Thực trạng NLHT và phát triển NLHTcho HS THCS qua HĐGDNGLL

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 70 - 80)

10. Cấu trúc của luận án

2.2.2. Thực trạng NLHT và phát triển NLHTcho HS THCS qua HĐGDNGLL

2.2.2.1.. Thực trạng mức độ biểu hiện NLHT của HS THCS

Để khảo sát thực trạng các mặt biểu hiện của NLHT, chúng tôi đưa ra các câu hỏi 4,5,6 (phụ lục 1, 2) kết hợp với quan sát trực tiếp và phỏng vấn sâu. Kết quả khảo sát thực trạng đánh giá của CBQL, GV và HS về NLHT của HS biểu hiện ở nhận thức, thái độ hợp tác và kỹ năng hợp tác được thống kê như sau:

a) Biểu hiện NLHT của HS THCS về mặt tri thức

Nhận thức về vai trò của sự hợp tác có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với HS, nó là cơ sở để hình thành thái độ và hành vi đối với sự hợp tác của bản thân HS với mọi người xung quanh. Để tìm hiểu đánh giá của CBQL, GV và HS về nhận thức của HS về vai trò của sự hợp tác, chúng tôi đặt câu hỏi 4 (phụ lục 1,2). Kết quả được tổng hợp ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Biểu hiện NLHT của HS về mặt tri thức

Mức độ đánh giá(%) Đối tượng

Tốt Bình thường Chưa tốt Kém

CBQL, GV 10.7 32.0 57.3 0

HS 15.8 25.7 53.0 5.5

Kết quả bảng 2.3 cho thấy, đa số CBQL, GV và HS cho rằng, nhận thức của HS về vai trò của sự hợp tác là chưa tốt chiếm 57.3% ở GV và 53.0 % ở HS. Như vậy, kết quả đánh giá về mức độ nhận thức về hợp tác của HS ở CBQL, GV và HS là tương đối thống nhất. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy tất cả các ý kiến đều cho

61

rằng, HS THCS đã có những hiểu biết về vai trò của sự hợp tác, tuy nhiên sự nhận thức đó ở HS chưa đầy đủ và không đồng đều.

Khi được phỏng vấn về vấn đề này, cô giáo Tr .T. L. (Trường THCS Thị trấn Núi Đối) cho rằng “ Qua quá trình làm việc với HS, tôi thấy nhiều em đã có những hiểu biết về vai trò của sự hợp tác nhưng chưa biết cách hợp tác với nhau dẫn đến lúng túng khi gặp tình huống cần phải có sự hợp tác”. Từ kết quả khảo sát và thực tế quan sát, chúng tôi có cơ sở khẳng định việc nâng cao nhận thức cho HS về vai trò của sự hợp tác, cách thức hợp tác với người khác là một việc cần thiết nhằm phát triển NLHT cho HS.

b)Biểu hiện NLHT của HS HS THCS về mặt thái độ giá trị

Để khảo sát mức độ đánh giá của CBQL, GV và HS về biểu hiện thái độ giá trị hợp tác của HS THCS, chúng tôi đặt câu hỏi 5 (phụ lục 1,2).

Kết quả khảo sát thực trạng thái độ giá trị hợp tác của HS cho thấy, 60% CBQL, GV đánh giá thái độ hợp tác của HS đang ở mức chưa tốt, chỉ có 9% CBQL, GV đánh giá ở ở mức độ tốt. Về phía HS, có 43.9% cho rằng thái độ hợp tác của HS ở mức “Bình thường”, 30% đánh giá ở mức độ “chưa tốt”. Kết quả tổng hợp cho thấy, đã có sự khác nhau giữa CBQL, GV và HS khi đánh giá về thái độ hợp tác của HS THCS. Để tìm hiểu thêm về việc đánh giá này, chúng tôi phỏng vấn một số GV và HS với cùng một câu hỏi “Thầy/ cô(Em) đánh giá như thế nào về thái độ hợp tác của HS THCS? Dựa vào cơ sở nào để đánh giá như vậy?”.

Với câu hỏi này, theo chị Ng. T. V - GV trường THCS Trần Phú “Tôi cho rằng, thái độ hợp tác của HS hiện nay ở mức độ thấp vì trong quá trình học tập và tham gia các hoạt động tập thể, nhiều em tỏ ra thờ ơ trong việc phối hợp với bạn, các em không chủ động hợp tác với bạn, có em chỉ trao đổi với bạn khi bị bắt buộc…”,

“ Thái độ hợp tác của các em kém lắm, cứ ỳ ra. Có em khi vừa được phân công công việc cùng với bạn đã nói ngay với bạn là bạn làm giúp luôn hộ tôi đi hoặc chỉ hợp tác khi bắt buộc…” (Cô H. T. M. GV trường THCS xã Tam Đa)

62

“Theo em, thái độ hợp tác của HS ở mức độ bình thường vì trong những tình huống cần hợp tác chúng em vẫn hợp tác với nhau” (Ng. V. A. lớp 7 trường THCS Thị trấn Núi Đối – Kiến Thụy)

“ Em đánh giá thái độ hợp tác của các bạn ở mức “trung bình” vì trong lớp có bạn rất tích cực hợp tác với người khác nhưng cũng có bạn có thái độ không hợp tác hoặc có lúc hợp tác lúc lại không hợp tác” (Tr. X. Tr. Lớp 8 trường THCS Trần Phú – Kiến An).

