10. Cấu trúc của luận án
4.2.1. Chuẩn bị thực nghiệm
Bước 1. Lựa chọn nhóm TN và nhóm ĐC
Cả hai trường TN, chúng tôi đều chọn HS khối 8, vì các em khối lớp này đã được tham gia nhiều HĐGDNGLL ở THCS nên việc tự đánh giá sự thay đổi sẽ đảm bảo độ chính xác cao hơn. Khi tiến hành lựa chọn nhóm TN và nhóm ĐC, chúng tôi dựa trên nguyên tắc: Số lượng HS chênh lệch không đáng kể, trình độ học tập và mức độ tham gia các hoạt động tập thể tương đối đồng đều, mức độ biểu hiện NLHT tương đương nhau (Thể hiện qua kết quả khảo sát ban đầu và nhận xét đánh giá của GV chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội ở THCS).
Sau khi chọn nhóm TN và ĐC, chúng tôi tiếp xúc với GV chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội của trường và HS để tìm hiểu thêm về kiến thức, thái độ, động cơ, khả năng hợp tác của HS trong quá trình tham gia các hoạt động tập thể làm cơ sở thực hiện các biện pháp phát triển NLHT cho HS.
117
Bước 2. Biên soạn tài liệu, chuẩn bị các phương tiện cần thiết
Chủ thể TN chuẩn bị các tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến nội dung TN và đánh giá kết quả TN:
- Các biện pháp đã được đề xuất: Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp được lựa chọn TN.
- Tiêu chí, công cụ đánh giá sự tiến bộ về NLHT của HS trước và sau TN. Các tài liệu cho nhóm cộng tác viên tham khảo: Chương trình HĐGDNGLL ở THCS, tài liệu về các hình thức tổ chức HĐGDNGLL, đánh giá kết quả hoạt động, đánh giá NL HS, một số trò chơi…
- Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc tiến hành TN. Bước 3. Bồi dưỡng cộng tác viên
Chúng tôi tiến hành bồi dưỡng cho nhóm cộng tác viên tham gia TN (GV chủ nhiệm, cán bộ Đoàn địa phương và một số SV Trường Đại học Hải Phòng) với các nội dung cơ bản sau:
- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho nhóm cộng tác viên kiến thức về NLHT và phát triển NLHT: Khái niệm NLHT; các mặt biểu hiện của NLHT; nguyên tắc hợp tác hiệu quả, nội dung và biện pháp giáo dục phát triển NLHT.
- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho nhóm cộng tác viên về các hình thức tổ chức HĐGDNGLL nhằm phát triển NLHT cho HS (hướng dẫn thiết kế các HĐGDNGLL nhằm phát triển NLHT cho HS với các biện pháp giáo dục mà tác giả luận án đã xây dựng).
- Bồi dưỡng phương pháp đánh giá sự phát triển NLHT về các mặt nhận thức, kỹ năng và thái độ giá trị hợp tác của HS qua TN (điều tra, quan sát, nghiên cứu sản phẩm…)
Thống nhất kế hoạch TN Bước 4. Xây dựng kế hoạch TN
Kế hoạch TN được xây dựng với sự phối hợp của tác giả luận án, GV chủ nhiệm và nhóm cộng tác viên (sinh viên và cán bộ Đoàn địa phương). Tiến hành xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động đảm bảo nội dung phù hợp với yêu
118
cầu của chương trình HĐGDNGLL và việc lồng ghép các biện pháp giáo dục nhằm phát triển NLHT cho HS mà tác giả đã lựa chọn TN. Hai nội dung chính được thực hiện là:
- Tổ chức sinh hoạt chủ đề nhằm trang bị kiến thức, khuyến khích nhu cầu, giáo dục thái độ cho HS về NLHT và phát triển NLHT.
- Tổ chức các HĐGDNGLL với các biện pháp giáo dục đã xây dựng nhằm phát triển NLHT cho HS.
Kế hoạch hoạt động TN được cụ thể hóa ở phụ lục 10. 4.2.2. Triển khai thực nghiệm.
Chúng tôi tiến hành TN theo hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2014 tại trường THCS Thị trấn Núi Đối – Huyện Kiến Thụy – Hải Phòng
Giai đoạn 2: Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2014 tại Trường THCS xã Tam Đa – Huyện Vĩnh Bảo – Hải Phòng
Cả hai trường TN, chúng tôi đều tiến hành theo các bước:
- Đo đầu vào mức độ biểu hiện NLHT của HS ở cả hai nhóm TN và ĐC bằng phiếu đánh giá NLHT (phụ lục 4).
