10. Cấu trúc của luận án
4.2.3. Tiêu chí và công cụ đánh giá
Trên cơ sở nội dung phát triển NLHT cho HS THCS qua HĐGDNGLL đã được xác định tại mục 1.4.2. Xuất phát từ mục đích của TN là chứng minh các biện pháp giáo dục nhằm phát triển NLHT qua HĐGDNGLL đã xây dựng có tác dụng tích cực đối với việc phát triển ở HS tri thức về hợp tác, kỹ năng và thái độ giá trị hợp tác góp phần phát triển NLHT. Do đó, việc đánh giá cũng giới hạn ở việc chứng minh có sự tiến bộ về kiến thức, kỹ năng và thái độ giá trị hợp tác của HS sau khi tác động sư phạm. Để đánh giá được sự tiến bộ của HS về NLHT, chúng tôi sử dụng các công cụ với các tiêu chí đánh giá một số biểu hiện cơ bản về tri thức, kỹ năng và thái độ gía trị hợp tác. Các công cụ đánh giá được cụ thể hóa như sau:
120
Chúng tôi sử dụng mẫu phiếu hỏi tương tự như mẫu phiếu khảo sát đầu vào TN (phụ lục 4). Mẫu phiếu này nhằm yêu cầu HS đánh giá và tự đánh giá các biểu hiện NLHT theo các tiêu chí tác giả luận án đưa ra. Cách tiến hành tương tự như khảo sát đầu vào TN. Thang đánh giá áp dụng vào mẫu phiếu đánh giá NLHT (phụ lục 4) gồm bốn mức độ đánh giá, các mức độ điểm được quy định như sau:
Mức độ 1: 1 điểm Mức độ 2: 2 điểm Mức độ 3: 3 điểm Mức độ 4: 4 điểm
Điểm tối đa – Điểm tối thiểu Điểm chênh lệch của thang đo =
Số mức độ 4 - 1
Kết quả điểm chênh lệch của thang đo = = 0.75 4
Trên cơ sở đó, xác định điểm của thang đo như sau: Mức độ 1: từ 1 đến dưới 1.75
Mức độ 2: từ 1.75 đến dưới 2.5 Mức độ 3: từ 2.5 đến dưới 3.25 Mức độ 4: từ 3.25 đến 4
Chúng tôi sử dụng các công thức toán thống kê trong phần mềm EXCEL (phụ lục 8) để xử lý và phân tích số liệu với các tham số:
- Điểm trung bình (Mean): là giá trị trung bình cộng của các điểm số để xác định mức độ thể hiện NLHT của HS.
- Độ lệch chuẩn (Standart Deviation – kí hiệu là SD): cho biết mức độ phân tán của các điểm số xung quanh giá trị trung bình nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các biện pháp tác động.
- Kiểm định T- Test phụ thuộc theo cặp (Paired Samples T- test): nhằm xem xét sự khác biệt giá trị trung bình của hai nhóm khác nhau (trước TN và sau TN) có ý nghĩa không.
121
- Kiểm định T- Test độc lập (Independent Samples T- test): nhằm xem xét sự khác biệt giá trị trung bình của cùng một nhóm (trước và sau TN) có ý nghĩa hay không. Trong phép kiểm chứng T- Test phụ thuộc theo cặp và T- Test độc lập, chúng tôi tính giá trị p, trong đó p là xác xuất xảy ra ngẫu nhiên. Có thể kết luận sự khác nhau giữa giá trị trung bình của hai mẫu quan sát dựa trên các thang tham chiếu sau đây:
P < 0.05; chênh lệch giá trị trung bình của hai nhóm xảy ra có ý nghĩa (chênh lệch xảy ra không phải do ngẫu nhiên)
p > 0.05: chênh lệch giá trị trung bình của hai nhóm xảy ra không có ý nghĩa (chênh lệch xảy ra do ngẫu nhiên)
- Mức độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (Standard Mean Deviation – kí hiệu là SMD): cho biết chênh lệch điểm trung bình do tác động mang lại có tính thực tiễn hoặc có ý nghĩa hay không (ảnh hưởng của tác động lớn hay nhỏ), từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của các biện pháp tác động được sử dụng trong thực nghiệm. Công thức tính độ lớn chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của Cohen (1998) được mô tả cụ thể như sau:
Giá trị TB Nhóm TNsau TN – Giá trị TB Nhóm ĐC sau TN SMD Sau TN =
Độ lệch chuẩn Nhóm ĐC sau TN
Sau đó, xác định mức độ ảnh hưởng theo bảng so sánh mức độ ảnh hưởng của Cohen như sau:
Độ lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) > 1: Ảnh hưởng rất lớn Độ lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD): 0,80 – 1,00: Ảnh hưởng lớn Độ lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD): 0,50 – 0,79: Ảnh hưởng TB Độ lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD): 0,20 – 0,49: Ảnh hưởng nhỏ Độ lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD): < 0,20: Ảnh hưởng rất nhỏ [10]
4.2.3.2. Đánh giá qua quan sát sự phát triển NLHT của HS
Hình thức đánh giá dựa vào quan sát là đánh giá các thao tác, động cơ, hành vi, kỹ năng thực hành và kỹ năng nhận thức, chẳng hạn như giải quyết vấn đề trong
122
tình huống cụ thể. Việc quan sát có thể được thực hiện trực tiếp trong quá trình học tập của HS hoặc đánh gía gián tiếp qua nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của họ. Để đánh giá qua quan sát, GV cần xác định mục đích, xác định cách thức hoạt động của HS, phân tích thông tin, nhận xét kết quả, ra quyết định. Qua quan sát, GV tìm hiểu được hành vi của HS trong bối cảnh cụ thể. Những quan sát này cung cấp dữ liệu liên quan trực tiếp đến tình huống và hành vi điển hình của HS.
