CHỨNG THAI TIỀN SẢN HẬU (1)

Một phần của tài liệu Hồng nghĩa giac tư y thư TUỆ TĨNH (Trang 183 - 190)

VIII – CÁC ĐƠN THUỐC 1 NHƯ Ý ĐƠN

19 CHỨNG THAI TIỀN SẢN HẬU (1)

151 Liên nhật : mấy ngày liền. – tử tử : thai chết trong bụng (chử tử trên, chỉ thai nhi). Ý nói thai chết bất kỳ vì luon mấy ngày không đẻ ra được.

152 Suyễn diên : suyễn thở và bọt dãi. – hãn nhiều : mồ hôi ra nhiều.

153 Tề phúc lãnh thống : bụng rốn lạnh đau – nhiệt triều vãng lai : sốt cơn qua lại.

154 Lao sản : tức sản lao, lao lực sau khi sinh đẻ.

155 Tâm khiếp : tâm thần khiếp sợ. – đạo hãn : mồ hôi trộm.

156 Mỗi nguyệt thường phục : hàng tháng thường uống thuốc đơn Hồi sinh.

157 Thuận sản : thuận đẻ, dễ đẻ.

158 Thất nữ khuê phòng : con gái chưa chồng, ở nơi buồng the. – Bảo giám y phương : phương thuốc kinh

nghiệm ở sách Khuê phòng bảo giám. – Đây nói sách Khuê phòng bảo giám thường dùng Hồi sinh đơn để chữa những bịnh phụ nữ thai tiền sản hậu ; cùng những bịnh bế kinh, đới hạ của người thất nữ ơ nơi khuê phòng.

159 – 161 Hồi xuân : chỉ sách Vạn bịnh hồi xuân.

160 – 162 Hồi sinh : chỉ Hồi sinh đơn.

163 Thọ khảo bách linh : sống lâu trăm tuổi (chữ khảo cũng nghĩa như chữ thọ). Đây mượn chữ Hồi xuân tên sách để nói sự hưởng nhiều tuổi thọ.

164 Vạn đại công khanh : muôn đời làm công khanh. Đây mượn chữ Hồi sinh tên thuốc đơn, để nói sự hưởng phúc lâu dài.

165 Tuế bạc bằng hoa : nói làn tóc bạc tốt đẹp. Đây lại mượn tên sách để nói sự tuổi già mà vẫn mạnh

khoẻ.

166 Nhi tôn : con cháu. Đây lại mượn tên đơn để nói sự phúc đức dành mãi cho con cháu.

167 Xuân, Sinh : tức Hồi xuân và Hồi sinh.

168 Đoạn kết này, soạn giả cs ý suy rộng và láy đi láy lại cái ý nghĩa của 4 chữ “Hồi xuân và Hồi sinh” để

thấy rằng Hồi sinh đơn trong sách Vạn bịnh hồi xuân là một phương thuốc chữa bịnh phụ nữ thai tiền sản hậu, nhât la sản hậu, có tác dụng khởi tử hồi sinh, làm cho người ta sống lâu mà hưởng phúc. Thật là thần diệu quí giá (tuy nói tác dụng thuốc đơn, nhưng vẫn thêm màu sắc tô điểm của văn chương).

19 CHỨNG THAI TIỀN SẢN HẬU(1) (1)

169 Thai tử phúc trướng : như nói thải tử phúc trung : thai chết trong bụng mẹ (đặt chữ trướng cho hiệp

vần)

170 Phúc trung tề thống : trong bụng và rốn đau quặn

171 Tu du mệnh tại : tức mệnh tại tu du, tính mệnh chỉ ở trong giây lát, nói ý nguy cấp.

172 Mẫu tử hoạt thoát : hoạt là sống, nói mẹ con đều sống thoát (chết)

(2)

173 Thai khí thành bào : thai khí đã thành hình.

174 Tử thực mẫu huyết : con ăn nhờ chất huyết của mẹ.

175 Huyết kinh thành khối nan trừ : huyết đã kết lại thành khối , khó tiêu trừ được (huyết chỉ chất huyết

thừa mà thai nhi khi đã đủ tháng, không hấp thụ hết)

176 Nhi chẩm : xem chú thích 83 ở tập Phương pháp biện chứng luận trị.

177 Sơ phá huyết, khoả nhi hình : sơ là bắt đầu ; khoả là bọc lấy. Nói huyết khối bắt đầu vỡ ra, bọc lấy

thân hình thai nhi.

