Trang bị kiến thức, khuyến khích nhu cầu và giáo dục thái độ giá trị hợp tác cho HS

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 93 - 97)

10. Cấu trúc của luận án

3.2.1. Trang bị kiến thức, khuyến khích nhu cầu và giáo dục thái độ giá trị hợp tác cho HS

hợp tác cho HS

3.2.1.1.Mục đích ý nghĩa

Thành tố cốt lõi của NLHT là hệ thống những kỹ năng hợp tác. Quá trình rèn luyện một kỹ năng bao giờ cũng gắn liền với việc nắm vững hệ thống tri thức, kinh nghiệm thực hiện kỹ năng đó. Tri thức là điều kiện để hình thành và phát triển kỹ năng. Thực tiễn khảo sát nhận thức của HS THCS về NLHT cho thấy: Các em đã có những hiểu biết cơ bản về vấn đề hợp tác, tuy nhiên sự hiểu biết đó chưa đầy đủ, sâu sắc, chưa đảm bảo để các em phát triển NLHT của mình ở mức độ cao. Một số HS chưa có nhu cầu hợp tác cùng người khác dẫn đến việc chưa tích cực chủ động hợp tác với nhau làm ảnh hưởng đến các hoạt động chung. Do đó, biện pháp này nhằm cung cấp, bổ sung, nâng cao và hoàn thiện hơn nữa những tri thức, kỹ năng về hợp tác, NLHT và phát triển NLHT cho HS qua HĐGDNGLL. Mặt khác, thông qua các hình thức hoạt động giúp HS có cơ hội để trao đổi với người khác, bày tỏ quan điểm của mình về cách thức tiến hành các hoạt động có sự tương trợ, hợp tác lẫn nhau. Đây cũng được coi là điều kiện kích thích nhu cầu hợp tác, giáo dục thái độ tích cực hợp tác với người khác góp phần phát triển NLHT cho HS.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp * Nội dung:

Trang bị cho HS THCS một số kiến thức cơ bản về NLHT, bao gồm: - Khái niệm NLHT và các biểu hiện của nó.

- Nội dung phát triển NLHT

- Sự cần thiết phải phát triển NLHT cho HS THCS

- Cách thức thực hiện các hoạt động hợp tác qua HĐGDNGLL.

- Khuyến khích nhu cầu, giáo dục thái độ tự nguyện, tự giác, tích cực hợp tác trong hoạt động giáo dục.

84

Thông qua các sinh hoạt tập thể về chủ đề NLHT và phát triển NLHT qua HĐGDNGLL. Biện pháp này có thể do GV chủ nhiệm lớp tiến hành trong giờ sinh hoạt hay hoạt động ngoại khóa của lớp chủ nhiệm. Cụ thể là:

Bước 1: Chuẩn bị

- Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động: GV xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động về thời gian, nội dung, hình thức và những điều kiện cần thiết cho hoạt động.

- Thiết kế nội dung: Nghiên cứu và thiết kế những nội dung tri thức liên quan đến vai trò của sự hợp tác và phát triển NLHT phù hợp với lứa tuổi HS THCS. Thiết kế và lựa chọn những trò chơi hợp tác tình huống …. thể hiện sự cần thiết phải có sự hợp tác với nhau trong học tập và cuộc sống.

- Công tác chuẩn bị về phía HS: Yêu cầu HS tìm hiểu những kiến thức liên quan đến chủ đề sinh hoạt, xây dựng tình huống, trò chơi, kịch bản… thể hiện sự hợp tác hay bất hợp tác, chuẩn bị những điều kiện phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện buổi sinh hoạt ….

Bước 2: Tổ chức thực hiện

Tổ chức hoạt động theo kế hoạch. Trong quá trình thực hiện cần đảm bảo chuyển tải nội dung chủ đề một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp nhằm lôi cuốn HS tham gia một cách tích cực. Huy động tối đa vốn hiểu biết, kinh nghiệm đã có của bản thân HS giúp cho việc truyển tải và lĩnh hội thông tin đạt hiệu quả cao hơn. Tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp HS được trải nghiệm những kiến thức và kinh nghiệm đã có về việc hợp tác lẫn nhau trong quá trình họat động. Quá trình thực hiện diễn ra với các hoạt động cụ thể:

- Mở đầu: Có thể tổ chức cho HS tham gia một trò chơi, một tình huống hay một bài hát về chủ đề hợp tác.

- Tạo tình huống để HS nhớ lại những tình huống hợp tác đã trải qua, những thành công hay thất bại khi hợp tác cùng bạn bè (tạo cơ hội cho HS được bàn luận, chia sẻ với nhau).

- Lựa chọn một tình huống thực tiễn và yêu cầu HS phân tích để thấy được các dấu hiệu cơ bản của hợp tác và NLHT. Hướng dẫn HS thảo luận về những mặt

85

biểu hiện của NLHT như kiến thức, kỹ năng, thái độ giá trị được biểu thị qua tình huống đó.

Qua hoạt động này giúp HS hiểu rõ hơn về các biểu hiện của NLHT cũng như cách thức hợp tác để mang lại thành công trong hoạt động, hình thành ở HS nhu cầu muốn được hợp tác cùng người khác.

