Phép phân biệt bịnh Âm-Dương

Một phần của tài liệu Hồng nghĩa giac tư y thư TUỆ TĨNH (Trang 61 - 62)

(151)- Phiền táo : trong tâm nóng nảy, buồn bực, gọi là “phiền” ; chân tay cử động không yên (vật vã) gọi là “táo” (152)_ Nhiệt nhập huyết thất : huyết thất chỉ “bào cung”. Gây nên hiện tượng ban ngày thì yên tỉnh, ban đêm thì phát sốt, nói nhảm, như thấy ma quỉ ; gọi là chứng “nhiệt nhập huyết thất” (theo Thương-hàn-luận Thái dương thiên). Nhưng huyết thất còn chỉ Xung mạch (xung mạch bị tà nhiệt xâm nhập). Gây chứng trạng ngày yên tỉnh, đêm phát sốt, nói nhảm, cũng là “nhiệt nhập huyết thất” ; và như thế thì nam nữ đều có chứng này.

(153-154) Trùng dương, trùng âm : trùng khí dương, tùng khí âm, hay dương quá thịnh, lấn âm ; âm quá thịnh lấn dương (xem thêm chú thích 104,105 ở trên)

(155)- bịnh ở trên cao : chỉ bịnh ở vùng họng, ngực, ý nói vùng này có đờm dãi tích trệ (hoặc giải là chỉ cả thực tích ở vùng vị quản nữa, thì nên nhân cái thế ở trên cao mà làm cho vượt lên, tức là cho nó thổ ra.)

(156)- Đạo dẫn : một phương pháp vận động cơ thể của người xưa.

(157)- các loại rượu : nguyên văn là “giao lễ”, tên gọi 2 loại rượu thời xưa, nấu bằng ngũ cốc, dùng để bồi dưỡng nguyên khí và chữa bịnh. Đời sau dùng rượu thuốc, là ở gốc đó.

(158-159)- Tuỷ hội : cái huyệt hội của tuỷ, một trong “bát hội huyệt” (tuỷ hội, cốt hội, cân hội, mạch hội, tạng hội, phủ hội, khí hội, huyết hội, mỗi hội lấy một huyệt riêng trong 12 kinh mạch làm tiêu biểu). Tuyệt cốt : tức huyệt Huyền chung, ở trên mắt cá chân bên ngoài 3 thốn, thuộc kinh túc Thiếu dương Đởm ; người xưa lấy làm huyệt “Tuỷ hội”.

(160-161)- Cốt hội : cái huyệt tụ hội của xương, cũng trong “bát hội huyệt” (xem chú thích trên). Đại trữ : một huyệt ở dưới đốt xương sống cổ thứ nhất, ngang ra mỗi bên 1 thốn 5 phân, thuộc kinh túc Thái dương Bàng quang. Người xưa lấy làm huyệt cốt hội.

(162)- Qủi môn : lỗ chân lông. “Khai quỉ môn” là làm hở lổ chân lông tức làm cho ra mồ hôi.

(163)- Tỉnh phủ : tên gọi khác của Bàng quang. “Khiết tỉnh phủ” là khơi sạch bàng quang, tức làm cho thông lợi tiểu tiện.

(164)- năm màu sắc : tức xanh, đỏ, vàng, trắng, đen ; 5 loại sắc mặt, sắc da của bịnh nhân.

(165)- năm âm thanh : tức hô (gọi to, quát, thuộc Can) ; cười (thuộc Tâm) ; hát (thuộc Tỳ) ; khóc (thuộc Phế) ; rên rẩm (thuộc Thận) ; 5 loại âm thanh của bịnh nhân.

(166)- Công : bậc thầy giỏi.

(167)- năm vị : tức chua, đắng, ngọt, cay, mặn. 5 mùi vị của các thức ăn uống mà bịnh nhân ưa thích. (168)- Xảo : bậc thầy khéo.

(169)- Vinh khô : xem chú thích trên (72). Bốn điều trên đây, nói về 4 phép chẩn bịnh : trông – nghe – hỏi – xem mạch. Tức tứ chẩn : vọng, văn, vấn, thiết ; và cho vọng, văn là thần thánh, vấn thiết là công xảo.

(170)- Hợp sắc với mạch : tức hợp cả “trông sắc và xem mạch”. Đây là lời kết luận về “tứ chẩn”, tuy chỉ nói trông sắc và xem mạch, nhưng ngụ ý có “nghe tiếng” và “hỏi chứng” nữa. Vì phép chữa bịnh phải tham hợp cả tứ chẩn, mới là vẹn toàn.

(171)- Cảm, thương, trúng : chỉ 3 loại cảm nhiễm của bịnh tà, nhẹ gọi là “cảm”, vừa gọi là “thương”, nặng gọi là “trúng” ; như cảm phong, thương phong, trúng phong v.v….

(172)- Nội, ngoại, bất nội ngoại : chỉ 3 nguyên nhân gây bịnh, xem chú thích (56) và (57) ở trên. (173)- Thiên hoà : cái khí trung hoà của Trời.

Một phần của tài liệu Hồng nghĩa giac tư y thư TUỆ TĨNH (Trang 61 - 62)