“ Em cho rằng thái độ hợp tác của các bạn ở mức thấp vì khi chia nhóm làm việc nhiều bạn ỷ lại vào người khác không tích cực tham gia cùng người khác. Đa số các bạn không chủ động hợp tác với người khác…” (L. Ph. A. lớp 7 Trường THCS thị trấn Núi Đối – Kiến Thụy)

Như vậy, giữa CBQL, GV và HS có sự chênh nhau khi đánh giá về thái độ giá trị hợp tác của HS, điều này có thể xuất phát từ những tiêu chí GV đặt ra cho HS cao hơn so với tiêu chí do các em tự đặt ra. Điều này không làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả khảo sát vì thực thế GV sẽ quan sát HS dựa trên nhiều tiêu chí hơn, đòi hỏi cao hơn, quan sát trên diện rộng hơn. HS thường quan sát trong phạm vi hẹp hơn, thậm chí câu trả lời chỉ xuất phát từ việc tự đánh giá nhận thức, thái độ giá trị hợp tác của chính bản thân các em.

Kết quả khảo sát về nhận thức và thái độ giá trị hợp tác của HS cho thấy cả hai mặt này đều được đa số CBQL, GV và HS đánh giá ở mức thấp hoặc trung bình. Điều đó đòi hỏi cần có biện pháp bồi bưỡng nhằm nâng cao nhận thức và thái độ hợp tác cho HS, làm cơ sở rèn luyện các kỹ năng hợp tác, phát triển NLHT cho HS.

c) NLHT của HS THCS biểu hiện qua mức độ thực hiện các kỹ năng hợp tác

Như đã trình bày ở chương 1, biểu hiện cốt lõi của NLHT là hệ thống các kỹ năng hợp tác, bao gồm bốn nhóm kỹ năng cơ bản. Mỗi nhóm kỹ năng bao gồm những kỹ năng nhỏ. Trên cơ sở phân tích nội dung của từng kỹ năng và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu là HS THCS, tác giả luận án đã lựa chọn 11 kỹ năng cơ bản trong các nhóm kỹ năng hợp tác để phân tích nhằm đánh giá NLHT của HS THCS.

63

Với câu hỏi 6 “Theo thầy/cô (Em) trong các hoạt động kỹ năng hợp tác của HS có được thể hiện không? Thực trạng các kỹ năng hợp tác của học sinh THCS biểu hiện ở mức độ nào? (phụ lục 1,2). Mức độ biểu hiện một số kỹ năng hợp tác được đánh giá ở 3 mức độ với các tiêu chí cụ thể đã được trình bày tại bảng 2.1. Kết quả khảo sát được đánh giá theo thang điểm cụ thể cho các phương án: Mức độ 1- 1 điểm; Mức độ 1 – 2 điểm; Mức độ 3- 3 điểm. Điểm càng cao thì biểu hiện kỹ năng được đánh giá càng thể hiện rõ. Kết quả khảo sát khảo sát cho thấy đa số các ý kiến đều cho rằng các kỹ năng hợp tác của HS có được thể hiện trong quá trình tham gia các hoạt động. Kết quả đánh giá mức độ biểu hiện NLHT về mặt kỹ năng được tổng hợp ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Mức độ biểu hiện NLHT của HS về mặt kỹ năng

Mức độ biểu hiện CBQL,GV HS Tổng hợp Các kỹ năng HT ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc KN tham gia công việc 2.73 1 2.45 5 2.56 3 KN diễn đạt ý kiến mạch lạc, rõ

ràng, thuyết phục

2.30 6 2.49 2 2.39 6 KN lắng nghe, tóm tắt và đưa ra ý

kiến nhận xét đúng đắn ý kiến của người khác

2.72 2 2.47 3 2.59 2 KN trao đổi, thống nhất ý kiến hoặc

chấp nhận ý kiến trái ngược

2.67 4 2.36 6 2.51 5 KN giúp đỡ, chia sẻ, hỗ trợ và yêu

cầu sự giúp đỡ hay giải thích khi cần thiết

2.68 3 2.36 6 2.52 4

KN bày tỏ sự ủng hộ 2.3 6 2.26 8 2.28 8

KN khuyến khích động viên sự tham gia của các thành viên

2.65 5 2.56 1 2.60 1 KN phản đối nhẹ nhàng, không chỉ trích 1.93 10 2.23 9 2.08 10 KN kiềm chế bực tức 2.27 8 2.47 3 2.37 7 KN đàm phán, xử lý mâu thuẫn bất đồng hợp lý, tế nhị 2.21 9 2.17 10 2.19 9

