Tam hoàng cự thắng thang

Một phần của tài liệu Hồng nghĩa giac tư y thư TUỆ TĨNH (Trang 140)

VI – THƯƠNG HÀN CÁCH PHÁP(1) TRỊ LỆ THƯƠNG HÀN TAM THẬP THẤT TRUỲ

14.Tam hoàng cự thắng thang

(153). Vọng ngôn, mục xích : nói càn, mắt đỏ.

(154). Lục chí : một hơi thở, mạch sáu lần đến, tức mạch nhanh. (155). Thượng khí suyễn cấp : khí đưa ngược, suyễn thở gấp.

(156). Chữa tòng : chữ tòng không rõ nghĩa, nghi nói theo chứng mà chữa.

(157). Quyền : quyền biến, quyền nghi (chữ quyền trong câu “quyền lập phương này” ở dưới cũng nghĩa nầy) (158). Thạch cao thang : tức Tam hoàng Thạch cao thang.

(159). Ma, Sị, Hoàng, Mang : tức Ma hoàng, Đậu sị (2 vị bỏ), và Đại hoàng, Mang tiêu (2 vị gia) (160). Thanh tương nê : nước bùn trong.

(161). Hiệu công : tức công hiệu (đặt đảo âm)

15. Xung hòa linh bảo ẩm

(162). Lưỡng cảm : có 2 nghĩa :

1- hai kinh âm dương biểu lý đồng thời bị bịnh, gọi chứng thương hàn lưỡng cảm, như đã có biểu chứng Thái- dương phát sốt, đau đầu, lại có lý chứng Thiếu-âm : tinh thần mỏi mệt, chân tay lạnh mạch vi.

2- trùng cảm thụ về bịnh tà cũng gọi trùng cảm. Như trong tạng phủ vốn có nhiệt tà tích kết, ngoài lại cảm thêm phong hàn, đồng thời xuất hiện cả 2 chứng biểu lý.

(163). Đầu đông : đầu nhức.

(164). ố hàn phát nhiệt : ớn rét phát sốt. (165). Khẩu táo, thiệt can : miệng ráo, lưỡi khô.

(166). Đầu chi : cho uống thang thuốc ấy (đầu là cho uống, chi chỉ thang Xung hòa linh bảo) (167). Nhị mại : 2 quả.

(168). Vi hãn : mồ hôi ra râm rấp.

(169). Hàn thương : tức thương hàn (đảo vần). ý nói biểu chứng nhiều do cảm nặng về hàn tà. (170). Lý chứng đa : lý chứng nhiều hơn.

(171). Khả hành : khá làm, khá dùng.

(172). Trầm hôn, quyền ngọa : mê lịm, nằm co. (173). Cấp sơ cứu lý : trước phải cấp cữu chứng lý.

(174). Hồi dương : tức Hồi dương cứu cấp thang.(bài 20 ở dưới)

(175). Xung hòa linh bảo ẩm : bài này, ở Thọ-Thế, không có Can khương, mà có Cát căn.

16. Đào nhân thừa khí ẩm tử

(176). Sở thương : xem chú thích (13) ở trên.

(177). Nhiệt kết Bàng quang : Bàng quang ở vị trí hạ tiêu, và là phủ của kinh Túc Thái-dương. Nếu bịnh Thái-dương thương hàn không giải, hóa nhiệt truyền vào lý, kết ở Bàng quang, gây nên các chứng bụng dưới rắn đầy, đau gò, phát sốt mà không ớn rét, thần khí như cuồng. Gọi là nhiệt kết Bàng quang.

(178). Phân hắc : phân đen. (179). Tiểu phúc : bụng dưới.

(180). Cuồng ngôn khát phiền : nói càn và khát nước, buồn phiền. (181). Hắc vật : vật đen, tức phân đen.

(182). Vi phục chi tiên : trước khi chưa uống thuốc.

(183). Nhi huyết tự hạ : mà huyết tự tiết xuống. Câu này tiếp ý câu trên, nói nếu chưa uống thuốc mà huyết đã tự ra trước, là bịnh sắp khỏi (2 câu này là một nghĩa, nên giữa có chữ chi)

(184). Tiêu mang : tức Mang tiêu. Đặt đảo lên cho hiệp vần. (185). Thìa thìa : xem chú thích (94) ở trên.

(186). Xúc huyết : chứng huyết ứ ở hạ tiêu. Nhiệt tà từ kinh Thái-dương truyền vào Bàng-quang, và tác động đến huyết phận ở hạ tiêu. Nếu nhiệt bức huyết tiết xuống thì nhiệt theo huyết ra mà bịnh khỏi. Nếu nhiệt quyến với huyết, tích kết ở hạ tiêu, gây nên chứng bụng dưới cấp trướng, đại tiện phân đen… gọi là xúc huyết.

Một phần của tài liệu Hồng nghĩa giac tư y thư TUỆ TĨNH (Trang 140)