- Tiến hành TN tác động sư phạm. Việc tác động sư phạm với một số biện pháp giáo dục nhằm phát triển NLHT cho HS trong HĐGDNGLL đã xây dựng được tiến hành ở lớp TN, còn lớp ĐC vẫn thực hiện như cũ. Trong quá trình TN, chúng tôi tiến hành quan sát, ghi chép và có những điều chỉnh phù hợp.
Với lớp TN, qúa trình TN được chúng tôi tiến hành với 2 bước:
+ Trang bị kiến thức nhằm nâng cao nhận thức cho HS THCS về NLHT và phát triển NLHT.
Mục đích: Giúp HS nâng cao hiểu biết về hợp tác và cách thức hợp tác trong HĐGDNGLL làm cơ sở để phát triển NLHT.
Nội dung: Khái niệm NLHT; sự cần thiết phải phát triển NLHT; cách thức hợp tác hiệu quả khi tham gia HĐGDNGLL....
119
Cách thực hiện: Chúng tôi tổ chức một buổi sinh hoạt tập thể ngoại khóa cho HS lớp TN về các nội dung như đã trình bày ở trên bằng hình thức trao đổi, thảo luận, phân tích, xử lý tình huống, tham gia các trò chơi hợp tác…qua đó giúp củng cố và nâng cao một số kiến thức cơ bản về hợp tác và phát triển NLHT cho HS qua HĐGDNGLL.
+ Tổ chức các HĐGDNGLL cho HS nhóm TN
Chúng tôi tiến hành các HĐGDNGLL với nội dung giáo dục được quy định trong chương trình HĐGDNGLL ở THCS có sử dụng các biện pháp giáo dục nhằm phát triển NLHT cho HS THCS đã được xây dựng.
Quá trình tiến hành TN sư phạm được áp dụng theo mô hình TN dưới đây: Nhóm TN: O1 X O2
Nhóm ĐC: O3 Y O4 Trong đó:
X: các biện pháp can thiệp TN Y: các tác động khác
O1, O2: kết quả số liệu trước và sau TN biện pháp của nhóm TN
O3, O4: kết quả số liệu trước và sau TN của nhóm ĐC (thời gian O1 trùng với O3, Thời gian O2 trùng với O4)
4.2.3. Tiêu chí và công cụ đánh giá
Trên cơ sở nội dung phát triển NLHT cho HS THCS qua HĐGDNGLL đã được xác định tại mục 1.4.2. Xuất phát từ mục đích của TN là chứng minh các biện pháp giáo dục nhằm phát triển NLHT qua HĐGDNGLL đã xây dựng có tác dụng tích cực đối với việc phát triển ở HS tri thức về hợp tác, kỹ năng và thái độ giá trị hợp tác góp phần phát triển NLHT. Do đó, việc đánh giá cũng giới hạn ở việc chứng minh có sự tiến bộ về kiến thức, kỹ năng và thái độ giá trị hợp tác của HS sau khi tác động sư phạm. Để đánh giá được sự tiến bộ của HS về NLHT, chúng tôi sử dụng các công cụ với các tiêu chí đánh giá một số biểu hiện cơ bản về tri thức, kỹ năng và thái độ gía trị hợp tác. Các công cụ đánh giá được cụ thể hóa như sau:
120
Chúng tôi sử dụng mẫu phiếu hỏi tương tự như mẫu phiếu khảo sát đầu vào TN (phụ lục 4). Mẫu phiếu này nhằm yêu cầu HS đánh giá và tự đánh giá các biểu hiện NLHT theo các tiêu chí tác giả luận án đưa ra. Cách tiến hành tương tự như khảo sát đầu vào TN. Thang đánh giá áp dụng vào mẫu phiếu đánh giá NLHT (phụ lục 4) gồm bốn mức độ đánh giá, các mức độ điểm được quy định như sau:
Mức độ 1: 1 điểm Mức độ 2: 2 điểm Mức độ 3: 3 điểm Mức độ 4: 4 điểm
Điểm tối đa – Điểm tối thiểu Điểm chênh lệch của thang đo =
Số mức độ 4 - 1
Kết quả điểm chênh lệch của thang đo = = 0.75 4
Trên cơ sở đó, xác định điểm của thang đo như sau: Mức độ 1: từ 1 đến dưới 1.75
Mức độ 2: từ 1.75 đến dưới 2.5 Mức độ 3: từ 2.5 đến dưới 3.25 Mức độ 4: từ 3.25 đến 4
Chúng tôi sử dụng các công thức toán thống kê trong phần mềm EXCEL (phụ lục 8) để xử lý và phân tích số liệu với các tham số:
- Điểm trung bình (Mean): là giá trị trung bình cộng của các điểm số để xác định mức độ thể hiện NLHT của HS.