178 Nghịch hoành : đẻ ngược và đẻ ngang.

179 Tu du : phút chốc.

180 Tự sinh, thuận sản : tự sinh ra và thuận lợi việc sinh đẻ. – huyết điều bại đi : điều là điều hành, bại là

chất xấu ; nói chất huyết xấu sẽ bị tiêu đi.

(3)

181 Thai y bất hạ : thai y là nhau thai nhi, bất hạ là không ra được. – Liệt : ốm liệt đi.

182 Huyết nhập thai y : huyết đẻ quyện vào trong nhau thai.

183 Hồi sinh đơn phục tửu thang : thuốc đơn Hồi sinh uongs với thang rượu.

184 Thai y hoá hạ : nhau thai sec hoá tan mà ra hết.

185 Huyết vần : tức huyết vận (chữ vận ta thường đọc là vậng, không đúng ; đây đặt âm vần cho hợp âm) : chứng say máu chóng mặt, hoa mắt.

186 Nhãn thần hắc hoa : nhãn thần là thần sáng của con mắt, nói thấy mắt trông thấy hoa đen, tức chứng

hoa mắt.

187 Khí huyết vi định : khí huyết chưa yên định.

188 Bôn hoà khắc Can : chạy vào khắc tạng Can.

189 Y nhân : người thầy thuốc. Những chữ Y nhân đều nghĩa như thế.

190 Bất minh : không rõ.

(5)

191 Khẩu can : miệng khô

192 Miến : 1- bột lúa mì (mạch), 2- miến sợi, do bột mì chế thành. Ở đây, không rõ chỉ bột mì hay miến

sợi.

193 Y nhân : xem chú thích 189 trên.

Bành cách hung : bành là đầy trướng ; cách hung tức hung cách, vùng ngực và màng cách nói vùng này bị đầy

trướng.

(6)

194 Hư luy : hư tổn và gầy yếu.

195 Hàn nhiệt tư ngược : nóng rét tựa chứng ngược (sốt rét định kỳ). – vãng lai :qua lại, chỉ cơn nóng rét.

196 Bịnh nguyên : căn bịnh.

(7)

197 Bại huyết nhập tạng : huyết xấu chạy vào ngũ tạng.

198 Chuyễn mãn tứ chi : chuyễn đầy 4 chân tay. Ý nói bại huyết từ trong tạng phủ chuyển ra khắp tứ chi.

199 Vận lưu bất đắc : không vận hành được. – hoá vi thũng phù : hoá làm bịnh phù thũng.

200 Lưỡng đồ : 2 đường, chỉ 2 loại bịnh thũng.

201 Huyết thuỷ nhị thũng : huyết thuỷ là 2 chứng thũng (một chứng do huyết, một chứng do thuỷ). –

thù bạn : khác loại.

202 Khí bế, tiện nan : đường khí bế tắc, tiểu tiện khó khăn.

203 Lãnh hàn tứ chi : lạnh rét bốn chân tay.

204 Thuỷ khí : bịnh thũng thường do khí trệ rồi thuỷ đình lại mà gây ra, nên gọi thuỷ khí. Đây nói trước nên chữa huyết, sau mới chữa thuỷ.

(8)

205 dung y : thầy thuốc tầm thường, thầy kém.

206 Bằng Nghệ bắn ra : Nghệ là tên một người giỏi bắn cung thời xưa. (Truyền thuyết : Thời vua Nghiêu,

trên trời có 10 mặt trời, làm cho cây cỏ cháy khô, vua Nghiêu sai Nghệ bắn rụng 9 mặt trời, 9 con quạ trong đó đều chết ; lại đời Hạ có Hậu-Nghệ, cũng là người giỏi bắn cung ). Ý nói dùng thuốc đơn này, sẽ có công hiệu bách phát bách trúng, như tài bắn cung của Nghệ vậy.

