Con đường hình thành và phát triển NLHTcho HS THCS

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 44)

10. Cấu trúc của luận án

1.3.5.Con đường hình thành và phát triển NLHTcho HS THCS

NLHT được coi là một giá trị cốt lõi cần được giáo dục cho HS THCS, vì vậy việc hình thành và phát triển NLHT cũng được thực hiện theo các con đường giáo dục giá trị của cá nhân. Ban đầu, kiến thức hay giá trị mới của một đứa trẻ phản ánh tâm lý của nhóm người, cộng đồng, xã hội mà trẻ được tiếp cận, có nghĩa là nó học được thông qua sự tương tác với những người khác, trên bình diện xã hội. Trong quá trình tiếp tục hoạt động, cá nhân lại tích lũy thêm tri thức và kinh nghiệm, và trải nghiệm đó đã tác động đến ý thức của cá nhân, làm cho chính kiến thức, ý nghĩ hay giá trị của xã hội đó sẽ dần trở thành nội tâm (tâm lý bên trong) đứa trẻ, và những kiến thức, kỹ năng hay giá trị mới đó được tự chủ ở cấp độ cá nhân. Trong quá trình hoạt động, kiến thức và kinh nghiệm đã có trong quá khứ có vai trò rất quan trọng đối với việc lĩnh hội những kiến thức kinh nghiệm mới hoặc đối với việc trải nghiệm và ứng dụng tri thức đã có vào tình huống mới.[91;99]

Sự phát triển NLHT cho HS qua HĐGDNGLL tuân theo quy luật chung đó là phải bắt đầu từ việc cung cấp tri thức, sau đó rèn luyện các kỹ năng, thái độ giá trị thông qua các hình thức hoạt động phong phú đa dạng. Vì vậy, để phát triển NLHT

35

cho HS nói chung và NLHT cho HS THCS qua HĐGDNGLL nói riêng cần trang bị cho HS hệ thống tri thức về hoạt động hợp tác, tổ chức cho họ rèn luyện các kỹ năng hoạt động hợp tác, hình thành thái độ giá trị hợp tác một cách thường xuyên theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp trên cơ sở những tri thức và kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm đã có ở HS.

Việc phát triển NLHT cho HS qua HĐGDNGLL cần tuân theo nguyên tắc cơ bản của hoạt động hợp tác và các phương pháp, nguyên tắc giáo dục giá trị trong đó có giáo dục dựa vào sự tương tác và sự trải nghiệm. Cụ thể là:

- Tạo ra sự phụ thuộc tích cực: Mỗi thành viên của nhóm ý thức sâu sắc rằng mỗi người đều phải cố gắng hết sức mình không phải chỉ vì thành tích cá nhân, mà thành công của từng người tạo nên niềm vui chung của nhóm.

- Tạo sự tương tác trực diện: Sử dụng nhóm nhỏ, tổ chức vị trí làm việc kề nhau và đối diện nhau, khuyến khích HS đặt câu hỏi với nhau, dạy những kỹ năng xã hội và hợp tác thích hợp khi cần thiết ứng với quan hệ và hoạt động cụ thể.

- Thực hiện tốt trách nhiệm cá nhân và sự đóng góp cá nhân của HS. Quan hệ hợp tác không thể thiếu trách nhiệm cá nhân đối với thành tích chung của nhóm. Mỗi thành viên đều có vai trò và công việc rõ ràng, đều có đóng góp vào nhiệm vụ chung, thường xuyên quan tâm và cổ vũ nhau ....

- Tạo ra những kỹ năng làm việc cộng tác: biết giữ im lặng, nói năng, phát biểu đúng lúc; biết chờ đợi để nghe hết ý kiến của người khác và chờ đến lượt mình; biết tỏ thái độ phù hợp với quan hệ của các thành viên trong nhóm; biết chủ động hỗ trợ bạn và yêu cầu bạn hỗ trợ mình một cách tự tin chân thành; biết trao đổi ý kiến, hỏi han và trả lời đúng lúc .... Trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL, GV phải quan tâm đến mục tiêu kép của hoạt động: ngoài mục tiêu công việc còn có mục tiêu hình thành thái độ, kỹ năng hợp tác với người khác.