Để kiểm chứng hiệu quả của các biện pháp được TN, bên cạnh việc sử dụng cách đánh giá qua phiếu hỏi,, chúng tôi tiến hành quan sát, đánh giá, so sánh mức độ phát triển NLHT, thể hiện qua kỹ năng hợp tác của 2 nhóm TN và ĐC. Bằng tri giác (mắt thấy tai nghe) người quan sát ghi lại mọi yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả, phân tích nhận định và đánh giá kết quả.
Nội dung quan sát, đánh giá
Chúng tôi cho rằng, thành phần cốt lõi trong cấu trúc của NLHT là hệ thống kỹ năng hợp tác được thể hiện trong quá trình tham gia các HĐGDNGLL. NLHT của HS được thể hiện ở những hành vi, ứng xử, hành động giải quyết tình huống hiệu quả và có thể quan sát được. Việc quan sát, đánh giá, so sánh mức độ phát triển kỹ năng hợp tác của HS được tiến hành trong quá trình HĐGDNGLL. Do đó, nội dung quan sát tập trung vào các biểu hiện về mặt kỹ năng hợp tác, trong đó chủ yếu quan sát một số kỹ năng cơ bản sau:
- Kỹ năng tham gia công việc
- Kỹ năng diễn đạt ý kiến mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục
- Kỹ năng trao đổi, thống nhất ý kiến hoặc chấp nhận ý kiến trái ngược - Kỹ năng khuyến khích, động viên sự tham gia của các thành viên
- Kỹ năng giúp đỡ hỗ trợ người khác và yêu cầu sự giúp đỡ hay giải thích khi cần
- Kỹ năng lắng nghe và đưa ra ý kiến nhận xét đúng đắn - Kỹ năng phản đối nhẹ nhàng, không chỉ trích
123 - Kỹ năng xử lý mâu thuẫn bất đồng Tiêu chí đánh giá kết quả quan sát
Biểu hiện của các kỹ năng trên của HS THCS được đánh giá với 3 mức độ: - Tốt: Biểu hiện các kỹ năng thành thạo, linh hoạt, có hiệu quả cao.
- Đạt: Thực hiện có kết quả các kỹ năng hợp tác nhưng chưa nhuần nhuyễn, hiệu quả còn khiêm tốn.
- Chưa đạt: Chưa thể hiện được các kỹ năng hợp tác hoặc có thực hiện được nhưng còn lúng túng, mắc lỗi, chưa đạt yêu cầu.
Nội dung các tiêu chí và mức độ đánh giá được cụ thể hóa ở bảng 4.2 Kết quả quan sát được thống kê và phân tích theo tần suất %.
Bảng 4.2. Bảng kiểm quan sát biểu hiện NLHT về mặt kỹ năng
Mức độ biểu hiện về mặt kỹ năng Các kỹ năng
Tốt Đạt Chưa đạt
KN tham gia công việc - Tích cực tham gia công việc cùng người khác. - Chủ động phối hợp hoạt động với người khác - Biết phối hợp hoạt động một cách có hiệu quả
- Tham gia công việc cùng người khác nhưng chưa thực sự tích cực, chủ động - Đã biết cách phối hợp hoạt động nhưng hiệu quả chưa cao - Chưa chủ động phối hợp hành động cùng người khác - Không biết cách phối hợp hoạt động cùng người khác KN diễn đạt ý kiến mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục - Trình bày ý kiến cá nhân mạch lạc, rõ ràng, lôgic, có sức thuyết phục - Biết sử dụng hành vi phi ngôn ngữ phù - Trình bày ý kiến cá nhân mạch lạc, rõ ràng, lôgic, tuy nhiên tính thuyết phục chưa cao - Kết hợp được - Trình bày ý kiến cá nhân chưa mạnh lạc, rườm rà, khó hiểu, chưa thuyết phục
124 hợp để tăng hiệu quả giao tiếp một số hành vi phi ngôn ngữ dụng hành vi ngôn ngữ phù hợp KN trao đổi, thống nhất ý kiến hoặc chấp nhận ý kiến trái ngược
- Trao đổi ý kiến nhẹ nhàng, tế nhị - Biết phân tích, lập luận để cùng nhau đi đến qiuan điểm thống nhất - Chấp nhận ý kiến trái ngược với thái độ vui vẻ, thiện chí
- Trao đổi ý kiến nhẹ nhàng, tế nhị - Có phân tích, lập luận để cùng nhau thống nhất quan điểm chung nhưng tính thuyết phục chưa cao
- Trao đổi ý kiến gay gắt, thiếu tế nhị
