Tổ chức các trò chơi đòi hỏi HS phải có sự hợp tác với nhau

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 97 - 110)

10. Cấu trúc của luận án

3.2.2. Tổ chức các trò chơi đòi hỏi HS phải có sự hợp tác với nhau

3.2.2.1. Mục đích ý nghĩa

Thực tế ở các trường THCS cho thấy, việc tổ chức các HĐGDNGLL được đặt ra với yêu cầu cao nhưng cách thức tổ chức còn đơn điệu, tẻ nhạt chưa thu hút được HS, trong khi đó rất nhiều các trò chơi trên các phương tiện thông tin đại chúng lại có sức hấp dẫn lớn đối với các em. Trong các trò chơi được tổ chức ở nhà trường, người tổ chức thường mới quan tâm đến mục đích của trò chơi, tạo ra sự thích thú cho người chơi, mà chưa chú ý đầy đủ đến mục đích giáo dục của nó. Sự hợp tác, phối hợp trong mỗi đội chưa được chú ý giáo dục, mà thường quan tâm đến

88

mặt thi đua, cạnh tranh giữa các đội. Do đó, việc tổ chức các trò chơi hợp tác trong HĐGDNGLL là một việc làm cần thiết giúp phát triển NLHT cho HS. Trong quá trình tham gia trò chơi cùng nhau giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa HS với nhau, giữa GV và HS, giúp các em thấy được tác dụng của việc phối hợp hoạt động, sự giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau cùng hướng tới mục đích chung, đạt thành tích cao trong trò chơi. Trong mỗi đội chơi, tính đồng đội, sự hợp tác ăn ý, chặt chẽ giữa các thành viên là yếu tố quyết định sự thắng lợi. Mặt khác, thông qua trò chơi, HS có điều kiện phát triển trí tuệ, sự sáng tạo, kỹ năng, kỹ xảo và các phẩm chất đạo đức. Qua trò chơi giúp các em có cơ hội thể nghiệm những thái độ, hành vi. Chính nhờ sự thể nghiệm này, sẽ hình thành ở các em niềm tin vào nhưng thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện * Nội dung

GV cần lựa chọn các trò chơi phù hợp với đặc điểm HS, điều kiện cụ thể. - Các trò chơi học tập: Thi giữa các đội về kiến thức đã học, những hiểu biết về khoa học, sự nhanh trí, chính xác…

- Các trò chơi thể dục, thể thao: Thi đấu giữa các đội; Tổ chức các trò chơi phối hợp vận động chạy, nhảy, tiếp sức

- Các trò chơi văn hóa, nghệ thuật: Các trò chơi dân gian, trò chơi truyền hình.... - Trò chơi thanh thiếu niên khác: nhằm tập hợp, lôi cuốn số động HS tham gia…

Nội dung các trò chơi phải đảm bảo giúp HS có cơ hội thể hiện sự hợp tác, sự phối hợp đồng đội qua đó các em thấy được giá trị của sự hợp tác, rèn được kỹ năng hợp tác, đồng thời giúp HS có thái độ tích cực tự giác khi làm việc cùng người khác.

* Cách thức thực hiện Bước 1: Chuẩn bị Chuẩn bị của GV:

- Lựa chọn và thiết kế trò chơi: Khi lựa chọn và thiết kế trò chơi GV cần chú ý đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu phát triển NLHT cho HS, phù hợp với đối

89

tượng, điều kiện, không gian, phương tiện chơi….Các trò chơi đòi hỏi HS phải có sự phối hợp, hợp tác giữa các thành viên trong đội. GV cần phải huy động vốn trò chơi phong phú để lựa chọn và thiết kế cho phù hợp.

+ Xác định mục tiêu: Cùng với mục tiêu vui chơi, giải trí, trò chơi được lựa chọn phải phát triển cho HS những kỹ năng cần thiết cho sự hợp tác, huy động tối đa sự tham gia của tất cả HS.

+ Xác định cách chơi: Là cách thức, trình tự thực hiện trò chơi. Cách thức thực hiện cần cụ thể, rõ ràng, giúp người chơi nắm bắt dễ dàng bảm bảo cho sự thành công của trò chơi.

+ Xác định luật chơi: Nhằm đảm bảo cho cuộc chơi công bằng, an toàn, chu đáo và đem lại hiệu quả.

