Thực trạng hoạt động dịch vụ tiền gửi tại Agribank khu vực TPHCM

Một phần của tài liệu phân tích tác động của chất lượng dịch vụ tiền gửi đến sự hài lòng củakhách hàng cá nhântại agribank khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 61)

4.1.2.1 Các sản phẩm tiền gửi tại Agribank khu vực TPHCM

Tiền gửi thanh toán

Tiền gửi thanh toán giúp khách hàng giao dịch thanh toán, chuyển tiền một cách an toàn, nhanh chóng. Khách hàng có thể sử dụng công cụ thanh toán như uỷ nhiệm chi, séc, thẻ giúp nhu cầu thanh toán, chuyển tiền được thực hiện một cách an toàn, nhanh chóng, thuận tiện tại quầy giao dịch của Agribank trên toàn quốc, qua điện thoại hoặc Internet với khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ lần đầu tại ngân hàng.

Tiết kiệm không kì hạn

Số tiền gửi tối thiểu ban đầu là 100.000 VNĐ, 10 USD, 10 EUR. Sử dụng đối với khách hàng có nhu cầu tiết kiệm tiền, có thể rút ra và gửi vào bất kì lúc nào. Khách hàng được hưởng lãi suất không kì hạn và giữ một sổ tiết kiệm không kì hạn để theo dõi. Tiết kiệm không kì hạn khác với tiền gửi thanh toán đây là sản phẩm phục vụ cho mục đích tiết kiệm không sử dụng được các dịch vụ thanh toán như tiền gửi thanh toán.

Tiết kiệm có kì hạn

Số tiền gửi tối thiểu là 1.000.000 VNĐ, 50 USD, 50 EUR. Khách hàng gửi tiền một lần vào tài khoản tại quầy giao dịch của chi nhánh và rút tiền một lần từ tài khoản tại quầy giao dịch của chi nhánh. Nếu khách hàng rút vốn đúng hạn thì khách hàng được hưởng toàn bộ tiền lãi mà ngân hàng đã cam kết. Nếu khách hàng rút vốn trước hạn thì được trả lãi theo lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút cho số tiền thực nộp và thời gian thực gửi. Nếu đến hạn khách hàng chưa rút vốn, ngân hàng tự động chuyển toàn bộ số dư gồm lãi nhập gốc sang kỳ hạn mới tương ứng và áp dụng lãi suất hiện hành cho kỳ hạn mới. Trường hợp không có kỳ hạn tương ứng thì áp dụng lãi suất của kỳ hạn thấp hơn liền kề. Tiết kiệm có kỳ hạn có 3 hình thức lĩnh lãi: lãi trước, lãi định kỳ và lãi sau.

48  Tiết kiệm gửi góp

Đây là hình thức tiết kiệm có mục đích tích lũy các khoản tiền hàng tháng. Số dư tiết kiệm gửi góp, số kỳ gửi góp và số tiền gửi góp mỗi kỳ cố định hoặc không cố định và được xác định ngay khi mở tài khoản. Khách hàng gửi tiền định kỳ vào tài khoản và rút tiền một lần từ tài khoản tại quầy giao dịch của chi nhánh mở tài khoản hoặc chi nhánh Agribank khác. Nếu khách hàng rút vốn đúng hạn sẽ được hưởng toàn bộ tiền lãi mà ngân hàng đã cam kết. Trường hợp rút vốn trước hạn, khách hàng tất toán sổ tiết kiệm gửi góp khi chưa thực hiện đầy đủ số tiền gửi góp, số lần gửi góp hoặc khi khách hàng yêu cầu tất toán trước ngày đến hạn, trường hợp này khách hàng hưởng lãi suất không kỳ hạn. Nếu khách hàng rút vốn sau hạn thì thời gian quá hạn khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút.

