(87)- Bịnh cơ : then máy của bịnh tật, chỉ cái nguyên lý mấu chốt về nguyên nhân, bộ vị, và quá trình tiến hóa của các bịnh, nói trong Nội-kinh.
(88)- các chứng người lạnh, run rẩy : nguyên văn là “chư câm cổ lật”, các sách chú Nội kinh thường giải “cấm” là cấm khẩu (miệng ngậm, răng nghiến chặt). “cổ lật” là cầm run cầm cập ; nhưng tập Vạn kim nhất thống thuật, sách Vạn bịnh hồi xuân, lại giải “cấm” là lạnh, “cổ lật” là người run rẩy. Ở đây Tuệ-Tĩnh theo Vạn kim nhất thống thuật, nên chúng tôi cũng dịch theo thế. Chứng người lạnh, run rẩy mà nguyên nhân lại do tâm hỏa, đó là hiện tượng “nhiệt cực phản hàn”.
(89)- chứng cơ phát lên tiếng : nguyên văn là “hữu thanh” ; như chứng sôi bụng, tức trường minh ; nhưng chứng này phần nhiều thuộc “hàn” mà Nội kinh lại nói đều là bịnh “nhiệt”, nên Cảnh-Nhạc cho là không được đúng.
(90)- trên đây là “19 điều bịnh cơ” : ở Tố-Vấn chí chân yếu đại luận, người xưa đã từ các bịnh chứng phức tạp, mà phân tích, qui nạp lại, để làm phương châm “biện chứng cầu nhân” (luận bịnh chứng mà tìm nguyên nhân) cho người sau. 19 điều này, đầu tiên được Lưu-Hoàn-Tế (Hà giang) triều Kim (1115-1234) nêu lên trong tập “Tế văn huyền cơ nguyên bịnh thức”, và giải thích, biện luận, cho rõ thêm ý nghĩa. Về sau, các nhà y học đều có luận thuyết bổ sung, mà nguyên lý “bịnh cơ” của Nôi-Kinh được đầy đủ và sáng tỏ. Ở đây, những câu “thuộc thủ Thiếu dương Tam tiêu, thuộc
thủ Thiếu âm Tâm…” v,v,,,, không phải nguyên văn của Nội-Kinh. Nghỉ là lấy ở “Nguyên bịnh thái” do Lưu-Hoàn-Tế thêm vào cho rõ nghĩa.