- Xử lý tương tác nhóm: Sau khi kết thúc công việc, HS phải thảo luận để đánh giá nhóm mình làm việc với nhau có tốt không, nên tiếp tục như thế nào để đạt hiệu quả cao hơn. Việc này giúp HS học được kỹ năng hợp tác với người khác một

36

cách hiệu quả. Có thể tiến hành xử lý tương tác nhóm trong khi hoạt động hoặc lúc gần kết thúc hoạt động.[4; 34; 37]

NLHT của HS chỉ có thể được hình thành và phát triển thông qua sự trải nghiệm trong các hoạt động sống của cá nhân. Vì vậy, sự phối hợp hoạt động giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng tạo cơ hội cho HS lựa chọn và trải nghiệm là một con đường quan trọng trong việc hình thành và phát triển NLHT cho HS. Qua hoạt động trải nghiệm, HS có cơ hội tìm tòi, khám phá những tri thức, kinh nghiệm mới trên cơ sở những kinh nghiệm đã có và thông qua đó hình thành và phát triển NL.[5]

Như vậy, để phát triển NLHT cho HS THCS qua HĐGDNGLL cần:

- Tạo ra môi trường hoạt động buộc HS phải có sự hợp tác với nhau để giải quyết nhiệm vụ chung.

- Các hoạt động hợp tác phải phù hợp với đặc điểm HS và mục tiêu của chương trình HĐGDNGLL.

- Phải khai thác được những kinh nghiệm đã có của HS đảm bảo cho sự hợp tác có hiệu quả cao.

- Có các phương tiện và nguồn giao tiếp thuận lợi.

Ngoài ra, để hợp tác có hiệu quả HS cần phải có những phẩm chất nhân cách như tính thân thiện, tính cởi mở, tính quan hòa, tinh thần đoàn kết .... Những phẩm chất này là cơ sở, là điều kiện thuận lợi để HS thực hiện thành công họat động hợp tác.[34] 1.4. Phát triển NLHT cho HS THCS qua HĐGDNGLL

1.4. 1. Vai trò của HĐGDNGLL trong việc phát triển NLHT cho HS THCS Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đã xác Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đã xác định khái quát tính pháp lý về vị trí, vai trò của HĐGDNGLL trong công tác giáo dục HS. Theo đó, HĐGDNGLL là một bộ phận thống nhất của quá trình giáo dục toàn diện trong nhà trường. Vị trí, vai trò có tính pháp lý của HĐGDNGLL trong nhà trường là: “Các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển NL cá nhân, tính năng động và

37

sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.” [9]

HĐGDNGLL ở trường THCS góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển các kỹ năng, hành vi, giáo dục tình cảm, niềm tin ở người học, đặc biệt là giúp người học hình thành và phát triển kỹ năng sống giúp HS THCS sống một cách an toàn khoẻ mạnh và thích ứng với môi trường sống luôn luôn biến đổi, tạo cơ sở cho sự phát triển nhân cách HS một cách toàn diện đáp ứng với yêu cầu không ngừng thay đổi của xã hội. Vì lẽ đó, trong chương trình giáo dục THCS hiện nay, HĐGDNGLL là một chương trình bắt buộc, là một bộ phận của quá trình giáo dục toàn diện HS THCS.

Một trong những nguyên tắc giáo dục học sinh là “giáo dục trong tập thể và bằng tập thể”. Nguyên tắc này khẳng định rằng: Con người có bản chất xã hội, do đó nhân cách con người chỉ có thể phát triển khi họ tham gia vào các hoạt động xã hội, vào các mối quan hệ giao lưu và hợp tác với người khác[90]. Xuất phát từ những cơ sở đó, việc đưa HS vào các hoạt động giáo dục được coi là con đường phát triển các phẩm chất và NL của HS, góp phần vào việc phát triển toàn diện nhân cách.

Thế mạnh của HĐGDNGLL trong việc phát triển NLHT cho HS thể hiện ở chỗ: - HĐGDNGLL không giới hạn về không gian và thời gian hoạt động, phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức tổ chức. Vì vậy tổ chức HĐGDNGLL được tiến hành một cách linh hoạt mềm dẻo và sáng tạo, do đó GV có nhiều cơ hội phát huy vai trò tích cực chủ động sáng tạo của người học trong việc thiết kế và tổ chức triển khai các hoạt động phù hợp với NL và sở thích của HS.

