Chương trình HĐGDNGLL ở trường THCS

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 48)

10. Cấu trúc của luận án

1.4.2.Chương trình HĐGDNGLL ở trường THCS

1.4.2.1. Mục tiêu chương trình HĐGDNGLLở trường THCS

Mục tiêu của chương trình HĐGDNGLL nhằm giúp giúp HS củng cố, mở rộng và nâng cao hiểu biết của HS về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Rèn luyện

39

cho HS những kỹ năng cơ bản, rèn luyện hành vi thói quen tốt trong học tập, lao động. Đồng thời bồi dưỡng cho HS thái độ tích cực tham gia các hoạt động tập thể góp phần hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất và NL chung. Mục tiêu HĐGDNGLL (trong đề án gọi là Hoạt động trải nghiệm sáng tạo) đã được xác định trong đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục là: nhằm góp phần hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất và NL chung, nhất là trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; tính tự lập, tự tin, tự chủ; các NL sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự quản lý bản thân[7;87]. Mục tiêu của HĐGDNGLL ở THCS được cụ thể hóa trong nội dung chương trình HĐGDNGLL.

1.4.2.2. Nội dung chương trình HĐGDNGLLở trường THCS

Chương trình HĐGDNGLL được xây dựng theo một hệ thống đồng tâm phát triển từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp theo mục tiêu giáo dục từ lớp 6 đến lớp 9, bao gồm hai phần: Phần bắt buộc và phần khuyến khích. HĐGDNGLL được thực hiện theo chương trình bắt buộc 3 tiết trên tuần. Nội dung HĐGDNGLL ở trường THCS rất đa dạng và phong phú nhưng tựu chung lại ở 5 loại hình hoạt động sau: Các hoạt động xã hội; các hoạt động tiếp cận khoa học kỹ thuật; hoạt động văn hóa, văn nghệ; hoạt động vui chơi giải trí; hoạt động lao động công ích. Các loại hình hoạt động đó được xây dựng với 6 nội dung cơ bản: Giáo dục truyền thống; giáo dục ý thức học tập; giáo dục ý thức và tình cảm với Tổ quốc, với Đảng cộng sản Việt Nam, với Bác Hồ, với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; giáo dục tình bạn, tình yêu và gia đình; giáo dục hòa bình, hữu nghị và hợp tác; mùa hè vui, khỏe, bổ ích vì cuộc sống cộng đồng. Các nội dung trên được thực hiện theo 9 chủ đề hoạt động trong suốt năm học (phụ lục 11).

1.4.2.3. Hình thức tổ chức HĐGDNGLL ở THCS

Hình thức tổ chức HĐGDNGLL ở trường THCS rất phong phú, đa dạng. Những hình thức tiêu biểu được sử dụng để tổ chức HĐGDNGLL ở trường THCS là: Tổ chức CLB (khoa học vui,phương pháp học tập, văn nghệ, thể thao, hướng nghiệp…); Tổ chức thi (tìm hiểu truyền thống nhà trường, truyền thống tôn sư trọng

40

đạo, truyền thống Đội, Đoàn, về quê hương Đất nước, Đảng, Bác Hồ…, thi văn nghệ, vẽ, khéo tay hay làm…); Tổ chức trò chơi( hỏi đáp, hái hoa dân chủ,, trò chơi ô chữ, đố vui, tìm ẩn số bài hát…); Tổ chức giao lưu (gương đoàn viên, gương học tốt, cựu chiến binh, trao đổi kinh nghiệm học tập…); Tổ chức các hoạt động xã hội (đền ơn đáp nghĩa, từ thiện ...).... Để HĐGDNGLL mang lại hiệu quả cao cần sử dụng phối hợp các hình thức hoạt động với nhau tạo sự sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn HS tham gia một cách tích cực, tự giác.[17;77;80;82;86; 89]

1.4.2.4. Phương pháp tổ chức HĐGDNGLL nhằm phát triển NLHT cho HS

Trong nhà trường THCS, việc tổ chức các HĐGDNGLL thường sử dụng các phương pháp: Thảo luận, đóng vai, giải quyết vấn đề, tình huống, giao nhiệm vụ, trò chơi, tổ chức các hoạt động giao lưu, diễn đàn...Mỗi phương pháp có những đặc trưng và thế mạnh riêng, do đó tùy theo nội dung, hình thức hoạt động cụ thể mà lựa chọn các phương pháp cho phù hợp nhằm phát huy tác dụng cao nhất trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.