- Độ lệch chuẩn (Standart Deviation – kí hiệu là SD): cho biết mức độ phân tán của các điểm số xung quanh giá trị trung bình nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các biện pháp tác động.
- Kiểm định T- Test phụ thuộc theo cặp (Paired Samples T- test): nhằm xem xét sự khác biệt giá trị trung bình của hai nhóm khác nhau (trước TN và sau TN) có ý nghĩa không.
121
- Kiểm định T- Test độc lập (Independent Samples T- test): nhằm xem xét sự khác biệt giá trị trung bình của cùng một nhóm (trước và sau TN) có ý nghĩa hay không. Trong phép kiểm chứng T- Test phụ thuộc theo cặp và T- Test độc lập, chúng tôi tính giá trị p, trong đó p là xác xuất xảy ra ngẫu nhiên. Có thể kết luận sự khác nhau giữa giá trị trung bình của hai mẫu quan sát dựa trên các thang tham chiếu sau đây:
P < 0.05; chênh lệch giá trị trung bình của hai nhóm xảy ra có ý nghĩa (chênh lệch xảy ra không phải do ngẫu nhiên)
p > 0.05: chênh lệch giá trị trung bình của hai nhóm xảy ra không có ý nghĩa (chênh lệch xảy ra do ngẫu nhiên)
- Mức độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (Standard Mean Deviation – kí hiệu là SMD): cho biết chênh lệch điểm trung bình do tác động mang lại có tính thực tiễn hoặc có ý nghĩa hay không (ảnh hưởng của tác động lớn hay nhỏ), từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của các biện pháp tác động được sử dụng trong thực nghiệm. Công thức tính độ lớn chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của Cohen (1998) được mô tả cụ thể như sau:
Giá trị TB Nhóm TNsau TN – Giá trị TB Nhóm ĐC sau TN SMD Sau TN =
Độ lệch chuẩn Nhóm ĐC sau TN
Sau đó, xác định mức độ ảnh hưởng theo bảng so sánh mức độ ảnh hưởng của Cohen như sau:
Độ lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) > 1: Ảnh hưởng rất lớn Độ lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD): 0,80 – 1,00: Ảnh hưởng lớn Độ lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD): 0,50 – 0,79: Ảnh hưởng TB Độ lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD): 0,20 – 0,49: Ảnh hưởng nhỏ Độ lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD): < 0,20: Ảnh hưởng rất nhỏ [10]
4.2.3.2. Đánh giá qua quan sát sự phát triển NLHT của HS
Hình thức đánh giá dựa vào quan sát là đánh giá các thao tác, động cơ, hành vi, kỹ năng thực hành và kỹ năng nhận thức, chẳng hạn như giải quyết vấn đề trong
122
tình huống cụ thể. Việc quan sát có thể được thực hiện trực tiếp trong quá trình học tập của HS hoặc đánh gía gián tiếp qua nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của họ. Để đánh giá qua quan sát, GV cần xác định mục đích, xác định cách thức hoạt động của HS, phân tích thông tin, nhận xét kết quả, ra quyết định. Qua quan sát, GV tìm hiểu được hành vi của HS trong bối cảnh cụ thể. Những quan sát này cung cấp dữ liệu liên quan trực tiếp đến tình huống và hành vi điển hình của HS.
Để kiểm chứng hiệu quả của các biện pháp được TN, bên cạnh việc sử dụng cách đánh giá qua phiếu hỏi,, chúng tôi tiến hành quan sát, đánh giá, so sánh mức độ phát triển NLHT, thể hiện qua kỹ năng hợp tác của 2 nhóm TN và ĐC. Bằng tri giác (mắt thấy tai nghe) người quan sát ghi lại mọi yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả, phân tích nhận định và đánh giá kết quả.