(9)

207 Thất âm bất ngữ :mất tiếng không nói được.

208 Tâm hữu thất khiếu, tam mao : trái tim có 7 khiếu va 3 cái lông (đây theo thuyết cổ, không đúng với

giải phẫu học hiện nay)

209 Lưu nhập tâm trung : chạy vào trong khiếu tâm.

210 Vạn vô nhất thất : muôn không sai một. Nói những người dùng thuốc đơn, không một người nào bị sai trái cả. Đoạn này, những lời biện luận từ câu “Y nhân chẳng hiểu nói vơ” trở xuống, nguyên văn đều chép sót cả, chúng tôi phải dựa theo phần chữ Hán ma tạm bổ sung vào.

(10)

211 Tiết lỵ trường thống : chứng kiết lỵ mà bụng đau (chữ tiết lỵ đây như nói hạ lỵ, tức bịnh kiết lỵ, chứ không phải là 2 bịnh tiết tả và kiết lỵ)

212 Nhâm phụ : xem chú thích 144 trên.- Vị mãn nguyệt kỳ : mang thai chưa đủ tháng.

213 Vật kỳ dị thượng : kỳ dị là kỳ lạ, nói do ăn những vật lạ mà bị thương tổn.

214 Huyết dữ lưu nhập Đại trường : huyết cùng thức ăn chua lạnh chạy vào Đại trường.

215 Bất năng khắc hoá : không tiêu hoá được.- Tiết nung : tiết ra máu mủ.

216 Ô uế thích đông : đi ra những chất nhơ bẩn và trong bụng nhói đau.

(11)

217 Bách tiết toan thống : các khớp xương đau buốt.

218 Thống toan : cũng như toan thống, đau buốt.

219 Tam nhị : 3-2 viên thuốc đơn.

220 Nhâm phụ : nghi là chữ sản phụ chép lầm, vì bịnh bách tiết toan thống đây là bịnh sản hậu, chứ không phải thai tiền, không đặt là nhâm phụ (đàn bà có thai) được.

(12)

221 Tiểu trường : tức Tiểu trường niệu huyết, chỉ chứng đi đái ra máu. Người xưa cho nước tiểu trong Bàng

quang là nước ở Tiểu trường thấm vào, do đó gọi chứng tiểu tiện đi ra máu là Tiểu trường niệu huyết (đây là thuyết xưa, không đúng với giải phẩu học hiện nay).

222 Kê can : gan gà ; nói nước tiểu đỏ xẩm như màu gan gà.

223 Kêu van : 2 chữ này, nghi chép sai, vì theo chứng trạng chỗ này, thì chỉ có giận dữ thôi, không có kêu

van.

224 Lưu nhập Tiểu trường : chạy vào Tiểu trường.

225 Thuỷ đạo : đường nước.

226 Tạng lâm : tức ngũ tạng lâm sáp, chứng tiểu tiện dâm dắt do ngũ tạng hư tổn mà gây ra (một chứng

trạng mà thầy thuốc kém gọi lầm như thế. Xem lời đáp ở dưới)

227 Bại trầm : hư hoại mà chìm lắng xuống, chỉ chất huyết ứ.

(13)

228 Vật kỳ : vật lạ.

229 Thất điều vinh vệ : vinh vệ mất điều hoà.- Băng tuỳ phúc trung : tuỳ là theo đó, nhân đó, nói vùng

thiếu phúc (vùng bụng dưới, chỉ bào cung) nhân đó sinh ra băng lậu. Câu này, nguyên văn là “nhân thử vinh vệ

điều tuỳ phúc trung”, không có nghĩa ; nên chúng tôi dựa theo phần chữ Hán mà tạm sửa lại.

230 Hoà mình : như nói toàn thân.- Triều nhiệt đầu đông : sốt cơn và nhức đầu.

231 Quí thuỷ : nước thiên quí, tức kinh nguyệt. – Lề ngày : ngày hành kinh thường lệ, thường kỳ.

232 Bạo hạ bất chỉ : bổng nhiên ra huyết không ngừng.

233 Chính bằng : như nói bình thường. chỉ khí huyết của người sản phụ.- Bảo dưỡng thất nghi : bảo dưỡng

không được chính đáng. (2 chữ thất nghi nguyên văn chép lầm là thất hư). Đây nói khí huyết người sản phụ vốn là bình thường, chỉ vì bảo dưỡng thất nghi mà sinh bịnh.

