Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 92)

10. Cấu trúc của luận án

3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng các biện pháp giáo dục phải dựa trên cơ sở kế thừa mục tiêu, nội dung và những biện pháp tổ chức, thực hiện HĐGDNGLL đã có và phát triển nó cho phù hợp với yêu cầu mới.

Nguyên tắc này đòi hỏi, khi xây dựng các biện pháp giáo dục nhằm phát triển NLHT cho HS THCS cần đảm bảo:

- Tôn trọng nội dung chương trình HĐGDNGLL đã được quy định để thực hiện việc phát triển NLHT cho HS.

- Hệ thống hóa các kinh nghiệm tổ chức HĐGDNGLL nhằm vận dụng vào thực tiễn phát triển NLHT cho HS THCS.

- Kế thừa các kết qủa nghiên cứu về HĐGDNGLL nhằm phát triển kỹ năng, NL cho HS.

83

năng và thái độ hợp tác trong quá trình hoạt động và trong cuộc sống. 3.2. Các biện pháp

3.2.1. Trang bị kiến thức, khuyến khích nhu cầu và giáo dục thái độ giá trị hợp tác cho HS hợp tác cho HS

3.2.1.1.Mục đích ý nghĩa

Thành tố cốt lõi của NLHT là hệ thống những kỹ năng hợp tác. Quá trình rèn luyện một kỹ năng bao giờ cũng gắn liền với việc nắm vững hệ thống tri thức, kinh nghiệm thực hiện kỹ năng đó. Tri thức là điều kiện để hình thành và phát triển kỹ năng. Thực tiễn khảo sát nhận thức của HS THCS về NLHT cho thấy: Các em đã có những hiểu biết cơ bản về vấn đề hợp tác, tuy nhiên sự hiểu biết đó chưa đầy đủ, sâu sắc, chưa đảm bảo để các em phát triển NLHT của mình ở mức độ cao. Một số HS chưa có nhu cầu hợp tác cùng người khác dẫn đến việc chưa tích cực chủ động hợp tác với nhau làm ảnh hưởng đến các hoạt động chung. Do đó, biện pháp này nhằm cung cấp, bổ sung, nâng cao và hoàn thiện hơn nữa những tri thức, kỹ năng về hợp tác, NLHT và phát triển NLHT cho HS qua HĐGDNGLL. Mặt khác, thông qua các hình thức hoạt động giúp HS có cơ hội để trao đổi với người khác, bày tỏ quan điểm của mình về cách thức tiến hành các hoạt động có sự tương trợ, hợp tác lẫn nhau. Đây cũng được coi là điều kiện kích thích nhu cầu hợp tác, giáo dục thái độ tích cực hợp tác với người khác góp phần phát triển NLHT cho HS.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp * Nội dung:

Trang bị cho HS THCS một số kiến thức cơ bản về NLHT, bao gồm: - Khái niệm NLHT và các biểu hiện của nó.

- Nội dung phát triển NLHT

- Sự cần thiết phải phát triển NLHT cho HS THCS

- Cách thức thực hiện các hoạt động hợp tác qua HĐGDNGLL.

- Khuyến khích nhu cầu, giáo dục thái độ tự nguyện, tự giác, tích cực hợp tác trong hoạt động giáo dục.

84

Thông qua các sinh hoạt tập thể về chủ đề NLHT và phát triển NLHT qua HĐGDNGLL. Biện pháp này có thể do GV chủ nhiệm lớp tiến hành trong giờ sinh hoạt hay hoạt động ngoại khóa của lớp chủ nhiệm. Cụ thể là:

Bước 1: Chuẩn bị

- Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động: GV xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động về thời gian, nội dung, hình thức và những điều kiện cần thiết cho hoạt động.

- Thiết kế nội dung: Nghiên cứu và thiết kế những nội dung tri thức liên quan đến vai trò của sự hợp tác và phát triển NLHT phù hợp với lứa tuổi HS THCS. Thiết kế và lựa chọn những trò chơi hợp tác tình huống …. thể hiện sự cần thiết phải có sự hợp tác với nhau trong học tập và cuộc sống.

- Công tác chuẩn bị về phía HS: Yêu cầu HS tìm hiểu những kiến thức liên quan đến chủ đề sinh hoạt, xây dựng tình huống, trò chơi, kịch bản… thể hiện sự hợp tác hay bất hợp tác, chuẩn bị những điều kiện phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện buổi sinh hoạt ….

