Đánh giá NLHT qua HĐGDNGLL

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 51 - 54)

10. Cấu trúc của luận án

1.4.4.Đánh giá NLHT qua HĐGDNGLL

Để chứng minh được người HS có NL ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được giải quyết vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. NLHT của HS được thể hiện ở việc biết sử dụng các kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị, động cơ hợp tác trong một hoạt động hay một tình huống có thực chứ không phải là sự tiếp thu các tri thức rời rạc, tách rời tình huống thực tức là thể hiện trong hành vi, hành động và sản phẩm họat động... có thể quan sát, đo đạc, đánh giá được.

Việc đánh giá NLHT của HS THCS có thể sử dụng một số công cụ như: Đặt câu hỏi; đối thoại trong lớp học; đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá; sử dụng thang NL; quan sát; xử lý tình huống; đánh giá qua sản phẩm...

1.4.4.1. Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng

Đánh giá đồng đẳng là quá trình đánh giá giữa các HS với nhau cùng tham gia hoạt động, nhằm cung cấp các thông tin phản hồi để cùng học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau. Nó tạo cơ hội để nói chuyện, thảo luận, giải thích và thách thức lẫn nhau.

42

Tự đánh giá là quá trình HS tự trả lời các câu hỏi về các biểu hiện của sự hợp tác của chính bản thân mình dựa trên những tiêu chí nhất định. Tự đánh giá giúp HS thể hiện rõ cách mà các em muốn thực hiện hoạt động. Nó cung cấp những thông tin phản hồi có ý nghĩa với GV về nhu cầu, những khó khăn khi tham gia HĐGDNGLL của HS.

Để giúp HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, GV cần:

- Tạo môi trường hoạt động thuận lợi, tin tưởng và tích cực cho HS - Tạo cơ hội đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá

- Hướng dẫn HS kỹ năng hợp tác trong đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá. - Cung cấp các tiêu chí rõ ràng giúp HS tự đánh giá.

- Khuyến khích HS nêu những nhu cầu, mong muốn của mình đối với việc tổ chức các HĐGDNGLL.

1.4.4.2. Đánh giá qua quan sát

Đánh giá qua quan sát là thông qua quan sát mà đánh giá các thao tác, động cơ, hành vi, kỹ năng hợp tác trong một hoạt động, một tình huống cụ thể. Việc quan sát NLHT của HS trong HĐGDNGLL có thể được thực hiện trực tiếp trong quá trình HĐGDNGLL của HS hoặc gián tiếp qua các sản phẩm được tạo ra từ hoạt động.

Để đánh giá qua quan sát, GV cần xác định mục đích, cách thức thu thập thông tin từ phía HS sau đó tổ chức quan sát, ghi biên bản. Trên cơ sở kết quả quan sát, GV đánh giá các biểu hiện NLHT của HS trong HĐGDNGLL, phân tích thông tin, nhận xét kết quả, ra quyết định.

Qua quan sát, GV thấy được các hành vi của HS trong bối cảnh cụ thể, trong các tình huống thực tế. Những quan sát này cung cấp các dữ liệu liên quan trực tiếp đến tình huống và hành vi điển hình của HS thể hiện sự hợp tác trong HĐGDNGLL. Tuy nhiên, việc đánh giá qua quan sát là những ghi chép, đánh giá mang đậm tính chủ quan của người quan sát, do đó cần phải có những tiêu chí rõ ràng để việc quan sát đạt hiệu quả cao hơn.

43

Khi sử dụng thang NL để đánh giá NLHT của HS qua HĐGDNGLL: Thang đánh giá mức độ phát triển NL nói chung và NLHT nói riêng thường là thang định danh, quy định thứ tự định tính về các đặc điểm hành vi cần quan sát, đánh giá ở HS. Mỗi hành vi thể hiện sự hợp tác của HS trong HĐGDNGLL sẽ được đánh giá theo thang đo 4 mức và được mô tả như sau:

Mức độ 1 (NLHT ở mức độ thấp): Không nắm được tri thức về hoạt động hợp tác; không chủ động hợp tác với người khác; từ chối nhận nhiệm vụ được giao; không tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động; không lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các thành viên khác; không cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân và không giúp đỡ, hỗ trợ những thành viên khác; không tôn trọng quyết định chung; Không xác định trách nhiện cá nhân đối với hoạt động chung; sản phẩm hoạt động không đạt yêu cầu; không chịu trách nhiệm về sản phẩm chung.

Mức độ 2 (NLHT ở mức độ trung bình): Có những hiểu biết nhất định về hoạt động hợp tác; có chủ động hợp tác với người khác nhưng không thường xuyên; miễn cưỡng khi nhận nhiệm vụ được giao; còn ít tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động; chưa biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các thành viên khác; cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân nhưng chưa giúp đỡ, hỗ trợ các thành viên khác; nhiều khi chưa tôn trọng quyết định chung; Đã xác định trách nhệm cá nhân nhưng chưa rõ ràng; Có sản phẩm tương đối tốt theo yêu cầu nhưng chưa đảm bảo thời gian; chưa sẵn sàng chịu trách nhiệm về sản phẩm chung.

Mức độ 3 (NLHT ở mức độ cao): Nắm được tri thức về hoạt động hợp tác, biết cách hợp tác với người khác; không xung phong nhưng vui vẻ nhận nhiệm vụ khi được giao; tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL cùng người khác song đôi lúc chưa chủ động; đôi lúc chưa biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các thành viên khác; cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân nhưng chưa chủ động giúp đỡ, hỗ trợ các thành viên khác; đôi khi chưa tôn trọng quyết định chung; Đã thể hiện trách nhiệm của cá nhân trong quá trình hợp tác với người khác tương đối tốt; có sản phẩm tốt nhưng chưa đảm bảo thời gian; chịu trách nhiệm về sản phẩm chung khi được yêu cầu.

44

Mức độ 4 (NLHT ở mức độ rất cao): Nắm vững tri thức về hoạt động hợp tác, biết cách hợp tác có hiệu quả; chủ động xung phong nhận nhiệm vụ hoạt động;

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 51 - 54)