hành nhiều nghị quyết, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác DĐĐT. Tuy nhiên những năm trước đây công tác DĐĐT thực hiện còn chậm. Quá trình DĐĐT chủ yếu là do người dân tự dồn đổi cho nhau mà không xây dựng phương án và triển khai thực hiện DĐĐT theo hướng dẫn của huyện, không thực hiện đầy đủ các bước theo kế hoạch đề ra. Nhận thấy những điểm còn tồn tại, từ năm 2012 các cấp của huyện Ba Vì đã chỉ đạo quyết liệt công tác này. Chính quyền các cấp cũng đã nhận thấy công tác vận động, tuyên truyền có vai trò rất lớn trong công tác DĐĐT gắn với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao đời sống người dân, xây dựng NTM. Huyện tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác DĐĐT và chọn bộ máy cán bộ làm công tác DĐĐT phải có năng lực, tâm huyết, gắn bó với sản xuất nông nghiệp và nhân dân, cán bộ thôn, hợp tác xã phải am hiểu đồng ruộng, có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân sẽ thực hiện tốt công tác DĐĐT. Nhất thiết gắn công tác DĐĐT với quy hoạch vùng sản xuất, xây dựng hệ thống đường giao thông, kênh mương nội đồng, công bố rộng rãi cho nhân dân thực hiện. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ DĐĐT, bảo đảm xây dựng hệ thống đường giao thông nội đồng, kênh mương. Huyện Ba Vì phấn đấu đến năm 2015 sẽ

hoàn thành công tác DĐĐT ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn, mỗi hộ chỉ còn 1 đến 2 ô thửa.

Năm 2013, huyện Ba Vì đã có nhiều khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó điểm nhấn trong phát triển nông nghiệp bền vững là vận động nhân dân dồn điền đổi thửa. Để đạt được thành công trong công tác này trước hết phải kể đến sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban mặt trận tổ quốc huyện Ba Vì; đặc biệt là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ lãnh đạo đến các cán bộ thôn, xóm, hợp tác xã trên địa bàn huyện. Bằng nhiều cách làm hay, chủ động, sáng tạo, dân chủ, thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra nên công tác dồn điền đổi thửa được triển khai 30/31 xã thị trấn đã đạt được những thành công. Trong Hội nghị đánh giá 4 năm triển khai Chương trình 02 của Thành uỷ Hà Nô ̣i vào tháng 11 năm 2014. Công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Ba Vì đã đạt được những kết quả tích cực. Toàn huyện đã thực hiện dồn điền đổi thửa được 4.662ha đạt 100,2% kế hoạch thành phố Hà Nội giao, hoàn thành san gạt, thi công đào đắp hình thành các bờ vùng, bờ thửa, giao thông thủy lợi nội đồng phục vụ công tác phát triển sản xuất và đo đạc bản đồ phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa đã hoàn thành 23 xã với diện tích 3.432,7 ha. Trong 8 tháng đầu năm toàn huyện đã tiến hành dồn đổi được 109 ha trên tổng số 833 ha trong năm 2014 mà các xã đã đăng ký. Tiêu biểu các xã làm tốt phải kể đến Minh Châu, Ba Trại, Chu Minh, Yên Bài, Tản Hồng… Đi đôi với công tác dồn điền đổi thửa, hệ thống giao thông nội đồng phục vụ sản xuất đã được triển khai tốt, đến nay toàn huyện đã phóng tuyến được 720 km giao thông nội đồng.

Từ những thành công năm 2013 và đầu năm 2014 huyện Ba Vì phấn đấu dồn điền đổi thửa đạt 500 ha trong năm 2014. Trong đó các xã chưa thực hiện xong trong kế hoạch dồn điền đổi thửa năm 2013 sẽ tiếp tục làm trong năm 2014. Đồng thời, tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ sau dồn đổi, hoàn thiện hệ thống giao thông thủy lợi phục vụ sản xuất,

áp dụng cơ giới hóa cũng như cây có giá trị vào sản xuất năm 2014 trên cánh đồng mẫu lớn.

