Phương tể tóm tắt

Một phần của tài liệu Hồng nghĩa giac tư y thư TUỆ TĨNH (Trang 62 - 64)

(185)- Mười hai tể : mười hai tể thuốc do Khấu-Tông-Thich đời Tống đề ra, tức “10 tể” của Từ-Chi-Tài đời Bắc Chu (theo sự khảo chứng của Trung-Quốc gần đây ; nói 10 tể là của Trần-Tàng-Khí đời Đường, lại trong Đông Tiên thập thư, có chép lời Đào-Hoằng-Cảnh đời Nam Bắc triều nói về 10 tể, thì như là của Đào-Hoằng-Cảnh ? nhưng các sách xưa nay, kể cả Bản thảo cương mục, đều cho là của Từ-Chi-Tài, mà Mục-Trạng-Thuần đời Minh thêm vào 2 tể “thăng” và “giáng”; nhưng thuyết này, ít được công nhận).

C – CÁC VỊ THUỐC CHỦ BỊNH

(1)- Khai quan : mở cửa quan, tức dùng thuốc làm cho người trúng phong hắt hơi, há miệng, tỉnh lại mà nói được. (2)- Hư phiền : xem chú thích (103) ở “bài phú Dược tính chỉ nam trực giải”

(3)- Sáu chứng uất : “uất” là uất kết không thông, một loại bịnh có hiện tượng trướng, đau, nôn ụa, đại tiện tự lợi. Chu-Đan-Khê theo nguyên nhân gây bịnh, chia 6 chứng : khí uất, huyết uất, thấp uất, hoả uất, đàm uất, thực uất, và lập ra Việt cúc hoàn để trị những chứng uất này.

(4)- Lý cấp hậu trọng : xem chú thích (123) ở trên.

(5)- Hoắc loạn : tức chứng trên thổ dưới tả, đồng thời phát sinh, có tính cấp bách, rối loạn, nên gọi “hoắc loạn” (thường có nóng rét, đau đầu, nhức mình, chia 2 loại )

a- Loại trường vị rối loạn, do nội thương hiệp tà độc, thường phát vào khoảng giữa hạ-thu (cấp tính trường vị viêm)

b- Loại dịch tả : là bịnh thời khí cấp kịch, phát sinh bất thường (cấp tính truyền nhiễm bịnh).

Chú ý : chứng trường vị rối loạn thì bụng có trướng đau, còn chứng dịch tả thì bụng không đau, và đi tả như nước

gạo. Chứng hoắc loạn ở đây, chỉ chứng trường vị rối loạn, tức cấp tính trường vị viêm.

(6)- Chứng nấc : nguyên văn là “khái nghịch”, nghĩa là ho ngược (ho xốc lên), xét ra, không đúng, vì dưới nói dùng “Thị đế” làm chủ. Thị đế không chữa chứng ho, mà chỉ chữa chứng nấc, nên chúng tôi nghi chữ “khái nghịch” là “ách nghịch” chép lầm (chữ ách và chữ khái hình dạng giống nhau). “Ách nghich” là nấc ngược, mới đúng với chứng chữa của vị Thị đế. Do đó, dịch là “chứng nấc” theo nghĩa chữ ách nghịch.

(7)- Nuốt chua : nguyên văn là “thôn toan”, một chứng do Can khí phạm Vị, nước chua trong vị quản bị kích động, đưa xốc lên cổ họng, chưa kịp nôn ra, thì lại nuốt xuống ; mà vùng Tâm có cảm giác bị nhoi nhói, như trạng thái nuốt nước chua, nên gọi “thôn toan” (chứng này có hàn, có nhiệt ; hàn thì vùng ngực đau ê ẩm, và có nôn dãi trong ; nhiệt thì vùng ngực buồn bực, và họng khô, không nôn dãi trong). Còn chứng “thổ toan” (nôn chua), cũng cùng loại với thôn toan, nhưng là do vị quản có thấp khí uất tích, lâu thành hoả hoá, mà nôn ra nước chua, nên gọi “thổ toan” (thôn toan thì nước chua muốn nôn ra nhưng lại nuốt xuống, còn thổ toan thì nước chua nôn hẳn ra). Y lâm thằng mặc cho là thôn toan, thổ toan, đều do thấp nhiệt, và gốc ở hàn, thôn toan là thấp nhiệt sắp thành, nên theo phép “hàn trị”, thổ toan là thấp nhiệt đã thành, nên theo phép “nhiệt trị”. Y học nhập môn cũng cho 2 chứng là cùng một nguyên nhân, thấp nhiều thì nuốt chua mà đại tiện lợi. Nhiệt nhiều thì nôn chua mà đại tiện bế.

(8)- Tâm vị xôn xang : nguyên văn là “tào tập”, một chứng mà vùng Tâm Vị có hiện tượng xốn xang không yên, tựa đói mà không phải đói, tựa đau mà không phải đau, tựa xót xa mà không phải xót xa, thường do Tâm hoả, Can, Vị bất hoà, Vị nhiệt, huyết hư… mà sinh ra.

(9)- Tích tụ : xem chú thích (131,132) mục “Tăng bổ tập Vạn kim nhất thống thuật” ở trên. (10)- Tử huyết : huyết chết, chỉ chất huyết đã bị ứ tụ lại mà hư hoại rồi.

(11,12)- Ma mộc : “ma” là chứng cơ nhục bị bị rần rầnnhư con sâu bò trong ; “mộc” là chứng da thịt bị tê dại, không ngứa, không đau, bấm tay vào không biết gì.