+ Xây dựng tiêu chí đánh giá, chế tài thưởng phạt giúp những người chơi cố gắng, nỗ lực, huy động tối đa sự tham gia của nhóm để giành kết quả cao nhất. Thưởng, phạt trong trò chơi chỉ mang tính chất tượng trưng, vui vẻ để động viên tinh thần người chơi. Việc xây dựng tiêu chí đánh giá, chế tài thưởng phạt có thể do GV và HS cùng thống nhất đảm bảo cả người được thưởng và người bị phạt đều vui vẻ, tự nguyện, không gây cẳng thẳng dẫn đến mất đoàn kết.

- GV cần chọn người quản trò đảm bảo điều khiển trò chơi có hiệu quả. Người quản trò cần có giọng nói dõng dạc, rõ ràng, truyền cảm, hài hước, dí dỏm, đi đứng, cử chỉ phù hợp, nhanh nhẹn, tháo vát, có bản lĩnh vững vàng, kỹ năng đa dạng, khả năng ứng phó linh hoạt trong mọi tình huống, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn với người chơi.

- Tùy theo trò chơi, GV có sự chuẩn bị lực lượng tham gia, thời gian, địa điểm, phương tiện chơi….đảm bảo phù hợp với nội dung trò chơi.

Chuẩn bị của HS

- HS cần bàn bạc, thống nhất lựa chọn lực lượng tham gia trò chơi vào các nhóm, đội (tùy theo quy mô của hoạt động, tính chất của trò chơi để chọn theo tổ hoặc theo lớp)

90 Bước 2: Tổ chức trò chơi

- Người quản trò cần ổn định tổ chức , bố trí đội chơi, phương tiện phục vụ trò chơi phù hợp. Người quản trò cần chọn vị trí đảm bảo tất cả các đội chơi đều có thể quan sát, nghe rõ khẩu lệnh.

- Giới thiệu trò chơi: tên trò chơi, mục tiêu, cách thức chơi, cách đánh giá…Việc giới thiệu cần đảm bảỏ ngắn gọn, dễ hiểu, hài hước giúp người chơi dễ tiếp thu và thực hiện. Có thể hướng dẫn cụ thể hoặc chơi nháp (nếu cần) để người chơi rút kinh nghiệm.

- Tiến hành trò chơi:

+ Tổ chức chơi nháp để người chơi nắm vững cách chơi và rút kinh nghiệm để thực hiện trò chơi.

+ Chơi thật: Quản trò điều khiển trò chơi, theo dõi chính xác tiến trình chơi, xác định thắng thua, kích thích sự cổ vũ của cổ động viên. Trong khi chơi đảm bảo các thành viên của đội phải thể hiện rõ được sự hợp tác, phối hợp với nhau một cách tối đa. Kịp thời phát hiện, điều chỉnh những trường hợp phạm luật đảm bảo sự công bằng cho người chơi.

Bước 3: Đánh giá kết quả

- Kết thức trò chơi, quản trò công bố kết quả chính xác, công bằng, nhận xét quá trình chơi… giúp người chơi thấy được ưu, nhược điểm để cố gắng hơn trong trò chơi tiếp theo. Sau khi nhận xét, đánh giá, quản trò cần có những khuyến khích tạo không khí vui vẻ, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người chơi. Cần có phần thưởng cho kết quả hoạt động xuất sắc của nhóm chơi, người chơi để động viên, khích lệ tinh thần người chơi. Có hình thức xử phạt người thua cuộc hợp lý, tạo sự vui vẻ, thoải mái, không gây căng thẳng.

- Sau khi trò chơi kết thức, GV cần tổ chức cho HS trao đổi, tạo cơ hôi cho HS bày tỏ suy nghĩ của mình sau khi được trải nghiệm sự hợp tác với người khác trong hoạt động chơi, từ đó giúp HS hiểu rõ hơn về giá trị của sự hợp tác, cách thức hợp tác có hiệu quả, rút ra bài học kinh nghiệm để phát triển NLHT của mình trong các hoàn cảnh khác.

91 3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Chia nhóm chơi phù hợp với trò chơi, có yếu tố bổ sung.

- Trong trò chơi cần phân công nhiệm vụ, vị trí tới từng cá nhân, phát huy đúng sở trường từng người.

- Trò chơi phải phù hợp với đối tượng, thời gian, địa điểm

- GV cần tạo điều kiện thuận lợi, tạo cơ hội để HS có thể trải nghiệm sự hợp tác, giúp đỡ, phối hợp với nhau trong khi chơi nhằm đạt thành tích cao cho đội mình.

- HS phải tích cực, tự giác, sáng tạo và có thái độ nghiêm túc khi tham gia các trò chơi.

