10. Cấu trúc của luận án
2.1.4. Phương pháp khảo sát:
2.1.4.1. Phương pháp chuyên gia và phương pháp nghiên cứu tài liệu
Trên cơ sở tổng hợp những nguyên cứu của các tác giả về hợp tác và NLHT, xin ý kiến của các chuyên gia GV phổ thông, từ đó xây dựng nội dung bảng hỏi.
2.1.4.2. Phương pháp quan sát:
- Mục đích: Thu thập thông tin định tính nhằm bổ sung, lý giải cho những số liệu thu được qua điều tra viết.
50
- Nội dung quan sát: Tập trung vào những biểu hiện về thái độ và kỹ năng hợp tác của HS THCS trong quá trình tham gia hoạt động.
- Cách tiến hành: Xác định mục đích của việc quan sát; Xây dựng mẫu biên bản quan sát (phụ lục ) và hướng dẫn cho các cộng tác viên trực tiếp quan sát, đánh giá. - Phương pháp: Quan sát trực tiếp quá trình chuẩn bị và tham gia các HĐGDNGLL của HS. Trên cơ sở đó đánh giá mức độ NLHT hiện có của HS THCS.
2.1.4.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập thông tin về thực trạng NLHT của HS THCS và việc phát triển NLHT cho HS qua HĐGDNGLL, làm cơ sở xây dựng các biện pháp nâng cao NLHT.
- Việc điều tra được tiến hành với hai mẫu phiếu. Mẫu phiếu 1 dành cho CBQL, GV; mẫu phiếu 2 dành cho HS THCS. Các mẫu phiếu có cấu trúc và nội dung tương tự nhau, chỉ thay đổi câu chữ cho phù hợp với người được hỏi.
- Cách thức tiến hành:
Giai đoạn 1. Thiết kế bảng hỏi
Bước 1. Thu thập ý kiến, xây dựng bảng hỏi
+ Xây dựng tiêu chí đánh giá NLHT làm cơ sở cho việc khảo sát thực trạng đảm bảo độ tin cậy cao. Thành tố cốt lõi của NLHT là hệ thống các kỹ năng hợp tác, do đó cùng với những câu hỏi liên quan đến các biểu hiện về mặt tri thức, thái độ giá trị hợp tác chúng tôi xây dựng các tiêu chí đánh giá về mặt kỹ năng hợp tác của HS THCS. Việc xây dựng tiêu chí đánh giá được giới hạn ở một số kỹ năng cơ bản trong hệ thống các kỹ năng hợp tác. Tiêu chí đánh giá một số kỹ năng hợp tác cơ bản được cụ thể hóa ở bảng 2.1.
+ Xây dựng và hoàn thiện bảng hỏi trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển NLHT cho HS qua HĐGDNGLL và thu thập ý kiến đóng góp của các chuyên gia.
Bước 2: Khảo sát thăm dò
Việc khảo sát thăm dò được tiến hành trên 15 GV và 50 HS trường THCS Trần Phú - Kiến An - Hải Phòng để xác định tính khả thi, sự phù hợp của phiếu hỏi với các đối tượng khảo sát.
51
Dựa trên kết quả điều tra thử, chúng tôi đã điều chỉnh và hoàn thiện lại phiếu hỏi để tiến hành điều tra chính thức.
Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá NLHT của HS về mặt kỹ năng
Mức độ biểu hiện NLHT về mặt kỹ năng Các kỹ năng
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Kỹ năng tham gia công việc
- Chưa đánh giá được vị thế, khả năng của mình trong nhóm - Chưa đảm nhiệm được các vai trò khác nhau - Chưa chủ động phối hợp hành động cùng người khác - Không biết cách phối hợp hoạt động cùng người khác
- Đánh giá tương đối đúng vị thế, khả năng của mình - Đảm nhiệm được một số vai trò trong nhóm nhưng còn tỏ ra lúng túng - Đã chủ động phối hợp hành động cùng người khác - Đã biết cách phối hợp hoạt động nhưng hiệu quả chưa cao - Đánh giá đúng vị thế, khả năng của mình trong nhóm Đảm nhiệm tốt các vai trò khác nhau trong nhóm - Chủ động phối hợp hoạt động cùng người khác
- Biết phối hợp hoạt động cùng người khác một cách có hiệu quả Kỹ năng diễn đạt ý kiến mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục - Trình bày ý kiến cá nhân chưa mạnh lạc, rườm rà, khó hiểu, chưa thuyết phục - Chưa biết sử dụng hành vi ngôn ngữ phù hợp - Trình bày ý kiến cá nhân mạch lạc, rõ ràng, lôgic, tuy nhiên tính thuyết phục chưa cao - Kết hợp được một số hành vi phi ngôn ngữ - Trình bày ý kiến cá nhân mạch lạc, rõ ràng, lôgic, có sức thuyết phục - Biết sử dụng hành vi phi ngôn ngữ phù hợp để tăng hiệu quả giao tiếp Kỹ năng lắng nghe, tóm tắt và đưa ra ý - Không tập trung chú ý khi người khác phát biểu ý kiện - Lắng nghe ý kiến của người khác - Biết tóm tắt ý kiến - Chăm chú lắng nghe ý kiến của người khác
52 kiến nhận xét đúng
đắn ý kiến của người khác
- Không biết tóm tắt ý kiến của người khác
-Nhận xét không chính xác, thiếu tế nhị
của người khác nhưng chưa đầy đủ - Có đưa ra những ý kiến nhận xét với thái độ thiện chí - Biết tóm tắt ý kiến người khác một cách súc tích và đầy đủ, chính xác -Nhận xét ý kiến chính xác, kịp thời có tinh thần xây dựng
Kỹ năng trao đổi, thống nhất ý kiến hoặc chấp nhận ý kiến trái ngược
- Trao đổi ý kiến gay gắt, thiếu tế nhị
- Chưa biết phân tích, lập luận để thống nhất ý kiến - Bảo lưu ý kiến cá nhân với thái độ bảo thủ
- Trao đổi ý kiến nhẹ nhàng, tế nhị
- Có phân tích, lập luận để cùng nhau thống nhất quan điểm chung nhưng tính thuyết phục chưa cao
- Trao đổi ý kiến nhẹ nhàng, tế nhị
- Biết phân tích, lập luận để cùng nhau đi đến qiuan điểm thống nhất
- Chấp nhận ý kiến trái ngược với thái độ vui vẻ, thiện chí
Kỹ năng giúp đỡ hỗ trợ người khác và yêu cầu sự giúp đỡ hay giải thích khi cần
- Không giúp đỡ, hỗ trợ người khác trong hoạt động chung - Không biết cách yêu cầu sự giúp đỡ, giải thíchcủa người khác khi gặp khó khăn - Có giúp đỡ, hỗ trợ người khác nhưng không thường xuyên - Biết đưa ra lời đề nghị giúp đỡ của người khác nhưng chưa khéo léo, chưa mạnh dạn
- Nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ người khác trong hoạt động - Khéo léo đưa ra yêu cầu nhờ sự giúp đỡ của người khác khi cần Kỹ năng bày tỏ sự ủng hộ - Không bày tỏ sự ủng hộ người khác - Tỏ ra thờ ơ với hoạt động của người khác Biết bày tỏ sự ửng hộ một cách tế nhị Có những lời nói, hành động thể hiện rõ sự ửng hộ hoạt động của người khác.
53
Kỹ năng khuyến khích động viên sự tham gia của các thành viên khich động viên các thành viên khác bằng những cử chỉ, lời nói phù hợp - Có những biểu hiện thờ ơ, thiếu tích cực trọng hoạt
lời nói cử chỉ để khuyến khích động viên các thành viên trong nhóm
quả những lời nói cử chỉ để khuyến khích động viên các thành viên khác trong nhóm
- Tạo được bầu không khí làm việc nhóm hào hứng, sôi nổi Kỹ năng phản đối nhẹ nhàng, không chỉ trích Có lời nói, hành vi phản đối người khác một cách kịch liệt, gay gắt, đôi khi có sử dụng nhưng lời nói chỉ trích, miệt thị người khác
Biết phản đối ý kiến, hành vi sai lệch của người khác một cách tế nhị
- Khéo léo phản đối ý kiến, hành vi sai lệch của người khác mà không làm họ mất lòng
- Tuyệt đối không dùng những lời lẽ chỉ trích, miệt thị Kỹ năng kiềm chế bực tức Không làm chủ được cảm xúc, có những hành vi, lời nói làm cho người khác rơi vào những tình huống xấu hổ Làm chủ được cảm xúc, có ý thức cố gắng kiềm chế bản thân Làm chủ cảm xúc cá nhân tốt, không bộc lộ những lời nói hành vi khó chị bực tức - Kiên nhẫn lắng nghe không làm cho người nói rơi vào tình huống khó xử Kỹ năng đàm phán, xử lý mâu thuẫn bất đồng Khó khăn lúng túng trong việc xử lý bất đồng Đưa ra được cách xử lý một số tình huống, nhưng hiệu quả còn hạn chế
Đưa ra cách xử lý một cách khéo léo, tế nhị
54
Giai đoạn 2: Điều tra chính thức
Việc tiến hành điều tra chính thức được chúng tôi tiến hành như sau: Với bảng hỏi dành cho HS, chúng tôi phát phiếu trên lớp, hướng dẫn và giải thích cách làm, sau đó thu phiếu ngay tại lớp. Với bảng hỏi dành cho CBQL,GV chúng tôi gửi phiếu đến GV có giải thích cách làm, sau đó chúng tôi thu lại phiếu.
