VI – THƯƠNG HÀN CÁCH PHÁP(1) TRỊ LỆ THƯƠNG HÀN TAM THẬP THẤT TRUỲ
11. Lục nhất thuận khí thang
(116). Kết thực, khẩu táo, yên can : đại tiện kết rắn, miệng khô, họng ráo. (117). Vọng ngôn : nói càn.
(118). Dương quyết, triều nhiệt, ban hoàng : dương quyết tức nhiệt quyết, do âm khí suy ở dưới gây nên chứng, chân tay quyết nghịch, mình nóng, mặt đỏ, đại tiện táo kết ; triều nhiệt : là phát sốt có cơn ; ban hoàng là da vàng mà phát ban.
(119). Tự hãn, phúc trướng : tự ra mồ hôi và bụng trướng. (120). Bĩ mãn nhiễu tề : đầy tức quanh vùng rốn.
(121). Sơ tiên : đun sôi lần đầu tiên (khi chưa cho thuốc vào, mới có nước lã thôi) (122). Táo thực : táo bón.
(123). Chính Dương vị phủ : Dương tức Dương-minh, nói bịnh thuộc Chính Dương-minh Vị phủ. (124). Thiếu-âm : chỉ Thiếu-âm TÂM. Tâm hạ ngạnh đông : dưới tâm rắn đau.
(125). Kết thực : đại tiện bế rắn. – Nhiễu tể ngạnh thống : quanh rốn rắn đau. (126). Quyết-âm : chỉ Quyết-âm CAN.
(127). Xung : xem chú thích (58) ở trên.
(128). Nhiệt lâm : không rõ nghĩa, nghi nói bịnh nhiệt phát sinh.
Mục bất liễu minh : mắt trông không rõ ràng.
(129). Thần vong thủy kiệt : nghi là chữ “thần thủy khô kiệt” chép lầm, vì ở phần sau bài thuốc nói về chứng trạng “mục bất minh” (mắt không sáng), có giải là “thần thủy di kiệt” (thần thủy đã khô kiệt). Thần thủy tức cái chất nước trong sáng trong con mắt, nay bị khô kiệt, nên mắt mờ, không không rõ nữa.
(130). Canh y : di đại tiện. canh y nguyên nghĩa là thay áo, người xưa, mỗi khi đi đại tiện, thường thay áo, nhân đó gọi đi đại tiện là “canh y”.
(131). Uống sau : do chữ “hậu phục”, chỉ nước thuốc uống lần sau ; đây nói nếu uống nước thuốc trước, mà đi được đại tiện rồi, thì nước thuốc sau thời không uống nữa.
(132). Khả dụng : nên dùng (đây tác giả muốn dùng nguyên từ chữ Hán, để nhấn mạnh việc sử dụng phương thuốc này có một ý nghĩa tất yếu).
(133). Lục nhất thuận khí thang : bài này, nguyên của Đào-tiết-Am, tức Đại thừa khí thang gia Sài hồ, Hoàng cầm,Cam thảo, không có Thược dược ; nhưng các sách Cổ kim y giám, Thọ thế bảo nguyên, đều thêm Thược dược, nên ở đây cũng theo như thế. Theo Đào-Tiết-Am, một bài này có thể dùng thay cho cả 6 bài : Đại thừa khí, Tiểu thừa khí, Điều vị thừa khí, Tam nhất thừa khí, Đại sài hồ, Đại hãn trung, nên gọi là “LỤC NHẤT” (6 bài hợp làm 1) (134). Lời răn : chỉ lời dặn phân biệt thực hư, “hư bổ, thực công” ở cuối bài ca.