Một số trò chơi hợp tác cho HS THCS Trò chơi thể thao:Trò chơi ném bóng

Mục đích: Phối hợp giữa các nhóm để mang được nhiều bóng đến đích ghi điểm cho đội mình. Trò chơi này nhằm phát triển ở các em sự nhanh nhẹn, khéo léo, khỏe mạnh. Giáo dục cho HS sự đoàn kết, ý thức tập thể, sự phối hợp ăn ý khi vui chơi.

Phương tiện

- Vạch xuất phát đến đích - Bóng nhựa: 6 quả - Bảng ghi điểm Yêu cầu của trò chơi:

- Bóng được chuyển từ điểm xuất phát đến đích không chạm đất. Người chơi không được chạm vạch khi phát bóng.

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ riêng không đổi trong khi chơi. Sau mỗi hiệp được thay đổi số người trong nhóm

- Điểm được tính bằng số bóng của đội đưa về đích không chạm đất. Cách chơi

- Chia đội theo tổ học tập

- Mỗi đội chia 3 nhóm: - Nhóm 1: Mang bóng

- Nhóm 2: Bắt – chuyền bóng - Nhóm 3: Bắt bóng – ghi điểm - Chọn nhóm trọng tài: Ở vạch xuất phát và vạch đích

92

- Chơi 3 hiệp, giũa 2 hiệp nghỉ hội ý 5 phút. Mỗi hiệp 10 phút.

Hiệp1. Nhóm 1: Mang bóng bằng tay, hai chân chụm nhảy mang bóng từ vạch xuất phát đến đích.

Nhóm 2: Ném bóng về cho 3 nhóm

Nhóm 3: Bắt bóng – ghi điểm – chuyền bóng cho nhóm 1 Hiệp 2. Nhóm 2,3 nhiệm vụ không thay đổi

Nhóm 1 mang bóng bằng 1 tay, nhảy lò cò Hiệp 3. Nhóm 2,3 nhiệm vụ không thay đổi

Nhóm 1 bịt mắt, nhảy chụm chân, mang bóng bằng 2 tay

Tổng kết điểm: Đếm số bóng của mỗi đội, số điểm cho từng đội. Nhận xét đánh giá quá trình chơi để người chơi rút kinh nghiệm.

Trò chơi dân gian: Trò chơi tranh cờ

Mục đích, ý nghĩa

Trò chơi giúp phát huy được tinh thần phối hợp cùng đồng đội, khéo léo hợp tác với nhau cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo, tinh thần phối hợp cùng đồng đội, nhịp nhàng. Tạo không khí sôi nổi, vui vẻ trong sinh hoạt tập thể.

Chuẩn bị

- Một cái khăn tượng trưng cho cờ.

- Vẽ một vòng tròn giữa sân và hai vạch xuất phát cũng là đích của hai đội. Cách chơi

- Quản trò chia tập thể thành 2 đội có số lượng bằng nhau. Mỗi đội khoảng 5 đến 6 bạn, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm theo theo số thứ tự 1,2,3,4…mọi người phải nhớ số của mình.

- Khi quản trò gọi đến số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chay đến vòng tròn và tranh cờ.

- Khi quản trò gọi đến số nào thì số đó phải về. - Một lúc quản trò có thể gọi 3,4,5 số.

93

Ví dụ: Quản trò hô số 4, hai bạn mang số 4 của hai đội chạy lên vòng tròn tìm cách mang cờ về đội mình, quản trò gọi tiếp số 2,3… các bạn mang số đó chạy lên. Quản trò hô số 4 về thì bạn mang số 4 phải về vạch xuất phát của đội mình, không được mang cờ.

Luật chơi

- Khi đang cầm cờ nếu bị đội bạn vỗ vào người, thua cuộc.

- Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình mà không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc.

- Khi có nguy cơ bị vỗ vào người, người chơi được phép bỏ cờ xuống đất tránh bị thua.

- Số nào vỗ vào số đó, không được vỗ số khác. Nếu bị số khác vỗ vào, không thua. - Số nào thua rồi, quản trò không gọi số đó nữa

- Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ. Chú ý:

- Người chơi tìm cách lừa đối phương để mang cờ về

- Lựa chọn sân bãi phù hợp tránh nguy hiểm cho người chơi

- Cờ ra khỏi vòng tròn, để cờ lại vòng tròn, chỉ tranh cờ trong vòng tròn. Tiến hành chơi

- Trò chơi thường được thực hiện 3 hiệp để phân thắng bại. Sau mỗi hiệp đổi bên, đảm bảo sự công bằng.