234 An thuyên : yên khỏi.

(14)

235 Sản hậu : 2 chữ này, nghi chép lầm, vì bài Hán văn (lời đáp) ở dưới nói là nhâm phụ bị chứng nôn mửa

; nhâm phụ là đàn bà có thai, và nôn mửa là một chứng trạng thường thấy ở người có thai (chứng vùng hung cách trướng khí cũng không hẳn là chứng sản hậu). Vậy chứng sản hậu đây, phải là chữ tiền sản, tức thai tiền mới đúng nghĩa. Những chữ sau đẻ ở lời hỏi và lời đáp dưới đây cũng nghi là sai.

236 Hung cách khí mãn : vùng ngực và màng cách (hoành cách) bị trướng khí.

237 Sung trường : đầy chữa ở trường vị.

238 Dực : dạo dực.

239 Vị phiên : cũng gọi là phiên vị, tức chứng ăn vào lại nôn ra. Thường ăng xong thì bụng đầy trướng,

sáng ăn thì chiều nôn, chiều ăn thì sáng nôn ; và nôn ra nhứng thức ăn không tiêu hoá. Đây nói thầy thuốc kém không hiểu lại gọi là chứng vị phiên.

240 Tâm phiền tương xung : ý nói huyết đình ở Tỳ xung khắc với Tâm khí mà gây nên chứng tâm phiền.

241 Bách vô nhất thất : trăm không sai một (ý nghĩa cũng như từ vạn vô nhât thất). xem chú thích 210 trên.’

243 Bàn hoàn : lo nghỉ lẩn quẩn.

244 Thuỵ mộng, kinh quí : mơ mộng, kinh sợ

245 Kinh thuỷ : tức kinh nguyệt

246 Côt chưng : một chứng bịnh hư lao, thường phát sốt về buổi chiều, 2 chân lạnh ngược, lòng bàn tay

nóng, lưng đau hoặc có mồ hôi trộm, do nhiệt tà từ trong xương bốc nóng ra (nhiệt độc, phụ cốt), nên gọi cốt chưng. (Sách Sào thị bịnh nguyên chia 5 chứng : cốt chưng, mạch chưng, nhục chưng, bì chưng, nội chưng, cũng gọi huyết chưng).

247 Lư y : tức Biển-Thước, ông người ở đất Lư, nên gọi Lư y (thầy thuốc đất Lư).- Lư y bất khởi : ý nói dù có thầy thuốc giỏi như Biển-Thước cũng không chữa cho khỏi dậy được. Đoạn này từ câu “cốt chưng…” trở xuống, nhiều chỗ nguyên văn chép sai, không có nghĩa, như : “Nhiệt biến, sunh dùng”, “Lư y bất khởi nói năng…..” nên chúng tôi dựa theo phần chữ Hán mà tạm sửa lại.

(17)

248 Khả thân khả uý : đáng nên cẩn thận, lo sợ.

249 Thập vô nhất hoạt : mười người không sống một, nói chứng bịnh nguy hiểm.

250 Khả bảo vô ngu : có thể bảo toàn không lo ngại gì. Đoạn này từ câu “Toàn thân ban điểm…” trở

xuống, nguyên văn có chỗ chép sai hoặc văn nghĩa trúc trắc, như : “vào tạng phủ mị, được ngộ thứ ban…”nên chúng tôi dựa theo phần chữ Hán mà sửa lại.

(18)

251 Giác cung : nguyên là chứng uốn ván, đây dùng chỉ chứng trạng lưng đau mà gò lại.’

252 Đủ ngày lần lữa : lần lữa như nghĩa nấn ná ; ý nói người sản phụ phải nấn ná cho đủ cái thời gian

kiêng khem là 100 ngày.

253 Phòng sự : chỉ việc vợ chồng giao hợp. Đoạn này nguyên văn có nhiều chỗ chép sai, như “thuốc xa ; chẳng hiền độc trong ; phục đan thử miễn” chúng tôi phải dựa theo phần chữ Hán mà sửa lại.

