10. Cấu trúc của luận án
2.2.3. Nguyên nhân hạn chế việc phát triển NLHT của HS THCS qua HĐGDNGLL
chưa có những tài liệu hướng dẫn, chưa theo cơ chế hình thành NL, chủ yếu làm theo kinh nghiệm cá nhân nên từ phương pháp đến hình thức tổ chức hoạt động đều chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu phát triển NL nói chung cho HS...
- HĐGDNGLL có thế mạnh rất lớn trong việc phát triển NLHT cho HS, thế mạnh đó có được phát huy hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố người học. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL GV chưa khai thác hết tiềm năng của HS còn vai trò chủ thể tích cực của HS lại mờ nhạt trong hoạt động. Nội dung các chủ đề ít thay đổi, hình thức hoạt động thiếu tính đa dạng gây nên sự nhàm chán, uể oải trong hoạt động dẫn đến hiệu quả hoạt động không đáp ứng được mục tiêu phát triển NL cho HS.
Kết quả trên cho thấy, nhìn chung GV đã thực hiện việc phát triển NLHT cho HS qua HĐGDNGLL nhưng không thường xuyên và cách thức thực hiện chưa mang lại hiệu quả. Điều đó chứng tỏ, mặc dù đã nhận thức được sự cần thiết phải phát triển NLHT cho HS nhưng việc thực hiện nó chưa thực sự được chú trọng. Kết quả trên phản ánh đúng nhận định ban đầu của chúng tôi và nó được biểu hiện rõ qua thực tế chúng tôi quan sát được ở nhiều trường THCS. Đây có thể là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến NLHT của HS THCS hiện nay đang ở mức độ thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển NL cho người học.
2.2.3. Nguyên nhân hạn chế việc phát triển NLHT của HS THCS qua HĐGDNGLL HĐGDNGLL
Phát triển NLHT cho HS là một vấn đề rất cần thiết trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển phát triển của xã hội. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy NLHT của HS còn ở mức thấp chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng phát triển NL người học.
Để tìm hiểu nguyên nhân hạn chế việc phát triển NLHT cuả HS THCS, chúng tôi đặt câu hỏi số 12 (phụ lục 1;2). Mỗi nguyên nhân có bốn mức độ lựa chọn “rất quan trọng” “quan trọng” “ít quan trọng” “không quan trọng”. Kết quả khảo sát được tính theo điểm số tương ứng với các mức độ lựa chọn: Rất quan trọng – 4 điểm; Quan trọng – 3 điểm; Ít quan trọng – 2 điểm; Không quan trọng – 1 điểm.
71
Nguyên nhân có ĐTB càng cao mức độ hạn chế đến việc phát triển NLHT cho HS càng lớn. Kết quả khảo sát được tổng hợp ở hai bảng 2.8 và 2.9.
2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan
Kết quả khảo sát nguyên nhân khách quan được tổng hợp ở bảng 2.8.
Bảng 2.8. Nguyên nhân khách quan
CBQL,GV HS Tổng hợp
Nguyên nhân khách quan ĐTB Thứ bậc
ĐTB Thứ bậc
ĐTB Thứ bậc 1 HĐGDNGLL chưa được tổ chức thường xuyên 3.26 4 3.31 4 3.28 4 2 Việc phát triển NLHT cho HS chưa được chú trọng. 3.48 1 3.34 2 3.41 1
3
Chương trình HĐGDNGLL chưa thể hiện theo hướng phát triển NL cho HS 3.45 2 3.34 2 3.39 2 4 Các hình thức HĐGDNGLL chưa hấp dẫn HS 3.30 3 3.49 1 3.39 2 5
Sự thiếu thốn tài liệu hướng dẫn, cơ sở vật chất, phương tiện thực hiện HĐ GDNGLL 2.12 6 2.46 6 2.29 6 6 Sự phối hợp giữa các lực lượng còn hạn chế 2.33 5 3.04 5 2.68 5 7 Nguyên nhân khác 0 0 0 0 0 0
Kết quả tổng hợp cho thấy: Thực trạng phát triển NLHT cho HS còn hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau. Mặc dù, các đối tượng khảo sát đã nhận thức đúng nhưng chưa sâu sắc mức độ hạn chế của các nguyên nhân đến việc phát triển NLHT cho HS, dẫn đến mức độ phân hóa các nguyên nhân chưa cao. Nguyên nhân khách quan được xếp thứ nhất là do “việc phát triển NLHT cho HS chưa được chú trọng”. Theo đó có thể thấy rằng các HĐGDNGLL đã được đa số các trường tổ chức thường xuyên, tuy nhiên mục tiêu phát triển NLHT cho HS gần như chưa được chú trọng trong các họat động.