(13)- Hư phiền : xem chú thích (103) ở “bài phú Dược tính chỉ Nam trực giải”

(14)- Đau đầu (đầu thống): chứng này có nhiều nguyên nhân, như do phong thì đầu có chứng choáng váng, sợ gió ; do thấp thì đầu nặng, chân tay mõi mệt ; do khí hư thì đầu đau liên miên, lao lực lại phát ra, nặng lên, hoặc đau thiên bên hữu ; do huyết hư thì đau trước trán, hoặc thiên bên tả, hay kinh sợ. Lại còn do hàn, do nhiệt, do đàm, và lục kinh nữa…

(15)- Hà thủ ô : vị này có tác dụng bổ Thận ích tinh, nên làm đen được râu tóc. Bài “Thất bảo mỹ nhiên đan” (do phương sĩ Thiệu-Úng-Tiết tiến cho vua Minh), một bài thuốc bổ Can,Thận rất tốt, trong dùng Hà thủ ô làm quân dược, và đặt tên là “mỹ nhiên” (tốt râu, đen râu). Cũng nói lên cái hiệu dụng của Hà thủ ô. Xem thêm chú thích (105) ở bài phú Dược tính chỉ Nam trực giải.

(16)- Đương qui long hội : tức bài “Đương qui lê hội hoàn”, chữa chứng ù tai do Can Đảm thực hoả.

(17)- mũi chảy nước đục : tức chứng “tỵ uyên”, xem chú thích (150) mục Tăng bổ tập Vạn kim nhất thông thuật. ở trên.

(18)- Kết hạch : một loại bịnh loa lịch, tràng nhạc, sinh ở trong da, kết như hột quả (hột của các thứ quả ăn), rắn mà không đau, do phong hoả khí uất tụ lại mà gây nên. Bịnh “kết hạch” đây, khác với loa lịch (chỉ là bịnh cùng loại), vì ở dưới, Tuệ-Tỉnh có nói về loa lịch nữa. Còn Hạ khô thảo, tuy là vị thuốc chữa loa lịch, nhưng mượn chữa kết hạch, cũng là một sự biến thông trong phép dùng thuốc của Tuệ-Tỉnh.

(19)- Phế nuy : chứng Phế bị ung nhọt. Phế nuy tức chứng ho lao (hoặc giải phế nuy là chứng phế tạng bị khô héo, do tân dịch hao tổn, âm hư nội nhiệt mà phát sinh).

(20)- Tâm vị : chỉ vùng Tâm bào lạc và dạ dày. (21)- Đới hạ : khí hư.

(22)- Xuy nhũ : chứng bầu vú sưng đau của phụ nữ.

(23)- Câu đằng thang : chữ “thang” nghi là chữ “ẩm” chép lầm. Sách Chứng trị chuẩn thằng có bài “Câu đằng ẩm” chữa tiểu nhi mạn kinh phong, do Tỳ Vị khí hư.

Chú ý : sách Chứng trị chuẩn thằng còn bài “Câu đằng thang”, bài này không chữa tiểu nhi kinh phong, chỉ chữa phụ

nữ động thai, bụng đau mặt xanh, khí sắp tuyệt và sản hậu bị chứng cảnh, cứng sống lưng, cấm khẩu. Một bài là thang, một bài là ẩm, chủ trị khác nhau, mà dược phẩm cũng khác nhau, cần phải phân biệt.

(24)- Phát bối :chứng ung thư phát ở sống lưng, là loại độc và nguy hiểm.

(25,26)- Tiện độc, ngư khẩu : “tiện độc” là chứng ung thư sinh ở khe háng (bẹn), trước nhỏ sau to dần như cái trứng ngan, rắn, đau, do hành phóng nhịn tinh, tinh với huyết uất tụ lại mà phát ra hoặc do giận dữ hại Can, khí trệ huyết ngưng lại cũng phát ra, mụn rắn đỏ , sau đó vỡ mủ, loét to, khó hàn miệng trông giống miệng cá, gọi là “ngư khẩu” (chưa vỡ gọi tiện độc, vỡ rồi gọi ngư khẩu). Nhất thuyết : sinh ở háng bên phải là “tiện độc”, sinh ở háng bên trái là “ngư khẩu”, Tuệ- Tỉnh theo thuyết này.

(27)- Cam sang : chứng mụn lở (trước sưng đen, sau lở loét) phát ở ngọc hành, do bạ tinh trọc huyết, hoặc độc hoả kết tụ mà sinh ra.

(28)- Liên sang : chứng lở ở 2 cạnh trong ngoài của ống chân, trong gọi “nội liên” ngoài gọi “ngoại liên” (29)- Phù đạo diệp : Lĩnh nam bản thảo giải là Lá cỏ môi, không rõ là gì ?

(30)- đổ cho uống : nguyên văn là “quản chi”. Ý nói những người bị chất độc thường có hôn mê, nên phải đổ dần cho uống mới được.

(31)- Tây Y luận này gồm 3 mục lớn : A. Khái huyết, B.Tăng bổ tập Vạn kim nhất thống thuật, C. các vị thuốc chủ bịnh, nói về nguyên lý, nguyên tắc của y và dược, thật chi tiết và tinh vi. Riêng mục Tăng bổ tập Vạn kim nhất thống thuật, lại chia làm 11 mục nhỏ (từ “Khí hoá âm dương” đến “Phương tể tóm tắc”. Phân tích về âm dương của trời đất, cùng tạng khí, bịnh cơ, mạch lý của con người, đến cả dược vật, phương tể bao quát và phong phú.)

Một phần của tài liệu Hồng nghĩa giac tư y thư TUỆ TĨNH (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)