Thực trạng nhận thức của CBQL,GV và HS về NLHT và phát triển NLHT qua

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 64 - 70)

10. Cấu trúc của luận án

2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL,GV và HS về NLHT và phát triển NLHT qua

qua HĐGDNGLL

2.2.1.1. Nhận thức của CBQL, GV và HS THCS về NLHT

Để tìm hiểu nhận thức của CBGV và HS THCS về NLHT, chúng tôi đặt câu hỏi “Theo thầy/cô/em thế nào là NLHT?” (phụ lục 1,2). Với câu hỏi mở này chúng tôi thu được khá nhiều ý kiến xung quanh việc hiểu thế nào là NLHT. Tổng hợp ý kiến của CBQL và GV THCS kết hợp với phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận thấy có một số ý kiến chủ yếu được tổng hợp thành nhóm như sau:

Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng: “NLHT là sự trao đổi thông tin và khả năng xử lý tình huống giữa các đối tượng với nhau và đạt hiệu quả cao nhất trong mục đích mà họ muốn đạt tới”.

Nhóm ý kiến thứ hai cho rằng “NLHT là khả năng cộng tác giữa các cá nhân trong một tập thể giữa các tập thể với tập thể hoặc giữa tập thể và cá nhân để cùng giải quyết một vấn đề”.

55

Nhóm ý kiến thứ ba, cho rằng: “NLHT là sự phối hợp với các thành viên trong nhóm, trong một tổ chức để đạt hiệu quả cao trong công việc” “là khả năng phối hợp với một hay nhiều người khác để hoàn thành công việc nào đó đạt hiệu quả tối ưu”…

Kết quả khảo sát đối với HS cho thấy nhiều ý kiến tương đối thống nhất cho rằng “NLHT là sự đoàn kết thống nhất của một cộng đồng giúp nhau vượt qua khó khăn và vươn lên trong học tập và cuộc sống”. Nhóm ý kiến thứ hai cho rằng: NLHT là khả năng phối hợp giữa người với người, khả năng cùng làm việc với người khác. Nhóm ý kiến thứ ba cho rằng NLHT là NL của mỗi con người trong việc tham gia vào một hay nhiều công việc chung với một nhóm người hoặc cả cộng đồng”… Như vậy, có thể khẳng định rằng CBQL, GV và HS THCS đã có những hiểu biết nhất định về khái niệm NLHT, đây là cơ sở giúp họ đánh giá được mức độ hợp tác của HS trong quá trình họat động.

Để tìm hiểu kỹ hơn về nhận thức của GV và HS về các thành tố cấu trúc của NLHT, chúng tôi đặt câu hỏi 2 (phụ lục 1,2).

Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV và HS về các thành tố cấu trúc của NLHT của HS cho thấy: Đa số GV và HS đều thống nhất ý kiến cho rằng, NLHT được thể hiện ở cả ba tiêu chí tri thức về hợp tác, kỹ năng và thái độ giá trị hợp tác chiếm 46% trong tổng số ý kiến trả lời của GV và 55.8% ý kiến trả lời của HS. Số ý kiến cho rằng NLHT được biểu hiện ở các kỹ năng hợp tác được xếp thứ hai (chiếm 24% ở CBQL, GV và 24.9% ở HS). Khi được phỏng vấn thêm về việc lựa chọn phương án, em Ng. T. N. H - HS lớp 8 trường THCS Trần Phú cho rằng “Theo em, NLHT của học sinh được biểu hiện rõ nhất là ở những hành vi, kỹ năng hợp tác và có thể dễ dàng quan sát được, còn kiến thức về hợp tác thì không quan sát được”.

“Theo tôi, NLHT được biểu hiện ở cả tri thức, kỹ năng và thái độ. Tuy nhiên nó được biểu hiện rõ nhất ở các kỹ năng hoạt động của HS, nó có thể quan sát và đánh giá được” (H. Th. Th. GV trường THCS Thị trấn Núi Đối – Kiến Thụy).

Ý kiến cho rằng NLHT được biểu hiện ở thái độ, giá trị hợp tác xếp thứ 3 chiếm 16.7 % ở GV và 10.8% ở HS. “HS có hợp tác được với nhau hay không

56

chính là nhờ thái độ hợp tác có tốt hay không. Có bạn nói là đã hiểu về vấn đề này, nhưng tỏ thái độ không muốn hợp tác”( Em Tr. M. Ph. HS lớp 7 - THCS Trần Phú) Từ kết quả khảo sát và quan sát thực tế, chúng tôi cho rằng GV và HS THCS đã có những hiểu biết nhất định về NLHT, tuy nhiên nhận thức đó chưa đầy đủ. Đây là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi đưa ra biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về NLHT và phát triển NLHT cho HS.

