Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá lại mức độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần.
Điều kiện để phân tích EFA:
KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, phân tích nhân tố khám phá (EFA) thích hợp khi 0,5 < KMO < 1 (Kaiser, 1974)
KMO > 0,9: Rất tốt KMO > 0,8: tốt; KMO > 0,7: được KMO > 0,6: tạm được
KMO > 0,5: xấu KMO < 0,5: không thể chấp nhận được
Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể, nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig <0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
Điều kiện thang đo đạt giá trị hội tụ là:
- Hệ số tải nhân tố (Factor loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Hệ số tải nhân tố > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu, Hệ số tải nhân tố > 0,4 được xem là quan trọng và > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. λi >0,5 chấp nhận, λi < 0,5 loại biến
- Chênh lệch trọng số: λia-λib <0,3, Nếu hai trọng số này tương đương nhau thì biến Xi vừa đo lường A vừa đo lường B nên loại biến.
- Tổng phương sai trích TVE >= 50%. Tổng phương sai trích thể hiện các nhân tố này trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường.
65
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến độc lập
Bảng 4.18 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett đối với các biến độc lập
ĐVT: thang đo Likert 5 điểm
KMO 0,748 Kết quả kiểm định Bartlett Hệ số Chi-Bình phương 2264,274 Bậc tự do 171 Sig, 0,000 (Nguồn: Phụ lục 5)
Phân tích nhân tố khám phá EFA, KMO = 0,748 nên đạt yêu cầu để phân tích nhân tố và giá trị kiểm định Bartlett’s có mức ý nghĩa (Sig. =0,000 <0,05) cho thấy phân tích nhân tố EFA rất thích hợp. Tổng phương sai trích 65,942% >50% nghĩa là các nhân tố trích được 65,942% phương sai của các biến đo lường. 22 biến được trích thành 5 nhân tố trong bảng Rolated Component Matrix (Phụ lục 5).
Bảng 4.19 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các thành phần đo lường sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tiền gửi tại Agribank khu vực TPHCM
ĐVT: thang đo Likert 5 điểm
Biến quan sát Hệ số tải nhân tố của các thành phần
1 2 3 4 5 NV2 0,864 NV3 0,774 NV4 0,691 NV5 0,754 NV6 0,736 NV7 0,822 TC1 0,707 TC2 0,800 TC3 0,834 TC4 0,805 HH1 0,776 HH2 0,746 HH3 0,845 HH4 0,799 GIA1 0,810 GIA2 0,886 GIA4 0,721 SP1 0,868 SP2 0,863 (Nguồn: Phụ lục 5)
66
Kết quả phân tích EFA đối với biến phụ thuộc
Bảng 4.20Hệ số KMO và kiểm định Bartlett đối với biến phụ thuộc
ĐVT: thang đo Likert 5 điểm
KMO 0,685
Kết quả kiểm định Bartlett
Hệ số Chi-Bình phương 184,588
Bậc tự do 3
Sig. 0
(Nguồn: Phụ lục 6)
Ta thấy KMO = 0,685 nên đạt yêu cầu để phân tích nhân tố và giá trị kiểm định Bartlett’s có mức ý nghĩa (Sig. =0,000 <0,05) cho thấy phân tích nhân tố EFA thích hợp, tổng phương sai trích 64,999% >50% cũng đạt yêu cầu. Hệ số tải nhân tố của 3 biến HL1, HL2, HL3 đều lớn hơn 0.5 (lần lượt là 0,805; 0,811 và 0,803) nên 3 biến đo lường tốt cho nhân tố sự hài lòng.
Tiếp tục đánh giá lại Cronbach’s Alpha với mô hình mới gồm các biến như sau: NV (NV2, NV3, NV4, NV5, NV6, NV7); TC (TC1,TC2, TC3, TC4); HH (HH1,HH2, HH3, HH4); GIA (GIA1, GIA2, GIA4); SP (SP1, SP2) (Phụ lục 7).
Tổng hợp Cronbach’s Alpha của 5 biến còn lại như sau: NV: 0,866, TC: 0,798, HH: 0,814, GIA: 0,742, SP: 0,749.
Như vậy, sau khi kiểm định thang đo Cronbatch’s Alpha lần 1 và tiến hành phân tích EFA, kiểm định lại Cronbach’s Alpha của các thang đo mới thấy có tăng một số hệ số Cronbach’s Alpha. Mô hình chính thức còn lại 22 biến tiếp tục tiến hành phân tích hồi qui để xác định mối tương quan giữa chất lượng dịch vụ tiền gửi và sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ này.