64

Kết quả tổng hợp ở bảng 2.4 cho thấy, biểu hiện của các kỹ năng hợp tác được đánh giá có sự chênh lệch không nhiều về ĐTB. Điều đó chứng tỏ các kỹ năng này có được biểu hiện trong quá trình hoạt động nhưng chỉ ở mức độ trung bình hoặc thấp. Trong các kỹ năng được nêu, kỹ năng “Kỹ năng khuyến khích, động viên sự tham gia của người khác” được xếp ở vị trí thứ nhất với ĐTB 2.6, có sự chênh lệch trong bảng xếp hạng của CBQL, GV và HS. Kỹ năng được xếp ở vị trí thứ hai là “kỹ năng lắng nghe, tóm tắt chính xác và nhận xét ý kiến của người khác ”, tiếp theo là “Kỹ năng tham gia công việc”, “KN giúp đỡ, chia sẻ, hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ”. Xếp ở vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng biểu hiện là “Kỹ năng phản đối một cách nhẹ nhàng, không chỉ trích” với ĐTB 2.08. Ở một số kỹ năng có sự chênh lệch trong bảng xếp hạng của CBQL, GV và HS, điều đó có thể lý giải là do những tiêu chí đánh giá biểu hiện của các kỹ năng của CBQL, GV và HS ở mức độ và khía cạnh đánh giá khác nhau.

Qua phỏng vấn sâu, chúng tôi thu thập được một số ý kiến của GV và HS xung quanh các biểu hiện này. “Tôi cho rằng, các kỹ năng này đều được thể hiện trong quá trình hoạt động nhưng không thường xuyên. Có những kỹ năng thể hiện rất rõ như kỹ năng diễn đạt ý kiến nhưng có lúc các em lại không biết diễn đạt ý kiến của mình hoặc kỹ năng yêu cầu sự giúp đỡ cũng thế ...” (cô giáo Ng. Th. V. trường THCS Trần Phú – Kiến An).

“Biểu hiện các kỹ năng ở HS là tương đối rõ. Đa số HS biểu hiện ở mức độ thỉnh thoảng, tuy nhiên cũng có một số em thường xuyên thể hiện các kỹ năng đó, còn một số khác tỏ ra e ngại khi tham gia các hoạt động, do đó không thấy biểu hiện rõ…” (Đ. Th. S. GV trường THCS Tam Đa – Vĩnh Bảo). “Bản thân em thường xuyên thể hiện những kỹ năng này nhưng nhiều bạn thì thỉnh thoảng mới thể hiện nó. Có nhiều bạn rất ngại đưa ra ý kiến của mình, chỉ đưa ra ý kiến khi bị bắt buộc thôi. Có bạn lại ngại khi nhờ người khác giúp có thể do sợ bị người khác đánh giá thấp…” (B.Q. H. Lớp 8 – Trường THCS Trần Phú – Kiến An).

“Theo em, kỹ năng xử lý bất đồng hợp lý, tế nhị rất ít khi được thể hiện. Khi có bất đồng, có nhiều bạn không kiềm chế được gây ra những cuộc tranh luận và

65

thậm chí là cãi nhau. Vì ai cũng muốn bảo vệ ý kiến của mình…” ( L. Ph. A. lớp 7 Trường THCS trị trấn Núi Đối – Kiến Thụy)

Từ kết quả khảo sát kết hợp với quan sát thực tế, chúng tôi đi đến kết luận, các kỹ năng hợp tác của HS THCS đã được thể hiện trong quá trình hoạt động, tuy nhiên mức độ thể hiện được đánh giá là không thường xuyên mà chỉ dừng ở mức thỉnh thoảng. Kết quả này giúp chúng tôi bước đầu khẳng định NLHT của HS THCS đang ở mức thấp, do đó cần có những biện pháp giáo dục nhằm phát triển NL này cho HS.

Kết hợp việc khảo sát thực trạng đánh giá của GV và HS về các mặt biểu hiện NLHT của HS, chúng tôi đặt câu hỏi 7 với thang đánh giá NLHT của HS bao gồm 4 mức độ với các tiêu chí cụ thể cho từng mức độ đã được trình bày ở mục 1.4.4 và đi kèm với câu hỏi trong phụ lục (phụ lục 1,2) nhằm tìm hiểu kết quả đánh giá chung về thực trạng NLHT của HS.