2.2.1.2. Nhận thức về sự cần thiết phát triển NLHT cho HS THCS

Từ thực trạng NLHT của HS THCS, nhằm tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV và HS THCS về sự cần thiết phát triển NLHT cho HS, chúng tôi đưa ra câu hỏi số 3 (phụ lục 1,2), kết quả tổng hợp ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Nhận thức về sự cần thiết phát triển NLHT cho HS

Mức độ Đánh giá của CBQL,GV (%) Đánh giá của HS (%) Rất cần thiết 73.3 72.6 Cần thiết 22.7 21.1 Bình thường 4.0 6.3 Không cần thiết 0.0 0.0

Kết quả trên cho thấy, đa số CBQL, GV và HS đều đánh giá ở mức độ “Rất cần thiết” chiếm 73.3 % ở GV và 72.6 % ở HS. Phát triển NLHT là việc “cần thiết” được đánh giá ở mức thứ hai với 22.7 % ở GV và 21.1 % ở HS. Không có ý kiến nào cho rằng sự phát triển NLHT là “không cần thiết” chiếm 0%. Như vậy, đa số CBQL, GV và HS đều nhận thức được sự cần thiết phải phát triển NLHT cho HS. Để kiểm chứng tính khách quan của điều tra viết về vấn đề này, chúng tôi đặt câu hỏi mở “Vì sao?” kết hợp với phỏng vấn sâu một số CBQL, GV và HS. Kết quả thu được qua câu hỏi mở, kết hợp với phỏng vấn sâu, chúng tôi tổng hợp được một số ý kiến lý giải cho câu hỏi đóng.

57

- Việc phát triển NLHT cho HS là cần thiết vì lứa tuổi HS THCS là tuổi đang có sự chuyến biến lớn về mặt tâm lý, nhu cầu về tình cảm, giao tiếp, hợp tác với bạn phát triển mạnh hơn so với lứa tuổi trước.

- NLHT giúp các em có cơ hội khẳng định mình và giải quyết các vấn đề khó trong học tập và trong các hoạt động khác

- NLHT của HS hiện nay rất kém. Việc phát triển NLHT giúp tăng tính đoàn kết trong tập thể, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập để cùng tiến bộ, tăng hiệu quả công việc. Vì vậy cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển NL này.

Về phía HS, qua điều tra bằng bảng hỏi và kết hợp với phỏng vấn sâu chúng tôi thu được một số ý kiến:

“ Theo em, việc phát triển NLHT là rất cần thiết vì khi hợp tác với người khác giúp HS có thêm kiến thức, thêm sự tự tin, rèn được kỹ năng sống cho HS.” (Tr. M. A- Lớp 8, trường THCS Thị trấn Núi Đối – Kiến Thụy)

“ Việc phát triển NLHT là rất cần thiết vì khi phát triển được NLHT, chúng em sẽ biết phối hợp với nhau để hoàn thành công việc nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian cũng như tránh sự ỷ lại vào người khác” (Ng. H. M. Lớp 7- Trường THCS Xã Tam Đa- Vĩnh Bảo)

“ Khi biết hợp tác với ngừơi khác sẽ giúp HS có những thể rèn luyện các kỹ năng khác trong cuộc sống, giúp HS nâng cao vốn kinh nghiệm sống làm tiền đề cho tương lai sau này. Do đó, rất cần phải phát triển NL này…” (Ng.Th. H. Lớp 7- Trường THCS Trần Phú – Kiến An)

“NL này rất cần thiết vì phát triển NLHT giúp HS biết hòa đồng với người khác, biết được các kỹ năng cần thiết trong quan hệ giao tiếp ứng xử, chấp nhận lẫn nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động tập thể. Khi hợp tác giúp ta trưởng thành hơn và mang tính cộng đồng cao hơn ” (B. Q. H. Lớp 8- Trường THCS Trần Phú – Kiến An). Một số ý kiến khác dựa trên những biểu hiện của NLHT đưa ra cách lý giải sự cần thiết phải phát triển NL này cho HS.

Như vậy, từ kết quả khảo sát và quan sát thực tế, chúng tôi cho rằng đa số CBQL, GV và HS THCS đều nhận thức được sự cần thiết phải phát triển NLHT cho

58

HS. Đây là điều kiện thuận lợi giúp chúng tôi thực hiện những nội dung nghiên cứu và tiến hành hoạt động thực nghiệm ở giai đoạn sau.

2.2.1.3. Nhận thức về con đường phát triển NLHT cho HS

Để tìm hiểu các con đường phát triển NLHT cho HS và ý nghĩa của nó, chúng tôi sử dụng câu hỏi 8 (phụ lục 1, 2) kết hợp với phỏng vấn sâu một số CBQL, GV và HS, kết quả cho thấy: Phần lớn CBQL, GV và HS đều cho rằng, trong thực tế việc phát triển NLHT cho HS chủ yếu thực hiện thông qua con đường dạy học các môn văn hóa (chiếm 78%). Để kiểm chứng tính khách quan của kết quả này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số GV và HS. Kết quả phỏng vấn GV được tổng hợp lại một số ý kiến cơ bản như sau:

- Chúng tôi đã chú ý đến phát triển khả năng hợp tác của HS, đặc biệt trong các môn học đã sử dụng các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy được sự hợp tác của các em như dạy học hợp tác nhóm, dạy học kiến tạo...