- Chưa biết phân tích, lập luận để thống nhất ý kiến - Bảo lưu ý kiến cá nhân với thái độ bảo thủ KN khuyến khích động viên sự tham gia của các thành viên - Sử dụng có hiếu quả những lời nói cử chỉ để khuyến khích động viên các thành viên khác trong nhóm - Tạo được bầu không khí làm việc nhóm hào hứng, sôi nổi Biết sử dụng những lời nói cử chỉ để khuyến khích động viên các thành viên trong nhóm
Chưa biêt khuyến khich động viên các thành viên khác bằng những cử chỉ, lời nói phù hợp - Có những biểu hiện thờ ơ, thiếu tích cực trọng hoạt
KN lắng nghe và đưa ra ý kiến nhận xét đúng đắn
- Chăm chú lắng nghe ý kiến của người khác
-Nhận xét ý kiến chính xác, kịp thời có tinh thần xây dưng
- Lắng nghe ý kiến của người khác - Có đưa ra những ý kiến nhận xét với thái độ thiện chí - Không tập trung chú ý khi người khác phát biểu ý kiện -Nhận xét không chính xác, thiếu tế nhị KN giúp đỡ hỗ trợ người khác và yêu - Không giúp đỡ, hỗ trợ người khác - Có giúp đỡ, hỗ trợ người khác - Nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ người
125
cầu sự giúp đỡ hay giải thích khi cần
trong hoạt động chung - Không biết cách yêu cầu sự giúp đỡ, giải thíchcủa người khác khi gặp khó khăn
nhưng không thường xuyên - Biết đưa ra lời đề nghị giúp đỡ của người khác nhưng chưa khéo léo, chưa mạnh dạn
khác trong hoạt động
- Khéo léo đưa ra yêu cầu nhờ sự giúp đỡ của người khác khi cần KN phản đối nhẹ nhàng, không chỉ trích - Khéo léo phản đối ý kiến, hành vi sai lệch của người khác mà không làm họ mất lòng - Tuyệt đối không dùng những lời lẽ chỉ trích, miệt thị Biết phản đối ý kiến, hành vi sai lệch của người khác một cách tế nhị Có lời nói, hành vi phản đối người khác một cách kịch liệt, gay gắt, đôi khi có sử dụng nhưng lời nói chỉ trích, miệt thị người khác KN kiềm chế bực tức Làm chủ cảm xúc cá nhân tốt, không bộc lộ những lời nói hành vi khó chịu bực tức - Kiên nhẫn lắng nghe không làm cho người nói rơi vào tình huống khó xử Làm chủ được cảm xúc, có ý thức cố gắng kiềm chế bản thân Không làm chủ được cảm xúc, có những hành vi, lời nói làm cho người khác rơi vào những tình huống xấu hổ KN xử lý mâu thuẫn bất đồng Đưa ra cách xử lý một cách khéo léo, tế nhị Đưa ra được cách xử lý một số tình huống, nhưng hiệu quả còn hạn chế
Khó khăn lúng túng trong việc xử lý bất đồng
126
4.2.3.3. Nghiên cứu sản phẩm HĐGDNGLL
Cùng với phương pháp diều tra và quan sát biểu hiện NLHT của HS, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm. Kết quả của HĐGDNGLL được thể hiện một cách rõ nét thông qua các sản phẩm hoạt động. Mỗi HĐGDNGLL có thể đem lại những sản phẩm khác nhau, cụ thể như: Thành tích đạt được khi tham gia các hoạt động, các sản phẩm vật chất hoặc tinh thần do hoạt động mang lại… Kết quả nghiên cứu sản phẩm được đánh giá theo hướng định tính.
4.2.3.4. Đàm thoại, phỏng vấn sâu
Để có thêm những thông tin về sự phát triển NLHT của HS, chúng tôi sử dụng phương pháp đàm thoại, phỏng vấn sâu. Đối tượng tiến hành đàm thoại, phỏng vấn là những GV, cộng tác viên trực tiếp tham gia vào quá trình TN và một số HS của các nhóm TN. Những thông tin này nhằm làm sáng tỏ thêm về một số biểu hiện về mặt kỹ năng và thái độ hợp tác của HS, đặc biệt là những biểu hiện về kỹ năng hợp tác. Nội dung đàm thoại được chuẩn bị một cách chi tiết, rõ ràng theo từng vấn đề nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn được thực hiện linh hoạt tùy theo đối tượng và bối cảnh không mang tính cố định. Kết quả đàm thoại, phỏng vấn được phân tích theo hướng định tính và được sử dụng đồng thời với các phương pháp khác.