Phép biện luận thân người trong ngoà

Một phần của tài liệu Hồng nghĩa giac tư y thư TUỆ TĨNH (Trang 41 - 42)

Đầu là nơi tụ hội của các kinh dương (18)

Mũi thuộc Phế, mũi diều hòa thì ngửi biết thơm thối. Mắt thuộc Can, ắt điều hòa thì trông rõ trắng đen. Miệng thuộc Tỳ, miệng điều hòa thì ăn biết mùi ngũ cốc. Lưỡi thuộc Tâm, lưỡi điều hòa thì nếm biết ngũ vị. Tai thuộc Thận,tai điều hòa thì nghe rõ ngũ âm (19) Phế khai khiếu ở mũi (20)

Tâm khai khiếu ở lưỡi (21) Tỳ khai khiếu ở miệng (22) Can khai khiếu ở mắt (23) Thận khai khiếu ở tai (24)

Răng là ngọn của Thận, chất thừa của xương (25) Tóc thuộc Tâm, bẩm thụ hỏa khí (26)

Râu thuộc Thân, bẩm thụ thủy khí (27) Lông mày thuộc Can, bẩm thụ mộc khí (28) Lông thuộc Phế, bẩm thụ kim khí (29)

Họng ăn nuốt vật ăn, là đường thông cơm nước, nối xuống tam quản (30) thông với dạ dày. Họng thở nạp hơi thở, có 9 đốt, liên hệ với Phế mà thông đi ngũ tạng.

Thanh âm bắt rễ từ Thận. Hay hắt hơi là do khí của Phế. Hay ợ hơi là do khí của Vị. Hay ngáp cũng do ở Vị.(31) Tóc là chất thừa của huyết (32)

Móng tay móng chân là chất thừa của gân. Thần là phần dư của khí (33)

Mắt nhờ có huyết mà trông được. Tai nhờ có huyết mà nghe được. Tay nhờ có huyết mà cầm được. Bàn tay nhờ có huyết mà nắm được. Chân nhờ có huyết mà bước đi được. Tạng nhờ có huyết mà sinh tân dịch. Phủ nhờ có huyết mà sinh khí. Hồn (34) là phụ tá của thần minh. Phách (35) là phù trợ của tinh khí. Dinh là “tinh khí” của thủy cốc (36) Vệ là “hãn khí” của thủy cốc (37)

Đường mạch đi dọc gọi là “kinh”. Đường mạch đi ngang gọi là “lạc”.

Một phần của tài liệu Hồng nghĩa giac tư y thư TUỆ TĨNH (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)