72
Theo ý kiến đánh giá của chị L. T. Y. GV trường THCS xã Tam Đa – Vĩnh Bảo: “Thực tế chúng tôi vẫn tổ chức các HĐGDNGLL cho HS nhưng chủ yếu nhằm thực hiện các chủ đề giáo dục theo chương trình và yêu cầu của nhà trường, còn để phát triển NLHT cho HS thì thực sự chưa đặt ra mục tiêu cụ thể…”.
“Chúng tôi cũng có đặt ra yêu cầu phải giúp HS phát huy NL của mình trong các hoạt động, tuy nhiên chú trọng đến phát triển cụ thể một NL như NLHT thì quả thực là chưa được chú trọng” ( Ng. T. D. GV trường THCS Trần Phú – Kiến An).
Từ kết quả khảo sát và quan sát, chúng tôi cho rằng nguyên nhân này được xếp thứ nhất trong các nguyên nhân khách quan hạn chế việc phát triển NLHT cho HS qua HĐGDNGLL là có cơ sở thực tế cao. Đa số CBQL, GV chỉ mới tiếp cận theo yêu cầu phát triển NL cho HS nhưng đang ở mức rất chung chung chưa có nhận định rõ ràng .
Hai nguyên nhân đều được xếp ở vị trí thứ hai là do “chương trình HĐGDNGLL chưa được đổi mới theo hướng phát triển năng lực cho HS” và do “các hình thức HĐGDNGLL chưa hấp dẫn HS”. Theo chúng tôi, hai nguyên nhân này có liên quan trực tiếp đến nhau, dẫn đến được đánh giá ở mức độ ngang nhau trong bảng xếp hạng. Trong đó, nguyên nhân do chương trình HDGDNGLL chưa được đổi mới có sự thống nhất cao trong các lựa chọn của cả CBQL, GV và HS. Đã có sự chênh lệch giữa CBQL, GV và HS ở nguyên nhân do hình thức hoạt động chưa hấp dẫn được HS xếp ở vị trí thứ nhất, CBQL, GV xếp ở vị trí thứ 3. Điều này có thể giải thích về phía HS các em chú ý nhiều hơn đến hình thức hoạt động còn GV lại chú ý nhiều hơn đến chương trình thực hiện hoạt động. Điều đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu giáo dục và thực tiến triển khai cũng như với đặc điểm của HS. Quan sát trong thực tế nhà trường THCS, chúng tôi nhận thấy, chương trình HĐGDNGLL ở THCS hiện nay đã thực hiện theo tinh thần đổi mới tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của HS về cả nội dung lẫn hình thức thực hiện, do đó chưa thực sự gây hứng thú với HS.
Cô giáo Ng. T. H. Y (GV chủ nhiệm lớp - Trường THCS Tam Đa – Vĩnh Bảo) cho biết “ chúng tôi vẫn triển khai các HĐGDNGLL theo chương trình quy định, có sự đổi mới nhưng chủ yếu vẫn thực hiện mục tiêu giáo dục theo chủ đề từng tháng còn việc chú ý phát triển các NL của HS thì chưa có hướng dẫn cụ thể nên nhiều khi còn lúng túng trong cách tổ chức thực hiện hoạt động ”
73
Theo ý kiến của em Ng. Th. H. Nh. Lớp 7 trường THCS Thị trấn Núi Đối – Kiến Thụy “HĐGDNGLL chúng em thấy rất khô khan, chưa thiết thực với tuổi chúng em, chúng em muốn có thêm những họat động khác, hơn nữa các hình thức hoạt động không có nhiều thay đổi làm nhiều bạn không thích tham gia…”. “… Có lần chuẩn bị tổ chức hoạt động, các bạn trong lớp muốn tự xây dựng chương trình theo hình thức khác những lần trước, nhưng cô giáo chủ nhiệm lại bảo làm giống lớp khác cho dễ, làm cho nhiều bạn không thoải mái...” (Ng. Th. Ng. lớp 8- trường THCS Tam Đa – Vĩnh Bảo).
Kết quả trên cho thấy, mặc dù đã có sự đổi mới về nội dung và hình thức tổ chức HĐGDNGLL nhưng các hoạt động vẫn nặng về yêu cầu của chương trình chưa quan tâm nhiều đến việc phát triển NL HS, chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của số đông HS. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc HS chưa thực sự tích cực, tự giác tham gia các HĐGDNGLL nhằm phát triển NL bản thân.