Dựa trên định hướng phát triển giáo dục theo hướng tiếp cận NL người học, phương pháp tổ chức HĐGDNGLL cần được đổi mới theo hướng tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển NL cho HS. Vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã được đề cập trong đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, trong đó khẳng định: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm góp phần hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất và NL chung, nhất là trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; tính tự lập, tự chủ; các NL sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự quản lý bản thân. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ là môi trường để giúp HS trải nghiệm tất cả những gì được học từ các môn học, chủ đề hay lĩnh vực, giúp vận dụng kiến thức có được từ nhà trường vào thực tiễn cuộc sống và cũng thông qua đó, những NL gắn với cuộc sống được hình thành.[6] 1.4.3. Nội dung phát triển NLHT cho HS THCS qua HĐGDNGLL

Trên cơ sở cấu trúc chung của NLHT và những biểu hiện NLHT của HS THCS đã được trình bày ở trên, chúng tôi cho rằng, nội dung phát triển NLHT cho HS THCS qua HĐGDNGLL bao gồm:

41

- Bồi dưỡng và phát triển hệ thống tri thức về hoạt động hợp tác: Thông qua các hình thức tổ chức HĐGDNGLL, bồi dưỡng và phát triển ở HS THCS những tri thức về hợp tác nói chung và những tri thức hợp tác trong HĐGDNGLL nói riêng. Hệ thống tri thức đó bao gồm: Tri thức về hoạt động hợp tác, cách thức hợp tác, nguyên tắc hợp tác và những điều kiện cần thiết cho hoạt động hợp tác.

- Phát triển hệ thống kỹ năng hợp tác: Giúp HS rèn luyện kỹ năng tham gia công việc; Kỹ năng cộng tác; Kỹ năng xây dựng và duy trì sự tin tưởng; Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn bất đồng, biết sử dụng những kinh nghiệm đã có vào hoạt động... nhằm đạt hiệu quả cao trong HĐGDNGLL.

- Phát triển ở HS giá trị, thái độ, tình cảm, động cơ đối với việc hợp tác: giúp các em thấy được sự cần thiết phải hợp tác với nhau, trách nhiệm cá nhân trong quá trình thực hiện HĐGDNGLL làm cơ sở giúp họ chủ động, tích cực, tự nguyện hợp tác với nhau.

Các nội dung phát triển NLHT có sự thống nhất, đan xen với nhau và được thực hiện đồng bộ trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL.

1.4.4. Đánh giá NLHT qua HĐGDNGLL

Để chứng minh được người HS có NL ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được giải quyết vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. NLHT của HS được thể hiện ở việc biết sử dụng các kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị, động cơ hợp tác trong một hoạt động hay một tình huống có thực chứ không phải là sự tiếp thu các tri thức rời rạc, tách rời tình huống thực tức là thể hiện trong hành vi, hành động và sản phẩm họat động... có thể quan sát, đo đạc, đánh giá được.

Việc đánh giá NLHT của HS THCS có thể sử dụng một số công cụ như: Đặt câu hỏi; đối thoại trong lớp học; đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá; sử dụng thang NL; quan sát; xử lý tình huống; đánh giá qua sản phẩm...

1.4.4.1. Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng

Đánh giá đồng đẳng là quá trình đánh giá giữa các HS với nhau cùng tham gia hoạt động, nhằm cung cấp các thông tin phản hồi để cùng học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau. Nó tạo cơ hội để nói chuyện, thảo luận, giải thích và thách thức lẫn nhau.

42

Tự đánh giá là quá trình HS tự trả lời các câu hỏi về các biểu hiện của sự hợp tác của chính bản thân mình dựa trên những tiêu chí nhất định. Tự đánh giá giúp HS thể hiện rõ cách mà các em muốn thực hiện hoạt động. Nó cung cấp những thông tin phản hồi có ý nghĩa với GV về nhu cầu, những khó khăn khi tham gia HĐGDNGLL của HS.