Trên cơ sở phương án dồn điền đổi thửa thì đề tài đã đưa ra bốn xã đã thực hiện công tác dồn điền đổi thửa:

Xã Phú Phương có 2 thôn. Toàn xã hiện có 1486 hộ gia đình, trong đó có 1121 hộ được giao đất canh tác ngoài đồng theo Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính Phủ và Quyết định số 205/QĐ-UBND ngày 03/8/1992 của Tỉnh Hà Tây.

Theo thống kê: Thôn Phương Châu: có 6 khu dân cư với 635 hộ được giao 59,95 ha đất sản xuất và chia cho 2776 xuất nhận ruộng. Trong đó, thửa ruộng có diện tích lớn nhất là 550 m2, thửa ruộng có diện tích nhỏ nhất là 40 m2

. Thôn Phương Khê: có 5 khu dân cư với 486 hộ được giao 47,78 ha đất sản xuất và chia cho 2225,5 xuất nhận ruộng. Trong đó, thửa có diện tích lớn nhất là 480 m2, thửa có diện tích nhỏ nhất là 48 m2

. Toàn xã có 37426 m2

quỹ đất công ích. Trong đó có: 31938 m2 đã giao cho 02 hộ thuể để sản xuất theo mô hình VAC, còn 5488 m2

giao cho các hộ sản xuât nông nghiệp.

Ruộng đất canh tác của các hộ nông dân ở 11 khu dân cư (11 đội sản xuất) trong xã manh mún, nhỏ lẻ, bình quân số thửa/ruộng còn khá cao, bình quân cả xã hiện nay là 6,5 thửa/hộ. Đặc biệt có nhiều hộ còn có tới 9 thửa ruộng. Bên cạnh đó giao thông, thuỷ lợi nội đồng thiếu quy hoạch. Việc đi lại để sản xuất, thu hoạch của nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Do không thể chủ động về nguồn nước và điều tiết nước, tình trạng ngập úng, thiếu nước xảy ra thường xuyên. Việc áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào việc sản xuất nông nghiệp không nhiều, nông dân chủ yếu sản xuất, thu hoạch theo phương pháp thủ công là chính. Dẫn đến năng suất, sản lượng lượng cây trồng không cao, thời gian thu hoạch kéo dài.

Trước tình trạng trên, nhằm tạo ra các ô thửa có diện tích lớn, các vùng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá, bền vững, đảm bảo theo quy

hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và đề án xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt. Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đã xác định công tác dồn điền đổi thửa gắn với xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2013 và các năm tiếp theo. Hết năm 2013, hoàn thành việc diền điển đổi thửa khu vực bên đồng. Đến hết năm 2014, hoàn thành việc dồn điền đổi thửa bên bãi và kết thúc việc dồn điền đổi thửa trong toàn xã.

Kết quả đạt được: Tổng diện tích toàn xã đã dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng đến hết năm 2013 được 104 ha bên đồng

Trước dồn điền có 1121 hộ sử dụng 7286 thửa, bình quân 6.5 thửa. Sau khi dồn điền có 1121 hộ sử dụng 2242 thửa, bình quân 2 thửa. Hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi nội đồng sau khi dồn đổi, mở rộng và làm mới đảm bảo tốt yều cầu đi lại, tưới tiêu cho nhân dân. Hệ thống giao thông nội đồng trước khi dồn đổi là 25323m, diện tích là

57755m2. Trong đó, đường trục chính nội đồng là 22142 m, diện tích là 52680m2

. Đường phân lô, phân vùng là 3181m, diện tích là 5075m2.

Sau khi dồn đổi và làm mới là 28634m, diện tích 116023m2

. Trong đó, đường trục chính nội đồng là 22142m, diện tích là 99724m2.Đường phân lô, phân vùng là 6492m, diện tích là 16299m2

.

Hệ thống mương trước khi dồn đổi là 15925m, diện tích là 14055m2

. Sau khi dồn đổi và làm mới là 18124m, diện tích 19872m2

.

Sau khi dồn đổi, hầu hết diện tích đất công ích được quy gọn thành vùng tập trung.

Hiện nay, Uỷ ban nhân dân xã đã xây dựng được phương án dồn điền đổi thửa bên bãi. Phấn đấu đến hết năm 2014 sẽ hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa trong toàn xã [2].