Hai nguyên nhân “Sự thiếu thốn cơ sở vật chất, phương tiện thực hiện HĐGDNGLL” và “Sự phối hợp giữa các lực lượng còn hạn chế” được xếp ở vị trí thứ 5 và 6, cho thấy yếu tố cơ sở vật chất và sự phối hợp giữa các lực lượng trong việc tổ chức các HĐGDNGLL không ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển NLHT cho HS THCS. Tìm hiểu thêm về nguyên nhân “sự phối hợp giữa các lực lượng còn hạn chế”, chúng tôi được biết đa số các HĐGDNGLL được tổ chức ở cấp lớp, do đó các hoạt động thường chỉ do GV chủ nhiệm phụ trách từ khâu thiết kế đến khâu triển khai mà ít có sự phối hợp với các lực lượng khác. Cô giáo Ng.Th.S. Tổng phụ trách Đội trường THCS Tam Đa cho biết “Các HĐGDNGLL được tổ chức chủ yếu ở cấp lớp, thỉnh thoảng mới tổ chức cấp trường, do đó việc thực hiện các hoạt động giáo dục chủ yếu do GV chủ nhiệm đảm nhiệm, chúng tôi chỉ tham gia hỗ trợ phần nào thôi…’.
Nguyên nhân do “sự thiếu thốn về tài liệu hướng dẫn, cơ sở vật chất” được xếp cuối cùng trong các nguyên nhân khách quan, nhưng theo chúng tôi đây cũng là một yếu tố dẫn đến những hạn chế cho sự phát triển NLHT cho HS qua HĐGDNGLL. Quan sát thực tế các trường THCS cho thấy đa số các trường chưa được trang bị các phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục ttrong các
74
phòng học. Với nhiều trường ở khu vực thành phố, thị trấn đã được trang bị thiết bị máy chiếu nhưng các trường ở khu vực nông thôn thì hầu như chưa được trang bị. Sự thiếu thốn về cơ sở vật chất như các thiết bị trong lớp học và các phương tiện hỗ trợ khác đôi khi làm cho cả thầy và trò ngại tổ chức các hoạt động với các hình thức hấp dẫn, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến việc HS chưa thực sự hứng thú khi tham gia các HĐGDNGLL.
2.2.3.2.Nguyên nhân chủ quan
Cùng với những nguyên nhân khách quan, những nguyên nhân chủ quan từ phía HS và GV là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến việc phát triển NLHT cho HS qua HĐGDNGLL. Kết qủa khảo sát ý kiến của CBQL, GV và HS về các nguyên nhân chủ quan hạn chế việc phát triển NLHT cho HS THCS được tổng hợp ở bảng 2. 9.
Bảng 2.9. Nguyên nhân chủ quan
CBQL,GV HS Tổng hợp
Nguyên nhân chủ quan ĐTB Thứ
bậc ĐTB
Thứ
bậc ĐTB
Thứ bậc 1 Học sinh chưa nhận thức được đầy
đủ vai trò của sự hợp tác 3.32 2 3.30 2 3.29 2 2
Đặc điểm tâm lý cá nhân(Thái độ, tính cách, hứng thú, tình cảm…)
không thuận lợi cho việc hợp tác 3.09 5 3.42 1 3.25 3
3 HS chưa linh hoạt, sáng tạo, tích cực khi tham gia hoạt động 2.88 6 3.13 5 3.00 6 4 HS chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống để hợp tác
3.25 3 3.26 3 3.25 3 5 CBQL, GV chưa thấy được sự cần thiết phải phát triển NLHT cho HS
qua HĐ GDNGLL
2.84 7 3.02 7 2.93 7 6 GV chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các HĐGDNGLL theo
hướng phát triển NL cho HS
3.26 3 3.25 3 3.25 3 7 Giáo viên chưa có biện pháp hiệu quả để phát triển NLHT cho HS qua
75
Kết quả khảo sát ở bảng 2.9 kết hợp với phỏng vấn sâu cho thấy, có nhiều nguyên nhân chủ quan làm ảnh hưởng đến việc phát triển NLHT cho HS THCS qua HĐGDNGLL.
Với CBQL, GV nguyên nhân được xếp thứ nhất là do “GV chưa có biện pháp cụ thể để phát triển NLHT cho HS qua HĐGDNGLL”. Trao đổi với một số GV, chúng tôi nhận thấy nhiều GV tâm huyết với việc giáo dục HS qua HĐGDNGLL, họ rất muốn thực hiện tốt mục tiêu phát triển NL nói chung và NLHT cho HS nói riêng nhưng chưa tìm ra những biện pháp hữu hiệu. Cô giáo Tr. T. L. trường THCS Thị trấn Núi Đối – Kiến Thụy chia sẻ: “ Bản thân tôi là một GV chủ nhiệm nhiều năm, việc tổ chức cho HS lớp chủ nhiệm HĐGDNGLL là việc thường xuyên. Trong quá trình tổ chức hoạt động, tôi nhận thấy khả năng phối hợp, hợp tác hoạt động của HS rất kém nhưng chưa biết làm thế nào để khắc phục nó…”.