(19)

254 Đại tiểu nhị biền : tức đại tiểu nhị tiện, cả 2 đại tiện và tiểu tiện (chữ tiện có 2 âm tiện biền cùng nghĩa như nhau)

255 Huyết nhập trường trung : huyết chạy vào đại tiểu trường. Ý nói huyết chạy vào Đại trường, gây nên

đại tiện bế, và chạy vào Tiểu trường gây nên tiểu tiện sáp (đây theo thuyết cổ, nên nói tiểu tiện sáp là do huyết chạy vào tiểu trường, không đúng với giải phẩu học hiện nay)

256 Văn gấm hoa đèn : tả chứng trạng mắt hoa, lúc trông như văn gấm, lúc trông như hoa đèn.

257 Quỉ mị : ma quỉ.

KẾT LUẬN

258 Khó khôn : như nói khó khăn ; khôn cũng nghĩa như khó.

259 Quế tử, lan tôn : con quế cháu lan ; nói con cháu quí.

260 Vân nhưng : cháu chắt (theo sách Nhi nhã : cháu 8 đời gọi là nhưng, 9 đời gọi là vân).- Khổng môn : cửa Khổng-Tử, chỉ đạo Nho ; ý nói nối dõi nghiệp nho. Hai chữ vân nhưng có bản chép là vân trình, nghĩa là đường mây ; nói con cháu thành đạt, nối dõi nghiệp nho, thì ý nghĩa dung hợp hơn, và dưới đặt Khổng môn, trên đặt vân trình thì cũng có phong cách văn chương hơn.

261 Tám nghìn xuân : tám nghìn năm.- Tám nghìn xuân lại tám nghìn : nói hưởng nhiều tuổi thọ. Theo

Trang-Tử : “Thời cổ có một loài cây gọi là xuân, sống rất lâu, tám nghìn năm là một mùa xuân, tám nghìn năm là một mùa Thu” (các sách văn học thiowf sau thường gọi cha là xuân đường : nhà xuân ; mong cha nhiều tuổi thọ như cây xuân là lấy điểm này).

262 Hồi xuân : chỉ sách Vạn bịnh hồi xuân (chữ hồi xuân câu này, hô ứng với chữ tám nghìn xuân câu trên, ngụ ý hồi sinh, hưởng thọ của phương thuốc). Soạn giả nói Hồi sinh đơn của sách Hồi xuân quả là phương thuốc thần diệu, nên soạn thành bài ca để phổ cập cho mọi người.

BỔ ÂM ĐƠN

263 Bổ âm đơn : bài ca đơn này, nghi cũng của Tráng nho soạn ra.

264 Âm thường bất túc, Dương thường hữu dư : âm thường không đủ, dương thường có dư. Hai câu này,

nguyên là luận thuyết của Chu-Đan-Khê đời Nguyên, Đan-Khê cho Âm Dương có sự bất túc, hữu dư như thế, nên thường chủ trương phương pháp bổ Âm và ức Dương tức giáng hỏa.

265 Hai bẩy xuân đầu : hai 7 là 14, xuân là tuổi ; ý nói người con gái, bắt đầu từ 14 tuổi.

266 Thông tin : như nói thông kinh, hành kinh (tinnguyệt tin, tức kinh nguyệt, kinh nguyệt của phụ nữ, hàng tháng ra đúng kỳ, nên gọi là tin).- Nhị đào : nhụy hoa Đào màu đỏ, ví với chất huyết.

267 Thiên chân : chân khhis (nguyên khí) cùa tiên thiên.

268 Nhâm quí : nguyên là 2 Can trong Thập can, thuộc hành thủy. thường dùng để chỉ về thủy. Đây soạn giả dùng như chữ thiên quí, chỉ chất chân thủy của thiên nhiên, cái nguồn tạo ra nam tinh và nữ huyết. - Mai

hoa phải thỉ : tới thời kỳ hôn nhân của người con gái. Mai hoa lấy ý ở thơ “Phiếu mai” kinh Thi, nói việc hôn

nhân của người con gái (truyện Kiều có câu : “Qủa mai ba bẩy đương vừa, Đào non sớm liệu se tơ kịp thì”).

269 Thơ Đào : tức thơ Đào yên ở Kinh thi, thơ nói việc hôn nhân của người con gái.- Vu qui : do câu thơ

Đào-Yên “Chi tử vu qui” nghĩa là người con gái áy về nhà chồng.

270 Hảo cầu quân tử : tốt đối với người quân tử (cũng một câu thơ ở Kinh thi, nói sự kết duyên của người

thục nữ).- Lợi kỳ nữ trinh : thuận lợi cho đức tính đoan trinh của người con gái.

Một phần của tài liệu Hồng nghĩa giac tư y thư TUỆ TĨNH (Trang 183 - 190)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)