- Quá trình điều tra được tiến hành vào tháng 1 và tháng 2 năm 2014 2.1.4.4. Phỏng vấn sâu:
- Mục đích: Thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin thu được từ điều tra bằng bảng hỏi.
- Nội dung phỏng vấn: Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị theo các vấn đề mà người nghiên cứu quan tâm.
- Khách thể phỏng vấn: 18 CBQL, GV; 25 HS THCS và sinh viên thực tập tại các trường được khảo sát ở Hải Phòng.
- Phương pháp: Phỏng vấn trực tiếp từng cá nhân và nhóm. 2.2. Kết quả khảo sát
2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về NLHT và phát triển NLHT qua HĐGDNGLL qua HĐGDNGLL
2.2.1.1. Nhận thức của CBQL, GV và HS THCS về NLHT
Để tìm hiểu nhận thức của CBGV và HS THCS về NLHT, chúng tôi đặt câu hỏi “Theo thầy/cô/em thế nào là NLHT?” (phụ lục 1,2). Với câu hỏi mở này chúng tôi thu được khá nhiều ý kiến xung quanh việc hiểu thế nào là NLHT. Tổng hợp ý kiến của CBQL và GV THCS kết hợp với phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận thấy có một số ý kiến chủ yếu được tổng hợp thành nhóm như sau:
Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng: “NLHT là sự trao đổi thông tin và khả năng xử lý tình huống giữa các đối tượng với nhau và đạt hiệu quả cao nhất trong mục đích mà họ muốn đạt tới”.
Nhóm ý kiến thứ hai cho rằng “NLHT là khả năng cộng tác giữa các cá nhân trong một tập thể giữa các tập thể với tập thể hoặc giữa tập thể và cá nhân để cùng giải quyết một vấn đề”.
55
Nhóm ý kiến thứ ba, cho rằng: “NLHT là sự phối hợp với các thành viên trong nhóm, trong một tổ chức để đạt hiệu quả cao trong công việc” “là khả năng phối hợp với một hay nhiều người khác để hoàn thành công việc nào đó đạt hiệu quả tối ưu”…
Kết quả khảo sát đối với HS cho thấy nhiều ý kiến tương đối thống nhất cho rằng “NLHT là sự đoàn kết thống nhất của một cộng đồng giúp nhau vượt qua khó khăn và vươn lên trong học tập và cuộc sống”. Nhóm ý kiến thứ hai cho rằng: NLHT là khả năng phối hợp giữa người với người, khả năng cùng làm việc với người khác. Nhóm ý kiến thứ ba cho rằng NLHT là NL của mỗi con người trong việc tham gia vào một hay nhiều công việc chung với một nhóm người hoặc cả cộng đồng”… Như vậy, có thể khẳng định rằng CBQL, GV và HS THCS đã có những hiểu biết nhất định về khái niệm NLHT, đây là cơ sở giúp họ đánh giá được mức độ hợp tác của HS trong quá trình họat động.
Để tìm hiểu kỹ hơn về nhận thức của GV và HS về các thành tố cấu trúc của NLHT, chúng tôi đặt câu hỏi 2 (phụ lục 1,2).
Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV và HS về các thành tố cấu trúc của NLHT của HS cho thấy: Đa số GV và HS đều thống nhất ý kiến cho rằng, NLHT được thể hiện ở cả ba tiêu chí tri thức về hợp tác, kỹ năng và thái độ giá trị hợp tác chiếm 46% trong tổng số ý kiến trả lời của GV và 55.8% ý kiến trả lời của HS. Số ý kiến cho rằng NLHT được biểu hiện ở các kỹ năng hợp tác được xếp thứ hai (chiếm 24% ở CBQL, GV và 24.9% ở HS). Khi được phỏng vấn thêm về việc lựa chọn phương án, em Ng. T. N. H - HS lớp 8 trường THCS Trần Phú cho rằng “Theo em, NLHT của học sinh được biểu hiện rõ nhất là ở những hành vi, kỹ năng hợp tác và có thể dễ dàng quan sát được, còn kiến thức về hợp tác thì không quan sát được”.
