Phép biện luận Tạng, Phủ

Một phần của tài liệu Hồng nghĩa giac tư y thư TUỆ TĨNH (Trang 55)

(6)- Đoạn này, từ “Tâm” trở xuống đến “Bàng quang”, nói về chức năng của các tạng, phủ. Nguyên văn lấy ở thiên “Linh lan bí điển luận” trong sách Tố-Vấn. Quân chủ : người xưa cho “Tâm” là một tạng chủ về sinh mệnh (chỉ mạch máu) và tinh thần. Ý thức của con người ; ví như ông vua của một quốc gia, nên gọi là “quân chủ”. Thần minh : thiêng liêng, sáng láng, chỉ trí tuệ và tư tưởng (chữ “Tâm” của người xưa, có bao quát chức năng của thần kinh trung ương ở não).

(7)- Tướng phó : Phế ở liền với Tâm ; Tâm chủ huyết mà Phế chủ khí. Phế khí có tác dụng giúp cho Tâm huyết vận hành, lưu thông ; ví như vị tướng quốc, phụ đạo chính giáo cho nhà vua ; nên gọi là “tướng phó”. Trị tiết : điều tiết, tiết chế, chỉ sự hổ trợ, giữa Phế với Tâm.

(8)- Trung chính : không thái quá và bất cập ; người có đảm khí tôt, thường làm việc mạnh dạn, không sợ hãi gì ; nhưng nếu đảm khí thái quá, thì có thể làm những việc càn dỡ. Mà trái lại, bất cập thì lại rút rát, nên phải trung chính mới được, hoặc giải “trung chính” là chính trực và cương nghị. Quyết đoán :khí người ta mưu lự một việc gì thì chủ ở Can, mà quyết đoán sự việc ấy thì lại ở Tâm ; nên Tố-Vấn có câu (Lục tiết tạng tượng luận) : “Thập nhất tạng thủ quyết ư

Đảm”, nghĩa là mười một tạng (tức ngũ tạng và lục phủ) đều do sự quyết đoán của Đảm.

(9)- Đản trung : tức Tâm bào lạc (màng ngoài của tim). Tâm chủ về ý chí mừng vui (Tâm chi hỉ), mà bào lạc ở phụ cận với Tâm ; có chức năng tuyên thông ý chí ấy, ví như người bề tôi mang cái sứ mệnh truyền đạt giáo hóa của nhà vua, nên gọi “thần sứ.”

(10)- Tướng quân : Can chủ dũng cản, mưu trí, ví như vị tướng quân. Mưu lự : những mưu lược, trù hoạch về mỗi việc làm của người đều do ở Can.

(11)- Kho tàng (thương lẫm): Vị chủ thu nạp, Tỳ chủ vận hóa các thức ăn. Ví như cái kho tàng chứa ngũ cốc, và

Tỳ với Vị có sự quan hệ hỗ tương, không tách rời nhau được ; nên đây nói chung làm một. Ngũ vị : chỉ năm vị (chua, cay, ngọt, măn, đắng) của các thức ăn uống. Từ Tỳ Vị mà tạo ra chất dinh dưỡng để đưa đi các tạng phủ.

(12)- Truyền tống (truyền đạo): chỉ Đại trường đưa đẩy những chất cặn bã của thức ăn ra ngoài cơ thể. Biến hóa : nói các thức ăn đã hóa thành tinh trấp mà chỉ còn lại cái biến chất về cặn bã thôi.

(13)-chứa đựng (thụ thình) : chỉ Tiểu trường chứa đựng các chất ăn từ dạ dày đưa xuống. Hóa vật : chỉ các chất ăn hóa thành tinh trấp do Tiểu trường tạo ra.

(14)- Tác cường : động tác mạnh khỏe, có một khí lực dẻo dai, không mệt mỏi. Thận tàng tinh, sinh tủy, vả chủ xương cốt. Nếu Thận khí sung túc, thì tinh tủy đầy mà xương cốt cứng ; nên có công năng “tác cường”. Kỹ xảo : “kỹ” là tài nghề, “xảo” là trí xảo. Những người thận tốt, tinh tủy sung túc, thì có nhiều kỹ xảo.

(15)- Châu đô : “châu” là bãi sông, “đô” là bến nước. Trong các tạng phủ, thì Bàng quang ở vị trí thấp nhất, thủy dịch tam tiêu dều tụ lại đó, ví như bãi bến nơi tụ hội của nước sông, nên gọi là “châu đô”. Khí hóa : nơi thủy dịch tụ ở Bàng quang, được khí hóa của Thận, biến thành nước tiểu, mà bài tiết ra ngoài.

Xét đoạn tạng phủ này, nguyên văn Tố vấn để “Can” ở trên “Đảm”, liền ngay dưới Phế, và có Tam tiêu nữa ; ở đây, để lẫn thứ tự Can, Đảm, và thiếu Tam tiêu.

(16-17)- hai dương, hai âm : chỉ hai kinh Thái dương với Thiếu dương ; và 2 kinh Thái âm với Thiếu âm. Minh, u : chỉ cái thể trạng sáng láng và tối tăm của 2 kinh Dương minh và Quyết âm.

Một phần của tài liệu Hồng nghĩa giac tư y thư TUỆ TĨNH (Trang 55)