Xã Châu Sơn cách trung tâm huyện 7 km về phía Bắc và cách Thủ đô Hà Nội 57 km về phía Tây Bắc. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 315,80 ha, theo tổng điều tra dân số ngày 01/01/2012 tổng xã có 1136 hộ, 6,215

nhân khẩu. Là một xã của Thành Phố Hà Nội nhưng Châu Sơn còn mang tính chất của một xã vùng nông thôn, kinh tế, xã hội đã có nhiều bước phát triển. Tuy nhiên tỷ trọng nông nghiệp còn cao, các ngành thương mại - dịch vụ còn phát triển chậm, cơ sở hạ tầng còn thiếu, lao động qua đào tạo còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Xã Châu Sơn có 2 thôn, trong số mỗi thôn có 4 xóm. Toàn xã có 1136 hộ gia đình trong đó có 1021 hộ nông dân canh tác ngoài đồng theo Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính Phủ và Quyết định số 205/QĐ-UBND ngày 03/8/1992 của Tỉnh Hà Tây.

Ruộng đất canh tác của các hộ nông dân ở 9 khu dân cư (9 đội sản xuất) trong xã manh mún, nhỏ lẻ, bình quân số thửa/ruộng còn khá cao, bình quân cả xã hiện nay là 7 thửa/hộ. Đặc biệt có nhiều hộ còn có tới 10 thửa ruộng. Bên cạnh đó giao thông, thuỷ lợi nội đồng thiếu quy hoạch. Việc đi lại để sản xuất, thu hoạch của nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Do không thể chủ động về nguồn nước và điều tiết nước, tình trạng ngập úng, thiếu nước xảy ra thường xuyên. Việc áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào việc sản xuất nông nghiệp không nhiều, nông dân chủ yếu sản xuất, thu hoạch theo phương pháp thủ công là chính. Dẫn đến năng suất, sản lượng lượng cây trồng không cao, thời gian thu hoạch kéo dài.

Qua quá trình dồn điền đổi thửa thì tổng diện tích toàn xã đã dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng đến hết năm 2013 được 94 ha bên đồng.

Hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi nội đồng sau khi dồn đổi, mở rộng và làm mới đảm bảo tốt yều cầu đi lại, tưới tiêu cho nhân dân.

Hiện nay, Uỷ ban nhân dân xã đã xây dựng được phương án dồn điền đổi thửa bên bãi. Phấn đấu đến hết năm 2014 sẽ hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa trong toàn xã.

Xã Tản Hồng có 4 thôn, các hộ dân được giao đất canh tác ngoài đồng theo Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính Phủ và Quyết định số 205/QĐ- UBND ngày 03/8/1992 của Tỉnh Hà Tây. Hai năm trở lại đây, thực hiện Chương

trình xây dựng NTM, mặt trận tổ quốc xã Tản Hồng, huyện Ba Vì đã làm tốt công tác vận động nhân dân thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa.

Hình 2.1: Hình ảnh thể hiện công tác tuyên truyền trong công tác dồn điền đổi thửa

Xã Tản Hồng có diện tích là 316 ha, với nhiều ruộng bậc thang, vị trí ở cuối kênh nên việc lấy nước tưới tiêu gặp nhiều khó khăn. Quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa trong nông nghiệp ở Tản Hồng đạt thấp, tình trạng đất sản xuất manh mún, bình quân mỗi hộ dân sở hữu từ 9-13 thửa, ở nhiều xứ đồng khác nhau, có những mảnh ruộng nhỏ chỉ vài chục m2, sự manh mún đã làm giảm 2,4-4% diện tích đất nông nghiệp do các bờ ngăn, bờ thửa. Ruộng đất manh mún còn làm tăng phí lao động, hạn chế khả năng cơ giới hóa nông nghiệp, đầu tư thâm canh. Chi phí sản xuất lớn, giá thành sản phẩm tăng cao, chất lượng sản phẩm thấp, thiếu khả năng cạnh tranh. Những khó khăn trên đặt ra vấn đề cần phải thực hiện DĐĐT để loại bỏ những tổn thất

cho nông dân. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác dồn điền đổi thửa, sau khi có Nghị quyết của Đảng ủy xã về công tác này, MTTQ xã đã tuyên truyền sâu rộng chương trình số 02 của Thành ủy và Huyện ủy Ba Vì về “ Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015”; Hướng dẫn số 04/24/9/2012 của MTTQ huyện về xây dựng NTM gắn với dồn điền đổi thửa và Nghị quyết số 07 của Đảng ủy, kế hoạch số 25 của UBND xã về công tác dồn điền đổi thửa, trong hai năm 2012-2013, MTTQ xã Tản Hồng đã triển khai ký cam kết đến 100% cán bộ làm công tác Mặt trận ở 19 khu dân cư; các đoàn viên, hội viên của các tổ chức thành viên như Hội phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh…