Tiết kiệm linh hoạt

Đây là hình thức gửi tiền mà khách hàng có thể rút từng phần hoặc toàn bộ tiền gốc, được hưởng lãi suất không kỳ hạn tương ứng với thời gian thực gửi và số tiền rút trước hạn , số tiền gốc còn lại rút đúng hạn tiếp tục được hưởng nguyên lãi suất theo lãi suất đã xác định từ đầu kỳ khi khách hàng gửi tiền.Kỳ hạn gửi: có kỳ hạn tối đa 24 tháng. Số tiền gửi tối thiểu:1.000.000 VND, 100 USD, 100 EUR.

Nếu tại thời điểm đáo hạn, khách hàng đã đăng ký tự động gia hạn gốc và lãi: Agribank tự động nhập lãi vào gốc và chuyển toàn bộ số dư ( lãi nhập gốc) sang kỳ hạn mới tương ứng với kỳ hạn khách hàng đã đăng ký và áp dụng lãi suất hiện hành tại thời điểm đến hạn của Chi nhánh nơi khách hàng gửi tiền.

Tiết kiệm học đường

Đây là hình thức tiết kiệm cho học sinh sinh viên với kỳ hạn gửi từ 01 đến 18 năm với số tiền gửi tối thiểu rất thấp chỉ 100.000 VND hoặc 10 USD. Số tiền tiết kiệm gửi góp, số kỳ gửi góp và số tiền gửi góp mỗi định kỳ cố định và được xác định ngay khi mở tài khoản. Khách hàng có thể gửi tiền trước cho một hoặc nhiều định kỳ nhưng số tiền gửi trước phải bằng bội số của số tiền gửi mỗi định kỳ khách hàng đã đăng ký nhưng không vượt quá tổng số tiền đăng ký gửi còn phải

49

gửi. Khách hàng được gửi tiền trễ hạn so với định kỳ nhưng tối đa 12 tháng. Nếu rút vốn trước hạn, khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn theo quy định.

Tiền gửi có kỳ hạn

Đây là sản phẩm tương tự như sản phẩm tiết kiệm có kì hạn nhưng đối tượng là khách hàng doanh nghiệp,tổ chức và lãi suất thỏa thuận không theo lãi suất công bố chung như tiết kiệm có kì hạn. Số tiền gửi tối thiểu là 1.000.000 VNĐ, 100 USD, 100 EUR. Các phương pháp trả lãi là trả lãi sau một lần vào ngày đến hạn; trả định kỳ 1,3,6,12 tháng và trả lãi trước.Ngoài các sản phẩm trên ngân hàng còn huy động tiền gửi với các sản phẩm khác như: chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, CCTG dài hạn, kì phiếu, trái phiếu,…

4.1.2.2 Thực trạng hoạt động dịch vụ tiền gửi tại Agribank khu vực TPHCM

Biểu đồ 4.3 Nguồn vốn Agribank khu vực TPHCM giai đoạn 2012-2014

(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank)

Với tình hình kinh tế khó khăn chung nhưng việc huy động vốn của ngân hàng vẫn duy trì tăng qua các năm. Năm 2012 đạt 84.617 tỷ đồng, năm 2013 tăng lên đạt 93.528 tỷ đồng, năm 2014 tiếp tục tăng đạt 98.435 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu tốt cho việc huy động vốn. Mặc dù, năm 2014, NHNN đã 2 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất Agribank luôn thực hiện đúng quy định và chủ động điều chỉnh lãi suất căn cứ nguồn vốn và cung cầu thị trường, trong khi các NHTMCP thường có điều chỉnh lãi suất chậm hơn và có sự cạnh tranh với nhiều hình thức ưu đãi khác nên ảnh

75,000 80,000 85,000 90,000 95,000 100,000 2012 2013 2014 84,617 93,528 98,435 ĐVT: tỷ đồng

50

hưởng không nhỏ đến khả năng huy động vốn của Agribank. Do đó, tình hình tăng trưởng nguồn vốn có tăng nhưng không nhiều năm 2013 tăng 10,53% so năm 2012, năm 2014 tăng 5,25% so với năm 2013, vẫn có một số trường hợp các doanh nghiệp có nguồn tiền gửi lớn tại Agribank đã chuyển sang gửi tại NHTM khác có lãi suất cao hơn.

Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng

Bảng 4.3 Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng tại Agribank KV TPHCM (2012-2014)

ĐVT: tỷ đồng, %

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của Agribank VPĐD khu vực miền Nam)

Biểu đồ 4.4 Tỉ trọng vốn theo đối tượng tại Agribank KV TPHCM (2012-2014)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của Agribank VPĐD khu vực miền Nam)

Tỉ trọng nguồn vốn của Agribank khu vực TPHCM chủ yếu huy động từ dân cư năm 2013 là 70%, năm 2014 là 72%. Nguồn vốn huy động từ dân cư tăng qua các năm

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2012 2013 2014 Tiền gửi KBNN 1.60% 1.77% 0.60% Tiền gửi TCKT 31.10% 28.15% 25.89%

Tiền gửi, tiền vay TCTD 0.40% 0.35% 1.73%

Huy động dân cư 66.90% 69.72% 71.78%

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2014/2013

+/- %

Tổng nguồn vốn 84.617 93.528 98.435 4.907 5,25% Huy động dân cư 56.609 65.210 70.655 5.445 8,35% Tiền gửi, tiền vay TCTD 338 326 1.705 1.379 423,01% Tiền gửi TCKT 26.316 26.332 25.487 -845 -3,21% Tiền gửi KBNN 1.354 1.660 588 -1.072 -64,58%

51

cả về tỉ trọng và số tuyệt đối. Năm 2012 đạt 56.609 tỷ đồng, năm 2013 tăng lên 65.210 tỷ đồng, năm 2014 tăng 8,35% đạt 70.655 tỷ đồng. Tiền gửi huy động từ khách hàng cá nhân của Agribank khu vực TPHCM tăng trưởng rất tốt. Sự tăng trưởng này là kết quả của quá trình tập trung thu hút nguồn vốn thông qua việc liên tục triển khai các chương trình tiết kiệm dự thưởng hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu gửi tiền của khách hàng cá nhân. Đối tượng thứ 2 và tiếp tục giảm còn 26 % năm 2014. Nguồn tiền gửi của TCKT giảm từ 26.316 tỷ đồng năm 2012 xuống còn 26.332 tỷ đồng năm 2013 và tiếp tục giảm còn 25.487 tỷ đồng năm 2014. Sự sụt giảm tiền gửi TCKT này xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ yếu là từ hiện trạng nền kinh tế còn nhiều khó khăn, các tổ chức kinh tế chưa thật sự vượt qua được cuộc khủng hoảng nên nguồn vốn được tập trung toàn bộ vào đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó nguồn vốn từ tổ chức thường có xu hướng giảm mạnh vào các tháng cuối năm và đầu năm do nhu cầu sử dụng vốn tăng mạnh.

Nguồn tiền gửi KBNN có xu hướng giảm qua các năm đặc biệt là năm 2014 giảm 64,58% so với năm 2013 chỉ còn lại 588 tỷ đồng chiếm tỉ trọng 1% trong tổng nguồn vốn. Vì là NHTM Nhà nước nên Agribank hưởng lợi được rất lớn nhờ nguồn tiền gửi giá rẻ này, nhưng với sự giảm sút này đã làm giảm chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào dẫn đến lợi nhuận sút giảm.

Nguồn vốn có tỉ trọng cao và ổn định là nguồn vốn từ tiền gửi dân cư, vì vậy Agribank khu vực TPHCM cần tập trung để quan tâm chăm sóc đối tượng khách hàng này để bù đắp lại phần giảm vốn từ Kho bạc Nhà nước. Tiền gửi, tiền vay TCTD tăng 423,01% năm 2014 so với năm 2013 chiếm tỉ trọng 1,73% trong tổng nguồn vốn.