Nội dung quan sát, đánh giá
Chúng tôi cho rằng, thành phần cốt lõi trong cấu trúc của NLHT là hệ thống kỹ năng hợp tác được thể hiện trong quá trình tham gia các HĐGDNGLL. NLHT của HS được thể hiện ở những hành vi, ứng xử, hành động giải quyết tình huống hiệu quả và có thể quan sát được. Việc quan sát, đánh giá, so sánh mức độ phát triển kỹ năng hợp tác của HS được tiến hành trong quá trình HĐGDNGLL. Do đó, nội dung quan sát tập trung vào các biểu hiện về mặt kỹ năng hợp tác, trong đó chủ yếu quan sát một số kỹ năng cơ bản sau:
- Kỹ năng tham gia công việc
- Kỹ năng diễn đạt ý kiến mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục
- Kỹ năng trao đổi, thống nhất ý kiến hoặc chấp nhận ý kiến trái ngược - Kỹ năng khuyến khích, động viên sự tham gia của các thành viên
- Kỹ năng giúp đỡ hỗ trợ người khác và yêu cầu sự giúp đỡ hay giải thích khi cần
- Kỹ năng lắng nghe và đưa ra ý kiến nhận xét đúng đắn - Kỹ năng phản đối nhẹ nhàng, không chỉ trích
123 - Kỹ năng xử lý mâu thuẫn bất đồng Tiêu chí đánh giá kết quả quan sát
Biểu hiện của các kỹ năng trên của HS THCS được đánh giá với 3 mức độ: - Tốt: Biểu hiện các kỹ năng thành thạo, linh hoạt, có hiệu quả cao.
- Đạt: Thực hiện có kết quả các kỹ năng hợp tác nhưng chưa nhuần nhuyễn, hiệu quả còn khiêm tốn.
- Chưa đạt: Chưa thể hiện được các kỹ năng hợp tác hoặc có thực hiện được nhưng còn lúng túng, mắc lỗi, chưa đạt yêu cầu.
Nội dung các tiêu chí và mức độ đánh giá được cụ thể hóa ở bảng 4.2 Kết quả quan sát được thống kê và phân tích theo tần suất %.
Bảng 4.2. Bảng kiểm quan sát biểu hiện NLHT về mặt kỹ năng
Mức độ biểu hiện về mặt kỹ năng Các kỹ năng
Tốt Đạt Chưa đạt
KN tham gia công việc - Tích cực tham gia công việc cùng người khác. - Chủ động phối hợp hoạt động với người khác - Biết phối hợp hoạt động một cách có hiệu quả
- Tham gia công việc cùng người khác nhưng chưa thực sự tích cực, chủ động - Đã biết cách phối hợp hoạt động nhưng hiệu quả chưa cao - Chưa chủ động phối hợp hành động cùng người khác - Không biết cách phối hợp hoạt động cùng người khác KN diễn đạt ý kiến mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục - Trình bày ý kiến cá nhân mạch lạc, rõ ràng, lôgic, có sức thuyết phục - Biết sử dụng hành vi phi ngôn ngữ phù - Trình bày ý kiến cá nhân mạch lạc, rõ ràng, lôgic, tuy nhiên tính thuyết phục chưa cao - Kết hợp được - Trình bày ý kiến cá nhân chưa mạnh lạc, rườm rà, khó hiểu, chưa thuyết phục
124 hợp để tăng hiệu quả giao tiếp một số hành vi phi ngôn ngữ dụng hành vi ngôn ngữ phù hợp KN trao đổi, thống nhất ý kiến hoặc chấp nhận ý kiến trái ngược
- Trao đổi ý kiến nhẹ nhàng, tế nhị - Biết phân tích, lập luận để cùng nhau đi đến qiuan điểm thống nhất - Chấp nhận ý kiến trái ngược với thái độ vui vẻ, thiện chí
- Trao đổi ý kiến nhẹ nhàng, tế nhị - Có phân tích, lập luận để cùng nhau thống nhất quan điểm chung nhưng tính thuyết phục chưa cao
- Trao đổi ý kiến gay gắt, thiếu tế nhị
- Chưa biết phân tích, lập luận để thống nhất ý kiến - Bảo lưu ý kiến cá nhân với thái độ bảo thủ KN khuyến khích động viên sự tham gia của các thành viên - Sử dụng có hiếu quả những lời nói cử chỉ để khuyến khích động viên các thành viên khác trong nhóm - Tạo được bầu không khí làm việc nhóm hào hứng, sôi nổi Biết sử dụng những lời nói cử chỉ để khuyến khích động viên các thành viên trong nhóm
Chưa biêt khuyến khich động viên các thành viên khác bằng những cử chỉ, lời nói phù hợp - Có những biểu hiện thờ ơ, thiếu tích cực trọng hoạt
KN lắng nghe và đưa ra ý kiến nhận xét đúng đắn
- Chăm chú lắng nghe ý kiến của người khác
-Nhận xét ý kiến chính xác, kịp thời có tinh thần xây dưng
- Lắng nghe ý kiến của người khác - Có đưa ra những ý kiến nhận xét với thái độ thiện chí