Trả lời cho câu hỏi phỏng vấn sâu “Anh/chị đã có biện pháp cụ thể nào nhằm phát triển NLHT cho HS trong HĐGDNGLL?”, chúng tôi nhận được nhiều câu trả lời giống nhau là “Tôi chưa tìm được những biện pháp giáo dục hiệu quả nhằm phát triển NL cho HS, vừa làm vừa rút kinh nghiệm thôi ”.
Kết quả này cho thấy mặc dù đã thấy được sự cần thiết phải phát triển NLHT cho HS nhưng đa số GV đều cảm thấy lúng túng trong việc tìm ra các biện pháp để phát triển nó. Đây được coi là cơ sở và cũng là động lực để chúng tôi đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm phát triển NLHT cho HS THCS. Nguyên nhân này được HS xếp ở vị trí thứ năm, điều này hoàn toàn dễ hiểu vì việc tìm ra các biện pháp để phát triển NLHT cho HS phần lớn phụ thuộc vào GV và được HS xác định là công việc của các thầy cô.
Xếp thứ hai trong các nguyên nhân chủ quan được cả CBQL, GV và HS lựa chọn là do “HS chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của sự hợp tác”. Điều này chứng minh nhận định ban đầu của chúng tôi là nhận thức của HS về vai trò của sự hợp tác là hoàn toàn có cơ sở thực tiễn. Điều này cũng chứng tỏ rằng cả GV và HS đều thấy rằng sự hiểu biết của HS THCS về vai trò của sự hợp tác và những kiến
76
thức cần thiết cho sự hợp tác còn nhiều hạn chế. Đây là cơ sở thực tiễn giúp chúng tôi tìm ra biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của HS về vấn đề này.
Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV và HS cho thấy xếp thứ 3 trong các ngyên nhân chủ quan là do “Đặc điểm tâm lý cá nhân (tính cách, hứng thú, tình cảm…) không thuận lợi cho việc hợp tác”. Trong đó HS cho rằng đây là nguyên nhân xếp thứ nhất và GV xếp thứ 5. Như vậy, đã có sự chênh lệch kết quả giữa GV và HS, điều này có thể lý giải ở chỗ GV chưa thể nắm được hết đặc điểm riêng của từng cá nhân HS dẫn đến đánh giá không cao nguyên nhân này. Ngược lại ở phía HS, các em cho rằng đây là nguyên nhân cơ bản làm hạn chế việc phát triển NLHT cho HS.
Theo lý giải của em Tr. V. H. lớp 8 trường THCS Trần Phú “ Nhiều bạn tính rất nhát, các bạn ấy không tự tin khi phải hợp tác với người khác, có bạn nữ rất sợ khi phải ở chung đội với các bạn nam…”. “ Em nghĩ là nhiều bạn thích tham gia hoạt động cùng nhau nhưng khi hoạt động lại tỏ thái độ không thích làm ảnh hưởng tới hứng thú của các bạn khác” (L. Th. Ph. Lớp 7- Trường THCS Thị trấn Núi Đối – Kiến Thụy). Thực tế quan sát cho thấy, các đặc điểm khí chất của HS ảnh hưởng đến việc phát triển NLHT rất rõ. Những HS có đặc điểm khí chất nóng nảy thường khó hợp tác với người khác hơn do thiếu khả năng tự kiềm chế bản thân. Những HS nhút nhát, ngại va chạm cũng rất khó khăn trong việc hợp tác cùng người khác ... Từ kết quả điều tra, phỏng vấn kết hợp quan sát thực tế có thể khẳng định rắng các đặc điểm tâm lý cá nhân là nguyên nhân khá quan trọng làm hạn chế việc phát triển NLHT cho HS.
Hai nguyên nhân nữa cũng được xếp thứ ba với sự thống nhất cao trong bảng xếp hạng của CBQL, GV và HS là nguyên nhân do “HS chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống để hợp tác và phát triển NLHT” và “GV chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các HĐGDNGLL theo hướng phát triển NL cho HS”. Kết quả này cho thấy đa số GV và HS đều nhận thức rõ ràng việc phát triển NLHT cho HS đạt mức độ cao hay thấp còn phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm mà HS đã có được trong cuộc sống. Qua phỏng vấn sâu một số GV và HS chúng tôi có được một số ý kiến xung quanh vấn đề này như sau:
77
“Trong quá trình tham gia HĐGDNGLL, tôi thấy nhiều em tỏ ra rất thành