Để giúp HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, GV cần:

- Tạo môi trường hoạt động thuận lợi, tin tưởng và tích cực cho HS - Tạo cơ hội đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá

- Hướng dẫn HS kỹ năng hợp tác trong đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá. - Cung cấp các tiêu chí rõ ràng giúp HS tự đánh giá.

- Khuyến khích HS nêu những nhu cầu, mong muốn của mình đối với việc tổ chức các HĐGDNGLL.

1.4.4.2. Đánh giá qua quan sát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá qua quan sát là thông qua quan sát mà đánh giá các thao tác, động cơ, hành vi, kỹ năng hợp tác trong một hoạt động, một tình huống cụ thể. Việc quan sát NLHT của HS trong HĐGDNGLL có thể được thực hiện trực tiếp trong quá trình HĐGDNGLL của HS hoặc gián tiếp qua các sản phẩm được tạo ra từ hoạt động.

Để đánh giá qua quan sát, GV cần xác định mục đích, cách thức thu thập thông tin từ phía HS sau đó tổ chức quan sát, ghi biên bản. Trên cơ sở kết quả quan sát, GV đánh giá các biểu hiện NLHT của HS trong HĐGDNGLL, phân tích thông tin, nhận xét kết quả, ra quyết định.

Qua quan sát, GV thấy được các hành vi của HS trong bối cảnh cụ thể, trong các tình huống thực tế. Những quan sát này cung cấp các dữ liệu liên quan trực tiếp đến tình huống và hành vi điển hình của HS thể hiện sự hợp tác trong HĐGDNGLL. Tuy nhiên, việc đánh giá qua quan sát là những ghi chép, đánh giá mang đậm tính chủ quan của người quan sát, do đó cần phải có những tiêu chí rõ ràng để việc quan sát đạt hiệu quả cao hơn.

43

Khi sử dụng thang NL để đánh giá NLHT của HS qua HĐGDNGLL: Thang đánh giá mức độ phát triển NL nói chung và NLHT nói riêng thường là thang định danh, quy định thứ tự định tính về các đặc điểm hành vi cần quan sát, đánh giá ở HS. Mỗi hành vi thể hiện sự hợp tác của HS trong HĐGDNGLL sẽ được đánh giá theo thang đo 4 mức và được mô tả như sau:

Mức độ 1 (NLHT ở mức độ thấp): Không nắm được tri thức về hoạt động hợp tác; không chủ động hợp tác với người khác; từ chối nhận nhiệm vụ được giao; không tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động; không lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các thành viên khác; không cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân và không giúp đỡ, hỗ trợ những thành viên khác; không tôn trọng quyết định chung; Không xác định trách nhiện cá nhân đối với hoạt động chung; sản phẩm hoạt động không đạt yêu cầu; không chịu trách nhiệm về sản phẩm chung.

Mức độ 2 (NLHT ở mức độ trung bình): Có những hiểu biết nhất định về hoạt động hợp tác; có chủ động hợp tác với người khác nhưng không thường xuyên; miễn cưỡng khi nhận nhiệm vụ được giao; còn ít tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động; chưa biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các thành viên khác; cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân nhưng chưa giúp đỡ, hỗ trợ các thành viên khác; nhiều khi chưa tôn trọng quyết định chung; Đã xác định trách nhệm cá nhân nhưng chưa rõ ràng; Có sản phẩm tương đối tốt theo yêu cầu nhưng chưa đảm bảo thời gian; chưa sẵn sàng chịu trách nhiệm về sản phẩm chung.

Mức độ 3 (NLHT ở mức độ cao): Nắm được tri thức về hoạt động hợp tác, biết cách hợp tác với người khác; không xung phong nhưng vui vẻ nhận nhiệm vụ khi được giao; tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL cùng người khác song đôi lúc chưa chủ động; đôi lúc chưa biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các thành viên khác; cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân nhưng chưa chủ động giúp đỡ, hỗ trợ các thành viên khác; đôi khi chưa tôn trọng quyết định chung; Đã thể hiện trách nhiệm của cá nhân trong quá trình hợp tác với người khác tương đối tốt; có sản phẩm tốt nhưng chưa đảm bảo thời gian; chịu trách nhiệm về sản phẩm chung khi được yêu cầu.