- HĐGDNGLL phát huy cao độ tính chủ thể, tính chủ động, tích cực của HS. Dưới sự cố vấn, giúp đỡ của giáo viên, HS cùng nhau tổ chức các hoạt động tập thể trong đời sống hàng ngày ở nhà trường và ngoài xã hội. Chính việc cùng nhau thực hiện các hoạt động tập thể đã hình thành ở HS tinh thần hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, đồng thời giúp họ có kinh nghiệm giao tiếp ứng xử có văn hóa, góp phần hình thành và phát triển nhân cách của các em.

38

- HĐGDNGLL góp phần giáo dục tinh thần hợp tác vì mục tiêu chung. Muốn thực hiện hiệu quả các hoạt động đòi hỏi các thành viên phải biết hợp tác, chia sẻ đoàn kết với nhau thực hiện mục đích chung. HĐGDNGLL là điều kiện để củng cố và phát triển các mối quan hệ giữa giáo viên và HS, giữa HS với nhau, giữa HS với cộng đồng xã hội, phát triển các mối quan hệ xã hội. Qua mỗi hoạt động các em sẽ xích lại gần tập thể hơn, dần dần sẽ tạo được thói quen, tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong lớp, trên cơ sở đó phát triển ở HS NLHT làm việc cùng người khác góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện.

- Khi tham gia HĐGDNGLL, HS không bị áp lực về mặt điểm số như khi học các môn văn hóa, do đó tạo cho các em tư tưởng thoải mái, tự tin thể hiện hết khả năng của mình. Mặt khác, mục tiêu đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới nội dung, hình thức tổ chức HĐGDNGLL ở THCS được định hướng cần tăng cường các hoạt động do HS tự chọn phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của các em, tạo điều kiện để HS chủ động trình bày được những ý tưởng của mình, phối hợp với nhau trong việc thiết kế nội dung hoạt động và tổ chức hoạt động, nhờ vậy mà NLHT của HS được nâng lên.[7; 9; 17; 18; 66]

Như vậy, với vị trí và vai trò quan trọng của mình, HĐGDNGLL được xem là một con đường quan trọng nhằm phát triển NL cho HS đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục theo yêu cầu của xã hội. Thực hiện các HĐGDNGLL tích cực và có hiệu quả sẽ góp phần vào việc gắn liền nhà trường với cuộc sống xã hội, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn mới. Việc thực hiện tốt các HĐGDNGLL đảm bảo thực hiện quan điểm đổi mới việc tổ chức hoạt động theo hướng rèn luyện và phát triển những NL cốt lõi trong đó có NL sống và làm việc với tập thể, với cộng đồng, cùng hợp tác với cá nhân và các nhóm để đạt mục tiêu chung của hoạt động.

1.4.2. Chương trình HĐGDNGLL ở trường THCS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.2.1. Mục tiêu chương trình HĐGDNGLLở trường THCS

Mục tiêu của chương trình HĐGDNGLL nhằm giúp giúp HS củng cố, mở rộng và nâng cao hiểu biết của HS về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Rèn luyện

39

cho HS những kỹ năng cơ bản, rèn luyện hành vi thói quen tốt trong học tập, lao động. Đồng thời bồi dưỡng cho HS thái độ tích cực tham gia các hoạt động tập thể góp phần hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất và NL chung. Mục tiêu HĐGDNGLL (trong đề án gọi là Hoạt động trải nghiệm sáng tạo) đã được xác định trong đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục là: nhằm góp phần hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất và NL chung, nhất là trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; tính tự lập, tự tin, tự chủ; các NL sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự quản lý bản thân[7;87]. Mục tiêu của HĐGDNGLL ở THCS được cụ thể hóa trong nội dung chương trình HĐGDNGLL.