- Trong giảng dạy các môn học, chúng tôi đều đặt ra vấn đề phải nâng cao NLHT cho HS thông qua việc xây dựng các tình huống nhằm giúp HS huy động kiến thức của mình và phải biết hợp tác với các bạn để giải quyết vấn đề.

- Việc phát huy tính tích cực, nâng cao khả năng hợp tác cho HS chủ yếu được thực hiện trong hoạt động dạy học. Trong qua trình tổ chức các HĐGDNGLL, chúng tôi cũng đã đặt ra mục tiêu phát triển NLHT cho HS, tuy nhiên mục tiêu đó chưa thực sự được chú trọng...

Có ý kiến cho rằng việc phát triển NLHT trong HĐGDNGLL chưa được chú trọng vì các hoạt động giáo dục này chưa được tổ chức thường xuyên, chủ yếu tập trung vào việc dạy học các môn.

Về phía HS, đa số các ý kiến cũng cho rằng, trong thực tế việc tăng cường khả năng hợp tác cho HS chủ yếu được chú trọng khi tổ chức dạy các môn học. Các em ít được tham gia các hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp và không có nhiều cơ hội để trải nghiệm sự hợp tác trong các hình thức hoạt động khác nhau.

Như vậy, trong thực tế nhà trường THCS việc phát triển NLHT cho HS chủ yếu được thực hiện trong hoạt động dạy học các môn văn hóa. HĐGDNGLL cũng

59

đặt ra mục tiêu cần phát triển NL người học trong đó có NLHT. Tuy nhiên trong các hoạt động dạy học và giáo dục ở trường THCS việc tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế chưa được chú trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau.

2.2.1.4. Nhận thức của CBQL, GV và HS về hiệu quả của HĐGDNGLL trong việc phát triển NLHT cho HS

Việc tìm hiểu thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về hiệu quả của HĐGDNGLL trong việc phát triển NLHT cho HS, chúng tôi sử dụng câu hỏi 9 (phụ lục1,2). Kết quả tổng hợp cho thấy, 84% CBQL, GV và 61.4% HS chọn phương án “rất hiệu quả”, 13.3% CBQL, GV và 32.2% HS chọn phương án “hiệu quả”; 2.7% CBQL, GV và 5.8% HS chọn phương án “bình thường”; 0.6% HS và không có GV nào chọn phương án “không hiệu quả”. Từ kết quả khảo sát trên, chúng tôi khẳng định đa số GV và HS đã nhận thức được vai trò của HĐGDNGLL trong việc phát triển NLHT cho HS. Câu hỏi mở “Tại Sao?” đã giúp chúng tôi có được những ý kiến khẳng định rõ hơn hiệu quả của HĐGDNGLL trong việc phát triển NLHT cho HS. Các ý kiến của CBQL, GV và HS được tổng hợp lại như sau:

- HĐGDNGLL mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển khả năng hợp tác cho HS, vì qua họat động giúp HS nhận biết được NL của mình, có cơ hội phát triển tiềm năng bản thân, biết cách làm việc với tập thể, với cộng đồng.

- Khi tham gia HĐGDNGLL HS không bị áp lực bởi vấn đề học, do đó HS trao đổi nhiệt tình hơn, tình thần hợp tác thể hiện rõ hơn.

- HĐGDNGLL giúp HS cải thiện được những kỹ năng còn hạn chế, giúp HS hòa đồng với nhau hơn, biết lắng nghe và chia sẻ với nhau

- Giúp HS nhận thấy được vai trò của sự hợp tác trong quá trình hoạt động, học được cách hợp tác với người khác để mang lại hiệu quả cao.

- HĐGDNGLL là một môi trường tốt để HS thể hiện sự hợp tác, vì HS được tiếp cận với nhiều vấn đề đòi hỏi phải có sự hợp tác với nhau để thực hiện.

Những ý kiến thu được qua khảo sát kết hợp với việc quan sát trực tiếp ở các trường THCS, chúng tôi cho rằng đa số các đối tượng khảo sát đều nhận thức được HĐGDNGLL có vai trò quan trọng trong việc giáo dục HS. Tham gia các

60

HĐGDNGLL giúp HS mở rộng, bổ sung những kiến thức kinh nghiệm đã có. Mặt khác chính việc tham gia các HĐGDNGLL giúp HS có cơ hội trải nghiệm trong các hoạt động, trong các mối quan hệ, qua đó các em học được cách hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động hợp tác. Kết quả nhận thức của CBQL, GV và HS về sự cần thiết của HĐGDNGLL trong việc phát triển NLHT, giúp chúng tôi có thêm động lực tìm kiếm những biện pháp phát triển NLHT cho HS qua các HĐGDNGLL.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)