Bước 2: Tổ chức thực hiện

Tổ chức hoạt động theo kế hoạch. Trong quá trình thực hiện cần đảm bảo chuyển tải nội dung chủ đề một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp nhằm lôi cuốn HS tham gia một cách tích cực. Huy động tối đa vốn hiểu biết, kinh nghiệm đã có của bản thân HS giúp cho việc truyển tải và lĩnh hội thông tin đạt hiệu quả cao hơn. Tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp HS được trải nghiệm những kiến thức và kinh nghiệm đã có về việc hợp tác lẫn nhau trong quá trình họat động. Quá trình thực hiện diễn ra với các hoạt động cụ thể:

- Mở đầu: Có thể tổ chức cho HS tham gia một trò chơi, một tình huống hay một bài hát về chủ đề hợp tác.

- Tạo tình huống để HS nhớ lại những tình huống hợp tác đã trải qua, những thành công hay thất bại khi hợp tác cùng bạn bè (tạo cơ hội cho HS được bàn luận, chia sẻ với nhau).

- Lựa chọn một tình huống thực tiễn và yêu cầu HS phân tích để thấy được các dấu hiệu cơ bản của hợp tác và NLHT. Hướng dẫn HS thảo luận về những mặt

85

biểu hiện của NLHT như kiến thức, kỹ năng, thái độ giá trị được biểu thị qua tình huống đó.

Qua hoạt động này giúp HS hiểu rõ hơn về các biểu hiện của NLHT cũng như cách thức hợp tác để mang lại thành công trong hoạt động, hình thành ở HS nhu cầu muốn được hợp tác cùng người khác.

- Kết thúc hoạt động

Bước 3: Tổng kết, đánh giá

GV nhận xét, đánh giá và củng cố lại những kiến thức cơ bản về NLHT, vai trò của hợp tác, phát triển NLHT giúp HS vận dụng được vào thực tiễn hoạt động….

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- GV chủ nhiệm và các cộng tác viên cần được tập huấn kiến thức về NLHT và phát triển NLHT cho HS.

- GV cần xây dựng các tài liệu hướng dẫn giúp HS nhận thức tốt hơn vấn đề cần bồi dưỡng.

- Trong quá trình thực hiện, GV tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm sự hợp tác với nhau để giải quyết các nhiệm vụ. Trong quá trình đó, GV cần chú ý quan sát, theo dõi phát hiện những biểu hiện về sự hợp tác và bất hợp tác của HS để có sự hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời.

- Khuyến khích nhu cầu, hứng thú tham gia hoạt động hợp tác của HS bằng các hình thức hoạt động đa dạng, hấp dẫn.

- Có sự hỗ trợ của nhà trường về các phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện tốt chương trình sinh hoạt: phòng chức năng, máy chiếu và các phương tiện hỗ trợ khác….

- Thời lượng thực hiện biện pháp từ 1 đến 2 buổi tùy theo đặc điểm đối tượng. Ví dụ: Mô hình tổ chức sinh hoạt chủ đề nhằm trang bị kiến thức, khuyến khích nhu cầu, giáo dục thái độ tích cực của HS về hợp tác và phát triển NLHT

Chủ đề “Năng lực hợp tác và việc phát triển NLHT qua HĐGDNGLL” Mục tiêu:

86

phát triển NLHT như: Khái niệm NLHT; Các yếu tố cấu thành NLHT; sự cần thiết phải phát triển NLHT; những biểu hiện cụ thể của NLHT về mặt kiến thức, thái độ, kỹ năng và cách rèn luyện nó.

- Kỹ năng: Giúp HS hình thành, củng cố và phát triển NLHT.

- Thái độ: Khuyến khích nhu cầu hợp tác, hình thành ở HS thái độ tích cực, chủ động hợp tác trong quá trình tham gia các HĐGDNGLL.

Công tác chuẩn bị:

- Thông báo chủ đề sinh hoạt đến HS, giúp các em có sự chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng và tâm thế sẵn sàng tham gia.

- Tài liệu liên quan đến chủ đề

- Một số tình huống thể hiện sự hợp tác và bất hợp tác. - Các vật dụng, phương tiện để tổ chức một số trò chơi. - Một số công cụ hỗ trợ khác.