- Có thể chơi nháp giúp các đội chơi hiểu rõ về cách chơi và luật chơi. Đánh giá

Dựa vào kết quả của 2 đội để phân thắng, thua

Bên thắng có thưởng, bên thua sẽ bị phạt với hình thức phạt nhẹ nhàng, tạo không khí vui vẻ, không gây tức giận.

Trò chơi truyền hình: Nghe nhạc điệu đoán bài hát

- Mục đích, ý nghĩa: Giúp phát huy được tinh thần phối hợp cùng đồng đội, hỗ trợ nhau nghe và đoán bài hát. Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn, huy động kiến thức kinh nghiệm của tất cả các thành viên.

94 - Chuấn bị:

+ Chia các đội chơi với số lượng 3 đến 5 người (có thể chia 2, 3 hoặc 4 đội chơi tùy theo phạm vi và hình thức tổ chức họat động)

+ Thông báo chủ đề các bài hát trong chương trình liên quan đến chủ đề HĐGDNGLL (ví dụ như chủ đề quê hương đất nước, biển đảo, người phụ nữ, thanh thiếu niên….)

+ Chọn người dẫn chương trình phù hợp

+ Phương tiện hỗ trợ: Loa máy, đĩa nhạc, chuông… - Cách chơi

+ Các đội chơi đứng vào vị trí đã được quy định, đảm bảo khoảng cách với các đội chơi khác, giúp các thành viên trong đội chơi có thể thảo luận với nhau và thống nhất phương án trả lời mà không bị ảnh hưởng bởi đội chơi khác.

+ Tất cả các đội nghe chung từng đoạn nhạc, khi đoạn nhạc kết thúc đội chơi nào bấm chuông trước sẽ được quyền trả lời. Trả lời sai, đội khác được quyền trả lời. Tiếp tục phát đoạn nhạc thứ 2, 3 ... đến hết.

+ Điểm số của mỗi đội được tính dựa vào số bài hát trả lời đúng và không phạm luật.

- Luật chơi

+ Các đội chơi chỉ được bấm chuông khi đoạn nhạc kết thúc. + Thời gian tối đa cho các đội trao đổi và trả lời là 2 phút

+ Mỗi đội chơi chỉ được trả lời một lần cho mỗi đoạn nhạc. Trả lời sai sẽ mất lượt chơi. Các đội chơi không trả lời được, cơ hội trả lời sẽ dành cho khán giả.

+ Tên bài hát phải chính xác mới được tính điểm - Tiến hành trò chơi

Người dẫn chương trình công bố lại cách chơi để các đội chơi nắm rõ hơn. Có thể tiến hành chơi nháp (nếu cần)

Tiến hành trò chơi theo sự chuẩn bị. Sau khi đội chơi trả lời đúng tên bài hát, người dẫn chương trình có thể yêu cầu đội chơi hát một đoạn bài hát đó nhằm tạo không khí vui tươi thoải mái khi chơi, tránh căng thẳng.

95

- Đánh giá kết quả: Sau khi trò chơi kết thúc cần tổng kết số điểm của từng đội đã đạt được. Nhận xét đánh giá giúp các đội chơi rút ra bài học kinh nghiệm.

Trò chơi này có thể tiến hành ở cấp lớp, khối hoặc cấp trường tùy theo phạm vi của HĐGDNGLL.

3.2.3. Sử dụng các tình huống giả định trong HĐGDNGLL nhằm tạo ra môi trường giải quyết vấn đề theo hướng hợp tác

3.2.3.1. Mục đíchý nghĩa

Tình huống giả định là sự mô tả hoặc trình bày một trường hợp có thật hay mô phỏng trong thực tế nhằm đưa ra một vấn đề chưa được giải quyết, đòi hỏi người học phải tham gia giải quyết. Mục đích của việc sử dụng các tình huống giả định trong HĐGDNGLL là tạo ra môi trường đòi hỏi HS phải có sự hợp tác với nhau để phân tích tình huống và thống nhất phương án giải quyết vấn đề. Thông qua các tình huống, HS được tiếp cận với những vấn đề thực của cuộc sống hàng ngày, được trải nghiệm thử trong các vấn đề, sự kiện, mâu thuẫn khác nhau, biết phân tích vấn đề để tìm giải pháp từ đó có thể lựa chọn một giải pháp tối ưu.

Việc sử dụng các tình huống giả định trong quá trình thực hiện HĐGDNGLL giúp HS phát huy cao độ tính tích cực nhận thức, sự linh hoạt, sáng tạo của mình để giải quyết tình huống đặt ra, tạo ra môi trường giải quyết vấn đề, trong đó đòi hỏi các thành viên tham gia phải có sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ với nhau, cùng nhau

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 97 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)