- Kết thúc hoạt động

Bước 3: Tổng kết, đánh giá

GV nhận xét, đánh giá và củng cố lại những kiến thức cơ bản về NLHT, vai trò của hợp tác, phát triển NLHT giúp HS vận dụng được vào thực tiễn hoạt động….

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- GV chủ nhiệm và các cộng tác viên cần được tập huấn kiến thức về NLHT và phát triển NLHT cho HS.

- GV cần xây dựng các tài liệu hướng dẫn giúp HS nhận thức tốt hơn vấn đề cần bồi dưỡng.

- Trong quá trình thực hiện, GV tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm sự hợp tác với nhau để giải quyết các nhiệm vụ. Trong quá trình đó, GV cần chú ý quan sát, theo dõi phát hiện những biểu hiện về sự hợp tác và bất hợp tác của HS để có sự hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời.

- Khuyến khích nhu cầu, hứng thú tham gia hoạt động hợp tác của HS bằng các hình thức hoạt động đa dạng, hấp dẫn.

- Có sự hỗ trợ của nhà trường về các phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện tốt chương trình sinh hoạt: phòng chức năng, máy chiếu và các phương tiện hỗ trợ khác….

- Thời lượng thực hiện biện pháp từ 1 đến 2 buổi tùy theo đặc điểm đối tượng. Ví dụ: Mô hình tổ chức sinh hoạt chủ đề nhằm trang bị kiến thức, khuyến khích nhu cầu, giáo dục thái độ tích cực của HS về hợp tác và phát triển NLHT

Chủ đề “Năng lực hợp tác và việc phát triển NLHT qua HĐGDNGLL” Mục tiêu:

86

phát triển NLHT như: Khái niệm NLHT; Các yếu tố cấu thành NLHT; sự cần thiết phải phát triển NLHT; những biểu hiện cụ thể của NLHT về mặt kiến thức, thái độ, kỹ năng và cách rèn luyện nó.

- Kỹ năng: Giúp HS hình thành, củng cố và phát triển NLHT.

- Thái độ: Khuyến khích nhu cầu hợp tác, hình thành ở HS thái độ tích cực, chủ động hợp tác trong quá trình tham gia các HĐGDNGLL.

Công tác chuẩn bị:

- Thông báo chủ đề sinh hoạt đến HS, giúp các em có sự chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng và tâm thế sẵn sàng tham gia.

- Tài liệu liên quan đến chủ đề

- Một số tình huống thể hiện sự hợp tác và bất hợp tác. - Các vật dụng, phương tiện để tổ chức một số trò chơi. - Một số công cụ hỗ trợ khác.

Thời gian tiến hành:

Có thể tổ chức trong buổi sinh hoạt lớp hoặc hoạt động ngoại khóa. Tổ chức thực hiện:

1. Mở đầu

Ổn định tổ chức lớp, giới thiệu chủ đề sinh hoạt, mục đích, yêu cầu thực hiện hoạt động.

2. Hoạt động 1: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “tranh cờ” - Giới thiệu trò chơi, cách chơi

- Chia nhóm và tổ chức cho các nhóm tham gia trò chơi

- Hướng dẫn các nhóm cùng thảo luận về những cảm nhận và suy nghĩ của mình sau khi trải nghiệm sự hợp tác lẫn nhau trong trò chơi ….và rút ra kết luận về các biểu hiện của NLHT, hiệu quả của việc hợp tác cùng nhau trong hoạt động…

Giáo viên nhận xét, đánh giá và chính xác hóa kiến thức liên quan.

3.Hoạt động 2. Thảo luận về một số tình huống hợp tác và bất hợp tác trong hoạt động học tập và các hoạt động khác.

87

suy nghĩ và cảm nhận của bản thân trong các tình huống đó (khuyến khích HS nêu các tình huống hợp tác trong HĐGDNGLL)

- GV yêu cầu HS nêu những tình huống mình mong muốn hợp tác và không muốn hợp tác, nêu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân trong các tình huống đó.

- GV đưa ra một số tình huống hợp tác đã được chuẩn bị, yêu cầu các nhóm HS trao đổi, thảo luận với nhau, sau đó các nhóm nêu ra những nhận xét đánh giá của nhóm về tình huống hợp tác. GV giúp HS khẳng định lại và rút ra kết luận cần thiết.

- Tổ chức cho các nhóm chơi một trò chơi đòi hỏi phải có sự hợp tác.

- Đề nghị HS chia sẻ và rút ra những kết luận về giá trị của sự hợp tác và liên hệ với bản thân.

4. Tổng kết, đánh giá

- GV khẳng định lại những vấn đề cơ bản về kiến thức, kỹ năng và thái độ giá trị hợp tác trong HĐGDNGLL.

- GV nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả của hoạt động. Chỉ ra nhưng vấn đề hạn chế trong quá trình thực hiện buổi sinh hoạt chủ đề, giúp cả GV và HS rút kinh nghiệm.

- Kết thúc buổi sinh hoạt bằng bài hát noi về hợp tác.

Hoạt động này có thể được tiến hành trong phòng học hoặc ngoài trời. Tùy theo hoạt động diễn ra ở địa điểm nào để chọn các trò chơi cho phù hợp, đảm bảo khoảng không gian cần thiết giúp trò chơi đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)