Cơ cấu nguồn vốn theo kì hạn gửi

Bảng 4.4Cơ cấu nguồn vốn theo kì hạn gửi tại Agribank KV TPHCM (2012-2014)

ĐVT: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2014/2013

+/- %

Tiền gửi không kì hạn 13.889 15.628 16.563 935 5,98% Tiền gửi kì hạn<12 tháng 44.491 52.886 52.423 -463 -0,88% Tiền gửi kì hạn 12-24 tháng 15.219 18.543 25.476 6.933 37,39% Tiền gửi kỳ hạn từ 24 tháng 11.018 6.471 3.973 -2.498 -38,60%

52

Biểu đồ 4.5 Tỷ trọng nguồn vốn theo kỳ hạn tại Agribank KV TPHCM 2012-2014

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank VPĐD KVMN)

Tỉ trọng nguồn vốn giữa các kì hạn gửi không có nhiều biến động qua các năm. Tỉ trọng nguồn vốn kì hạn dưới 12 tháng chiếm tỉ trọng cao nhất (trên 50%), đây là hình thức được khách hàng thường được lựa chọn sử dụng nhất vì dễ sử dụng, dễ quản lí nguồn tiền và có thể linh hoạt trong việc sử dụng nguồn tiền của mình. Nhưng đối với một ngân hàng thì nguồn vốn mà chủ yếu là kì hạn ngắn có thể ảnh hưởng lớn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Do vậy Agribank khu vực TPHCM cần tìm giải pháp để tăng nguồn vốn kì hạn dài nhằm đem lại nguồn vốn ổn định.

Năm 2013 nguồn vốn ở các kì hạn đều tăng, đặc biệt là đối với kì hạn từ 24 tháng giảm mạnh 41,27% từ 11.018 tỷ đồng năm 2012 còn 6.471 tỷ đồng vì trong giai đoạn này Ngân hàng Nhà nước áp dụng trần lãi suất huy động 7%, do đó Agribank qui định tất cả các kì hạn lãi suất hầu như đều là 7% vì vậy khách hàng thường chọn gửi kì hạn ngắn vừa được hưởng lãi suất cao vừa linh hoạt trong việc rút tiền.

Trong năm 2014, trong khi tổng nguồn vốn huy động chỉ tăng 6% thì tiền gửi kì hạn 12-24 tháng lại tăng 37,39% so với năm 2013 (+6.933 tỷ đồng), tiền gửi kì hạn từ 24 tháng giảm 38,6% so với năm 2013, tiền gửi không kì hạn tăng nhẹ và tiền gửi dưới 12 tháng giảm nhẹ. Năm 2014 cơ cấu tiền gửi có sự dịch chuyển, tiền gửi kì hạn dưới 12 tháng giảm từ 56% xuống còn 53%, ngược lại tiền gửi 12-24 tháng tăng từ 20% lên 26%. Có sự chuyển dịch cơ cấu tiền gửi của hai loại kì hạn trên là do Thông tư số 19/2012/TT-NHNN được ban hành ngày 08/06/2012 qui định các ngân hàng được tự

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2012 2013 2014 16.41% 16.71% 16.83% 52.58% 56.55% 53.26% 17.99% 19.83% 25.88% 13.02% 6.92% 4.04% Tiền gửi kỳ hạn từ 24 tháng Tiền gửi kì hạn 12-24 tháng Tiền gửi kì hạn<12 tháng Tiền gửi không kì hạn

53

quyết định lãi suất đối với kì hạn dài, còn lãi suất dưới 12 tháng vẫn áp dụng lãi suất trần. Do đó, các chi nhánh Agribank khu vực TPHCM huy động lãi suất cao hơn ở kì hạn 12 tháng nên thu hút được khách hàng chọn kì hạn này để gửi, các khách hàng đang gửi cũng chuyển từ kì hạn dưới 12 tháng sang kì hạn 12-24 tháng.

Một phần của tài liệu phân tích tác động của chất lượng dịch vụ tiền gửi đến sự hài lòng củakhách hàng cá nhântại agribank khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)