Đặc biệt, MTTQ xã đã công khai chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 16 của thành phố trong khu vực dồn điền đổi thửa; vận động nhân dân đóng góp ngày công lao động, hiến đất xây dựng mương, đường giao thông nội đồng, nghĩa trang nhân dân. Trong quá trình vận động , MTTQ xã đã phân công Ban Thường trực cùng tham dự các hội nghị bàn bạc ở khu dân cư về công tác dồn điền đổi thửa đạt kết quả cao. Đến nay, sau hai năm triển khai thực hiện, toàn xã đã hoàn thành cơ bản công tác dồn điền đổi thửa, hoàn thành được 11/19 tiêu chí xây dựng NTM. Nhân dân tự nguyện đóng góp 138 nghìn m2 đất làm mương, hơn 30 nghìn m2 làm nghĩa trang; đóng góp hơn 26 nghìn ngày công đào đắp, đắp đường mương và đổ bê tông trị giá hơn 3 tỷ đồng. Những cánh đồng sau dồn, đổi đã được nhân dân thực hiện cơ giới hóa áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng xuất cây trồng. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên (http://www.mttqhanoi.org.vn/).

Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Tản Hồng cho biết: Kinh nghiệm để Tản Hồng thực hiện thành công công tác vận động dồn điền đổi thửa đó là: Coi trọng công tác tuyên truyền vận động, thực hiện đầy đủ các bước đảm bảo công khai dân chủ, nhân dân biết, bàn và kiểm tra; khen thưởng kịp thời các thôn, xóm hoàn thành việc này.

Hình 2.2 Sự tham gia của người dân trong công tác DĐĐT

Xã Đồng Thái nằm ở phía Tây Bắc huyện Ba Vì, cách trung tâm huyện khoảng 5km. Tổng diện tích đất tự nhiên là 824,24ha, có 2.722 hộ gia đình với 12.240 nhân khẩu, được phân bổ thành 04 thôn. Nhân dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội những năm gần đây được giữ vững, đời sống nhân dân ngày càng phát triển. Để thực hiện chủ trương, kế hoạch các cấp về công tác DĐĐT, xã Đồng Thái cũng đã tiến hành công tác này. Tuy nhiên kết quả thực hiện công tác dồn điền đổi thửa đã gặp phải sự phản ứng dữ dội từ phía người dân. Có thể nói cho đến thời điểm hiện tại thì xã Đồng Thái của huyện Ba Vì đã không thực hiên thành công trong công tác dồn điền đổi thửa. Thực hiện chủ trương dồn điền, đổi thửa gắn với xây dựng nông thôn mới, đầu năm 2014, đội 9, thôn Tri Lai hoàn thành việc giao ruộng cho

người dân. Trên diện tích được giao, người dân đã san gạt, cải tạo ruộng đất và tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, khi được nhận ruộng, người dân mới phát hiện ra nhiều hộ bị chia thiếu, trong khi nhiều thành viên trong tổ chia ruộng lại có diện tích tăng lên so với định mức được nhận. Sau khi nhận được phản ánh của nhân dân, xã Đồng Thái đã xác minh, cụ thể, diện tích ruộng của 9 ông, bà trong tổ tác nghiệp đội 9 thực tế đang sử dụng lớn hơn so với diện tích trong sổ sách đội giao 7.582,94m2, trong đó hộ có diện tích vượt lớn nhất 1.125,36m2, hộ có diện tích vượt nhỏ nhất 513,07m2

(http://hanoimoi.com.vn/).

Với việc điển cứu tại bốn xã Phú Phương, Tản Hồng, Châu Sơn và Đồng Thái đã cho những kết quả về công tác dồn điền đổi thửa. Trong bốn xã trên thì xã Tản Hồng là xã có diện tích rộng nhất và cũng là xã thực hiên công

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong công tác dồn điền đổi thửa tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 52 - 60)