Thời gian tiến hành:

Có thể tổ chức trong buổi sinh hoạt lớp hoặc hoạt động ngoại khóa. Tổ chức thực hiện:

1. Mở đầu

Ổn định tổ chức lớp, giới thiệu chủ đề sinh hoạt, mục đích, yêu cầu thực hiện hoạt động.

2. Hoạt động 1: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “tranh cờ” - Giới thiệu trò chơi, cách chơi

- Chia nhóm và tổ chức cho các nhóm tham gia trò chơi

- Hướng dẫn các nhóm cùng thảo luận về những cảm nhận và suy nghĩ của mình sau khi trải nghiệm sự hợp tác lẫn nhau trong trò chơi ….và rút ra kết luận về các biểu hiện của NLHT, hiệu quả của việc hợp tác cùng nhau trong hoạt động…

Giáo viên nhận xét, đánh giá và chính xác hóa kiến thức liên quan.

3.Hoạt động 2. Thảo luận về một số tình huống hợp tác và bất hợp tác trong hoạt động học tập và các hoạt động khác.

87

suy nghĩ và cảm nhận của bản thân trong các tình huống đó (khuyến khích HS nêu các tình huống hợp tác trong HĐGDNGLL)

- GV yêu cầu HS nêu những tình huống mình mong muốn hợp tác và không muốn hợp tác, nêu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân trong các tình huống đó.

- GV đưa ra một số tình huống hợp tác đã được chuẩn bị, yêu cầu các nhóm HS trao đổi, thảo luận với nhau, sau đó các nhóm nêu ra những nhận xét đánh giá của nhóm về tình huống hợp tác. GV giúp HS khẳng định lại và rút ra kết luận cần thiết.

- Tổ chức cho các nhóm chơi một trò chơi đòi hỏi phải có sự hợp tác.

- Đề nghị HS chia sẻ và rút ra những kết luận về giá trị của sự hợp tác và liên hệ với bản thân.

4. Tổng kết, đánh giá

- GV khẳng định lại những vấn đề cơ bản về kiến thức, kỹ năng và thái độ giá trị hợp tác trong HĐGDNGLL.

- GV nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả của hoạt động. Chỉ ra nhưng vấn đề hạn chế trong quá trình thực hiện buổi sinh hoạt chủ đề, giúp cả GV và HS rút kinh nghiệm.

- Kết thúc buổi sinh hoạt bằng bài hát noi về hợp tác.

Hoạt động này có thể được tiến hành trong phòng học hoặc ngoài trời. Tùy theo hoạt động diễn ra ở địa điểm nào để chọn các trò chơi cho phù hợp, đảm bảo khoảng không gian cần thiết giúp trò chơi đạt hiệu quả cao hơn.

3.2.2. Tổ chức các trò chơi đòi hỏi HS phải có sự hợp tác với nhau

3.2.2.1. Mục đích ý nghĩa

Thực tế ở các trường THCS cho thấy, việc tổ chức các HĐGDNGLL được đặt ra với yêu cầu cao nhưng cách thức tổ chức còn đơn điệu, tẻ nhạt chưa thu hút được HS, trong khi đó rất nhiều các trò chơi trên các phương tiện thông tin đại chúng lại có sức hấp dẫn lớn đối với các em. Trong các trò chơi được tổ chức ở nhà trường, người tổ chức thường mới quan tâm đến mục đích của trò chơi, tạo ra sự thích thú cho người chơi, mà chưa chú ý đầy đủ đến mục đích giáo dục của nó. Sự hợp tác, phối hợp trong mỗi đội chưa được chú ý giáo dục, mà thường quan tâm đến

88

mặt thi đua, cạnh tranh giữa các đội. Do đó, việc tổ chức các trò chơi hợp tác trong HĐGDNGLL là một việc làm cần thiết giúp phát triển NLHT cho HS. Trong quá trình tham gia trò chơi cùng nhau giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa HS với nhau, giữa GV và HS, giúp các em thấy được tác dụng của việc phối hợp hoạt động, sự giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau cùng hướng tới mục đích chung, đạt thành tích cao trong trò chơi. Trong mỗi đội chơi, tính đồng đội, sự hợp tác ăn ý, chặt chẽ giữa các thành viên là yếu tố quyết định sự thắng lợi. Mặt khác, thông qua trò chơi, HS có điều kiện phát triển trí tuệ, sự sáng tạo, kỹ năng, kỹ xảo và các phẩm chất đạo đức. Qua trò chơi giúp các em có cơ hội thể nghiệm những thái độ, hành vi. Chính nhờ sự thể nghiệm này, sẽ hình thành ở các em niềm tin vào nhưng thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện * Nội dung

