VI – THƯƠNG HÀN CÁCH PHÁP(1) TRỊ LỆ THƯƠNG HÀN TAM THẬP THẤT TRUỲ
30. Đạo xích các bán thang
(328). Việt kinh : vượt kinh. Theo thứ tự “truyền kinh” của bịnh thương hàn, thì khởi đầu ở 3 kinh Dương : từ Thái- dương qua Dương-minh rồi Thiếu-dương ; hết dương kinh mới truyền vào Âm kinh : từ Thái-âm qua Thiếu-âm rồi đến Quyết-âm, mà bịnh chứng ở đây, từ dương kinh truyền vào, lại vượt qua Thái-âm, vào ngay Thiếu-âm (TÂM) nên gọi việt kinh.
(329). Chứng khôn : chứng đỡ, chứng khỏi. (330). Cảm thụ : cảm phải, mắc phải.
Căn nguyên : căn nguyên của bịnh. Ý nói cần hiểu rõ bịnh tà mắc phải là gì ? và suy tìm căn nguyên bịnh là thế nào ?
(331). Tâm phúc : dưới tâm và trong bụng.
(332). Thần hồn bất ngữ : tinh thần hôn mê, không nói năng gì. (333). Nhãn xích, thần tiều : mắt đỏ, môi khô xám.
(334). Thiệt can bất ẩm : lưỡi khô mà không uống nước. (335). Thiếu-âm : chỉ Thiếu-âm TÂM.
(336). Viêm thượng : nóng bốc lên. (337). Tê giác tiết : bột Tê giác.
(338). Chung : chén, chỉ số lượng nước sắc thuốc.
(339). Đạo xích các bán thang : bài này, Thọ-thế bảo nguyên chép là Tả tâm Đạo xích thang. Trương-thị Y thông chép là Đạo xích Tả tâm thang, vì nó có cái nội dung và tác dụng của cả 2 bài Đạo xích (Tiền-Ất) và Tả tâm (Trọng-Cảnh) hợp lại, nên gọi tên như thế, ý nghĩa rất rõ ràng. Đây chép là Đạo xích các bán thang, thì ý nghĩa không rõ, mà về văn phạm, đặt như thế cũng dỡ dang ; chỉ có Đạo xích thôi, sao gọi là “các bán” được ? (các bán là nửa bài nọ, nửa bài kia). Chúng tôi thấy theo như Thọ-thế thay Y thông đúng hơn.