1.4.2.2. Nội dung chương trình HĐGDNGLLở trường THCS

Chương trình HĐGDNGLL được xây dựng theo một hệ thống đồng tâm phát triển từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp theo mục tiêu giáo dục từ lớp 6 đến lớp 9, bao gồm hai phần: Phần bắt buộc và phần khuyến khích. HĐGDNGLL được thực hiện theo chương trình bắt buộc 3 tiết trên tuần. Nội dung HĐGDNGLL ở trường THCS rất đa dạng và phong phú nhưng tựu chung lại ở 5 loại hình hoạt động sau: Các hoạt động xã hội; các hoạt động tiếp cận khoa học kỹ thuật; hoạt động văn hóa, văn nghệ; hoạt động vui chơi giải trí; hoạt động lao động công ích. Các loại hình hoạt động đó được xây dựng với 6 nội dung cơ bản: Giáo dục truyền thống; giáo dục ý thức học tập; giáo dục ý thức và tình cảm với Tổ quốc, với Đảng cộng sản Việt Nam, với Bác Hồ, với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; giáo dục tình bạn, tình yêu và gia đình; giáo dục hòa bình, hữu nghị và hợp tác; mùa hè vui, khỏe, bổ ích vì cuộc sống cộng đồng. Các nội dung trên được thực hiện theo 9 chủ đề hoạt động trong suốt năm học (phụ lục 11).

1.4.2.3. Hình thức tổ chức HĐGDNGLL ở THCS

Hình thức tổ chức HĐGDNGLL ở trường THCS rất phong phú, đa dạng. Những hình thức tiêu biểu được sử dụng để tổ chức HĐGDNGLL ở trường THCS là: Tổ chức CLB (khoa học vui,phương pháp học tập, văn nghệ, thể thao, hướng nghiệp…); Tổ chức thi (tìm hiểu truyền thống nhà trường, truyền thống tôn sư trọng

40

đạo, truyền thống Đội, Đoàn, về quê hương Đất nước, Đảng, Bác Hồ…, thi văn nghệ, vẽ, khéo tay hay làm…); Tổ chức trò chơi( hỏi đáp, hái hoa dân chủ,, trò chơi ô chữ, đố vui, tìm ẩn số bài hát…); Tổ chức giao lưu (gương đoàn viên, gương học tốt, cựu chiến binh, trao đổi kinh nghiệm học tập…); Tổ chức các hoạt động xã hội (đền ơn đáp nghĩa, từ thiện ...).... Để HĐGDNGLL mang lại hiệu quả cao cần sử dụng phối hợp các hình thức hoạt động với nhau tạo sự sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn HS tham gia một cách tích cực, tự giác.[17;77;80;82;86; 89]

1.4.2.4. Phương pháp tổ chức HĐGDNGLL nhằm phát triển NLHT cho HS

Trong nhà trường THCS, việc tổ chức các HĐGDNGLL thường sử dụng các phương pháp: Thảo luận, đóng vai, giải quyết vấn đề, tình huống, giao nhiệm vụ, trò chơi, tổ chức các hoạt động giao lưu, diễn đàn...Mỗi phương pháp có những đặc trưng và thế mạnh riêng, do đó tùy theo nội dung, hình thức hoạt động cụ thể mà lựa chọn các phương pháp cho phù hợp nhằm phát huy tác dụng cao nhất trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.

Dựa trên định hướng phát triển giáo dục theo hướng tiếp cận NL người học, phương pháp tổ chức HĐGDNGLL cần được đổi mới theo hướng tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển NL cho HS. Vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã được đề cập trong đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, trong đó khẳng định: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm góp phần hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất và NL chung, nhất là trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; tính tự lập, tự chủ; các NL sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự quản lý bản thân. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ là môi trường để giúp HS trải nghiệm tất cả những gì được học từ các môn học, chủ đề hay lĩnh vực, giúp vận dụng kiến thức có được từ nhà trường vào thực tiễn cuộc sống và cũng thông qua đó, những NL gắn với cuộc sống được hình thành.[6] 1.4.3. Nội dung phát triển NLHT cho HS THCS qua HĐGDNGLL

Trên cơ sở cấu trúc chung của NLHT và những biểu hiện NLHT của HS THCS đã được trình bày ở trên, chúng tôi cho rằng, nội dung phát triển NLHT cho HS THCS qua HĐGDNGLL bao gồm:

41

- Bồi dưỡng và phát triển hệ thống tri thức về hoạt động hợp tác: Thông qua các hình thức tổ chức HĐGDNGLL, bồi dưỡng và phát triển ở HS THCS những tri thức về hợp tác nói chung và những tri thức hợp tác trong HĐGDNGLL nói riêng. Hệ thống tri thức đó bao gồm: Tri thức về hoạt động hợp tác, cách thức hợp tác,

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 44)