44

Mức độ 4 (NLHT ở mức độ rất cao): Nắm vững tri thức về hoạt động hợp tác, biết cách hợp tác có hiệu quả; chủ động xung phong nhận nhiệm vụ hoạt động; hăng hái bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL cùng người khác; biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của người khác; cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân đồng thời chủ động đề xuất giúp đỡ, hỗ trợ các thành viên khác; tôn trọng quyết định chung; có sản phẩm tốt đảm bảo thời gian và tự giác chịu trách nhiệm về sản phẩm chung.[6 tr84]

Căn cứ vào các mức độ, khi đánh giá NLHT cần có sự vận dụng linh hoạt cho phù hợp với từng hoạt động, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế của hoạt động hợp tác.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển NLHT cho HS THCS qua HĐGDNGLL HĐGDNGLL

1.5.1. Yếu tố chủ quan

Sự hình thành và phát triển NLHT cho mỗi cá nhân nói chung và HS THCS nói riêng chịu ảnh hưởng của yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó yếu tố chủ quan từ cả phía HS và GV ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành NL của HS THCS.

Các yếu tố chủ quan từ phía CBQL, GV có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển NLHT cho HS THCS qua HĐGDNGLL, cụ thể là:

- Nhận thức của đội ngũ CBQL nhà trường ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng kế hoạch và thực hiện các HĐGDNGLL. Việc phát triển NL cho HS nói chung qua HĐGDNGLL chỉ được thực hiện có hiệu quả khi các nhà quản lý nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của nó trong mối quan hệ với các hoạt động khác trong nhà trường. Trên cơ sở đó có những ý kiến chỉ đạo phù hợp nhằm phát huy tối đa tiềm năng của các hoạt động trong việc thực hiện mục tiêu phát triển NL nói chung và NLHT cho HS THCS nói riêng.

- Nhận thức của GV THCS về giá trị của hợp tác và sự cần thiết phải phát triển NLHT cho HS, đây là yếu tố có tác động rất lớn đến việc phát triển NLHT cho HS. Vì vậy, việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho GV về hợp tác và phát triển NLHT là cần thiết.

45

- Kỹ năng thiết kế và tổ chức HĐGDNGLL của GV ảnh hưởng đến việc phát triển NLHT cho HS THCS. Để HĐGDNGLL mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển NLHT cho HS, đòi hỏi GV phải biết thiết kế, triển khai các hình thức hoạt động tạo ra sự tương tác trực diện và sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm hợp tác với nhau.

- Kinh nghiệm của GV trong việc tổ chức các HĐGDNGLL ở trường THCS cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển NLHT cho HS.

Việc phát triển NLHT cho HS THCS qua HĐGDNGLL muốn có hiệu quả cần chú ý đến các yếu tố chủ quan từ chính bản thân HS. Các đặc điểm về thể chất, tâm lý, xã hội của HS đều có những ảnh hưởng đến việc phát triển NLHT cho họ trong đó có những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp như:

- Đặc điểm sinh học của HS: Đặc điểm sinh học của HS THCS nói chung và mỗi cá nhân HS nói riêng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành NLHT cho họ. Kiểu thần kinh và khí chất ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hợp tác của HS. Những em có khí chất nóng nảy hay ưu tư, kém linh hoạt thì khó hợp tác hơn những em có khí chất linh hoạt. Nói cách khác, mức độ nhạy cảm về xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến NLHT của HS THCS.

- Tính cách: Mỗi thành viên khi tham gia vào lớp, nhóm đều có những đặc điểm tính cách riêng. Tính cách cá nhân ảnh hưởng đến mức độ, tính tích cực, tham gia vào hoạt động chung, ảnh hưởng đến sự chia sẻ kinh nghiệm, giá trị và các NL bên trong của nhóm. Do đó, khi tổ chức các HĐGDNGLL nhằm phát triển NLHT cho HS THCS cần phải chú ý đến đặc điểm riêng về tính cách của mỗi HS để sử dụng những kích thích hợp lý đảm bảo cho sự phát triển.

- Tính tích cực, tự giác, sáng tạo trong hoạt động: Trong quá trình hoạt động, mỗi HS cần phải tích cực, tự giác, chủ động phấn đấu, khẳng định NL của

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 48)