GV cần lựa chọn các trò chơi phù hợp với đặc điểm HS, điều kiện cụ thể. - Các trò chơi học tập: Thi giữa các đội về kiến thức đã học, những hiểu biết về khoa học, sự nhanh trí, chính xác…

- Các trò chơi thể dục, thể thao: Thi đấu giữa các đội; Tổ chức các trò chơi phối hợp vận động chạy, nhảy, tiếp sức

- Các trò chơi văn hóa, nghệ thuật: Các trò chơi dân gian, trò chơi truyền hình.... - Trò chơi thanh thiếu niên khác: nhằm tập hợp, lôi cuốn số động HS tham gia…

Nội dung các trò chơi phải đảm bảo giúp HS có cơ hội thể hiện sự hợp tác, sự phối hợp đồng đội qua đó các em thấy được giá trị của sự hợp tác, rèn được kỹ năng hợp tác, đồng thời giúp HS có thái độ tích cực tự giác khi làm việc cùng người khác.

* Cách thức thực hiện Bước 1: Chuẩn bị Chuẩn bị của GV:

- Lựa chọn và thiết kế trò chơi: Khi lựa chọn và thiết kế trò chơi GV cần chú ý đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu phát triển NLHT cho HS, phù hợp với đối

89

tượng, điều kiện, không gian, phương tiện chơi….Các trò chơi đòi hỏi HS phải có sự phối hợp, hợp tác giữa các thành viên trong đội. GV cần phải huy động vốn trò chơi phong phú để lựa chọn và thiết kế cho phù hợp.

+ Xác định mục tiêu: Cùng với mục tiêu vui chơi, giải trí, trò chơi được lựa chọn phải phát triển cho HS những kỹ năng cần thiết cho sự hợp tác, huy động tối đa sự tham gia của tất cả HS.

+ Xác định cách chơi: Là cách thức, trình tự thực hiện trò chơi. Cách thức thực hiện cần cụ thể, rõ ràng, giúp người chơi nắm bắt dễ dàng bảm bảo cho sự thành công của trò chơi.

+ Xác định luật chơi: Nhằm đảm bảo cho cuộc chơi công bằng, an toàn, chu đáo và đem lại hiệu quả.

+ Xây dựng tiêu chí đánh giá, chế tài thưởng phạt giúp những người chơi cố gắng, nỗ lực, huy động tối đa sự tham gia của nhóm để giành kết quả cao nhất. Thưởng, phạt trong trò chơi chỉ mang tính chất tượng trưng, vui vẻ để động viên tinh thần người chơi. Việc xây dựng tiêu chí đánh giá, chế tài thưởng phạt có thể do GV và HS cùng thống nhất đảm bảo cả người được thưởng và người bị phạt đều vui vẻ, tự nguyện, không gây cẳng thẳng dẫn đến mất đoàn kết.

- GV cần chọn người quản trò đảm bảo điều khiển trò chơi có hiệu quả. Người quản trò cần có giọng nói dõng dạc, rõ ràng, truyền cảm, hài hước, dí dỏm, đi đứng, cử chỉ phù hợp, nhanh nhẹn, tháo vát, có bản lĩnh vững vàng, kỹ năng đa dạng, khả năng ứng phó linh hoạt trong mọi tình huống, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn với người chơi.

- Tùy theo trò chơi, GV có sự chuẩn bị lực lượng tham gia, thời gian, địa điểm, phương tiện chơi….đảm bảo phù hợp với nội dung trò chơi.

Chuẩn bị của HS

- HS cần bàn bạc, thống nhất lựa chọn lực lượng tham gia trò chơi vào các nhóm, đội (tùy theo quy mô của hoạt động, tính chất của trò chơi để chọn theo tổ hoặc theo lớp)

90 Bước 2: Tổ chức trò chơi

- Người quản trò cần ổn định tổ chức , bố trí đội chơi, phương tiện phục vụ trò chơi phù hợp. Người quản trò cần chọn vị trí đảm bảo tất cả các đội chơi đều có

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)