Kết quả khảo sát được thống kê ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Đánh giá chung về NLHT của HS THCS

CBQL,GV HS

Mức độ

SL % SL %

Đa số HS có NL này ở mức độ thấp 100 66.7 363 39.2 Đa số HS có NL này ở mức độ trung bình 25 16.7 514 55.6 Đa số HS có NL này ở mức độ cao 10 6.6 36 3.9 Đa số HS có NL này ở mức độ rất cao 15 10.0 12 1.3

Kết quả bảng 2.5 cho thấy, đa số CBQL, GV THCS cho rằng “đa số HS có NL này ở mức độ thấp” chiếm 66,7 % trong tổng số ý kiến trả lời. 16.7 % GV đánh giá “đa số HS có NL này ở mức độ trung bình”. Kết quả này có sự đảo ngược với tự đánh giá của HS, 55.6 % HS cho rằng “đa số HS có NL này ở mức độ trung bình”, 39.6% cho rằng “đa số HS có NL này ở mức độ thấp”. Để lý giải điều này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu một số GV và HS. Kết quả cho thấy, những HS được phỏng vấn đều tự nhận thấy bản thân có NLHT ở mức trung bình chứ không phải mức độ thấp. “Em cho rằng NLHT của chúng em ở mức độ trung bình vì khi

66

tham gia các hoạt động ở nhà trường các bạn đã có sự hợp tác với nhau, nhưng có lúc nó không được thể hiện” (Ng. V. Ph. – Lớp 8, Trường THCS thị trấn Núi Đối- Huyện Kiến Thụy).

Cô giáo Tr. T. A. N. Trường THCS Trần Phú – Quận Kiến An thì cho rằng “ đa số HS có NL này ở mức độ thấp vì trong thực tế khi các em tham gia vào các hoạt động rất nhiều em tỏ ra lúng túng trong những tình huống cần có sự linh hoạt, hợp tác với bạn để có kết quả hoạt động cao hơn, có em lại tỏ ra rất ngại khi phải hợp tác với bạn…”. Kết quả khảo sát ở câu hỏi này tương đồng với kết quả khảo sát trong các câu hỏi đánh giá từng mặt biểu hiện của NLHT. Như vậy, phần lớn GV và HS đều cho rằng đa số HS THCS có NLHT nhưng không cao chỉ ở mức trung bình hoặc thấp. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nhận định ban đầu của chúng tôi và kết quả quan sát các biểu hiện NLHT của HS trong thực tế ở trường THCS.

2.2.2.2. Tác động của HĐGDNGLL đến việc phát triển NLHT về mặt kỹ năng HĐGDNGLL được xem là một con đường hữu hiệu trong việc phát triển những NL cốt lõi cho HS trong đó có NLHT. Việc tham gia các HĐGDNGLL giúp HS có điều kiện thuận lợi để thể hiện sự hiểu biết, thái độ và rèn những kỹ năng cần thiết cho sự hợp tác.

Để tìm hiểu thực trạng đánh giá của CBQL, GV và HS về mức độ tác động của HĐGDNGLL đến việc rèn các kỹ năng hợp tác của HS, chúng tôi đưa ra câu hỏi 10 (phụ lục 1,2) “… HĐGDNGLL có tác động đến việc phát triển những kỹ năng hợp tác của HS không? Mức độ tác động như thế nào?” Với các mức độ từ 1 đến 4, trong đó 1= tác động rất ít đến 4 = tác động rất lớn. Kết quả khảo sát được đánh giá theo thang điểm cụ thể cho các phương án: Mức độ 1–1 điểm; Mức độ 2 – 2 điểm; Mức độ 3– 3 điểm; Mức độ 4 – 4 điểm. ĐTB càng cao thì biểu hiện mức độ tác động càng thể hiện rõ.

Kết quả khảo sát cho thấy tất cả các ý kiến đều khẳng định HĐGDNGLL có tác động đến việc phát triển các kỹ năng hợp tác nhưng sự tác động thể hiện ở các mức độ khác nhau. Kết quả đánh giá mức độ tác động của HĐGDNGLL đến việc phát triển các kỹ năng hợp tác được tổng hợp ở bảng 2.6.

67

Bảng 2.6. Tác động của HĐGDNGLL đến việc phát triển NLHT về mặt kỹ năng

Mức độ tác động CBQL,GV HS Tổng STT Các kỹ năng hợp tác ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc 1 Kỹ năng tham gia công việc 3.60 1 3.40 1 3.50 1 2

Kỹ năng diễn đạt ý kiến mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục

3.10 9 3.17 5 3.13 6

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 70 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)