“Theo tôi, NLHT được biểu hiện ở cả tri thức, kỹ năng và thái độ. Tuy nhiên nó được biểu hiện rõ nhất ở các kỹ năng hoạt động của HS, nó có thể quan sát và đánh giá được” (H. Th. Th. GV trường THCS Thị trấn Núi Đối – Kiến Thụy).
Ý kiến cho rằng NLHT được biểu hiện ở thái độ, giá trị hợp tác xếp thứ 3 chiếm 16.7 % ở GV và 10.8% ở HS. “HS có hợp tác được với nhau hay không
56
chính là nhờ thái độ hợp tác có tốt hay không. Có bạn nói là đã hiểu về vấn đề này, nhưng tỏ thái độ không muốn hợp tác”( Em Tr. M. Ph. HS lớp 7 - THCS Trần Phú) Từ kết quả khảo sát và quan sát thực tế, chúng tôi cho rằng GV và HS THCS đã có những hiểu biết nhất định về NLHT, tuy nhiên nhận thức đó chưa đầy đủ. Đây là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi đưa ra biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về NLHT và phát triển NLHT cho HS.
2.2.1.2. Nhận thức về sự cần thiết phát triển NLHT cho HS THCS
Từ thực trạng NLHT của HS THCS, nhằm tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV và HS THCS về sự cần thiết phát triển NLHT cho HS, chúng tôi đưa ra câu hỏi số 3 (phụ lục 1,2), kết quả tổng hợp ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Nhận thức về sự cần thiết phát triển NLHT cho HS
Mức độ Đánh giá của CBQL,GV (%) Đánh giá của HS (%) Rất cần thiết 73.3 72.6 Cần thiết 22.7 21.1 Bình thường 4.0 6.3 Không cần thiết 0.0 0.0
Kết quả trên cho thấy, đa số CBQL, GV và HS đều đánh giá ở mức độ “Rất cần thiết” chiếm 73.3 % ở GV và 72.6 % ở HS. Phát triển NLHT là việc “cần thiết” được đánh giá ở mức thứ hai với 22.7 % ở GV và 21.1 % ở HS. Không có ý kiến nào cho rằng sự phát triển NLHT là “không cần thiết” chiếm 0%. Như vậy, đa số CBQL, GV và HS đều nhận thức được sự cần thiết phải phát triển NLHT cho HS. Để kiểm chứng tính khách quan của điều tra viết về vấn đề này, chúng tôi đặt câu hỏi mở “Vì sao?” kết hợp với phỏng vấn sâu một số CBQL, GV và HS. Kết quả thu được qua câu hỏi mở, kết hợp với phỏng vấn sâu, chúng tôi tổng hợp được một số ý kiến lý giải cho câu hỏi đóng.
57
- Việc phát triển NLHT cho HS là cần thiết vì lứa tuổi HS THCS là tuổi đang có sự chuyến biến lớn về mặt tâm lý, nhu cầu về tình cảm, giao tiếp, hợp tác với bạn phát triển mạnh hơn so với lứa tuổi trước.
- NLHT giúp các em có cơ hội khẳng định mình và giải quyết các vấn đề khó trong học tập và trong các hoạt động khác
- NLHT của HS hiện nay rất kém. Việc phát triển NLHT giúp tăng tính đoàn kết trong tập thể, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập để cùng tiến bộ, tăng hiệu quả công việc. Vì vậy cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển NL này.
Về phía HS, qua điều tra bằng bảng hỏi và kết hợp với phỏng vấn sâu chúng tôi thu được một số ý kiến:
“ Theo em, việc phát triển NLHT là rất cần thiết vì khi hợp tác với người khác giúp HS có thêm kiến thức, thêm sự tự tin, rèn được kỹ năng sống cho HS.” (Tr. M. A- Lớp 8, trường THCS Thị trấn Núi Đối – Kiến Thụy)
“ Việc phát triển NLHT là rất cần thiết vì khi phát triển được NLHT, chúng em sẽ biết phối hợp với nhau để hoàn thành công việc nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian cũng như tránh sự ỷ lại vào người khác” (Ng. H. M. Lớp 7- Trường THCS Xã Tam Đa- Vĩnh Bảo)