HỒI SINH ĐƠN

Một phần của tài liệu Hồng nghĩa giac tư y thư TUỆ TĨNH (Trang 169 - 175)

VIII – CÁC ĐƠN THUỐC 1 NHƯ Ý ĐƠN

2. HỒI SINH ĐƠN (99) “HỒI SINH ĐƠN”thuốc lành hoạ mấy,

HỒI SINH ĐƠN

(Phương thuốc kinh nghiệm của Trường-Cát-Tôn khuê đình)

- Đại hoàng 1 cân, tán nhỏ.

- Tô mộc 3 lạng, thái nhỏ, dùng nước sông 5 bát sắc còn 3 bát, lọc bỏ bã, lấy nước sắc ấy.

- Hồng hoa 3 lạng, sao vàng, đổ vào rượu ngon 1 bát to, sắc sôi 3-5 dạo, rồi gạn bỏ Hồng hoa, lấy nước rượu ấy.

- Đậu đen 3 cân nấu chín, gạn bỏ bã, lấy nước 3 bát.

Trước đem bột Đại hoàng đã tán, đổ Dấm tột 3 bát, quấy đều, dùng lửa văn vũ cô thành cao Đại hoàng, lại nấu thành cao lần nữa, rồi bắt ra, nếu thấy có cháy dính nồi là được, lại đun sấy khô, rồi cho vào các vị thuốc sau đây :

- Thục địa - Đương qui - Xuyên khung

- Thương truật (tẩm nước gạo)- Bạch linh (bỏ vỏ) - Hương phụ mễ - Huyền hồ sách - Ô dược - Bồ hoàng

- Ngưu tất (bỏ cuống) - Đào nhân (nghiền riêng) đều 2 lạng

- Bạch thược (sao rượu) - Cam thảo - Trần bì - Sơn thù du (bỏ hột, chưng rượu) - Mộc hương - Địa du

- Ngũ linh chi - Tam lăng - Khương hoạt đều 5 đồng cân

- Nhân sâm - Bạch truật - Mộc qua

- Thanh bì (bỏ cùi trắng) đều 3 đồng

- Cao lương khương 4 đồng

Các vị trên tán bột, luyện với cao Đại hoàng làm viên, bằng hòn đạn, liều uống 1 viên ; dùng rượu nóng hoà tan, uống cả 1 lần.

Đàn bàn sau đẻ nhức đầu, mình nóng, có mồ hôi, gọi là chứng “thương phong” thì gia bột Quế chi 3 phân, dùng Hành, Gừng nấu lấy nước làm thang.

Đàn bàn sau đẻ nhức đầu, mình nóng, không có mồ hôi, gọi là chứng “thương hàn” thì gia bột Ma hoàng 3 phân, dùng Hành, Gừng nấu lấy nước làm thang.

Sau đẻ không có sữa, thì dùng Thiên hoa phấn 3 phân, Đương quy vĩ, Xuyên sơn giáp (nướng) 2 phân, Hoàng liên 3 phân, tán thành bột, cùng thuốc đơn hoà vào rượu mà uống, không cứ lúc nào ; lại bảo người mẹ lấy tay day chỗ đầu vú hơn 1.000 lần, sữa sẽ vọt ra như nước suối.

* Sách Bảo sinh bàn về công hiệu của bài HỒI SINH ĐƠN.

Dưỡng thai, bổ huyết, lợi con, chữa đàn bà có thai ; do làm việc nhọc mệt mà động thai, hoặc động thai ra huyết hôi, hoặc tạng phủ hư hàn, lâu không thụ thai, hoặc thai teo khô không lớn, hoặc quá kỳ không đẻ, hoặc tuỷ đủ ngày tháng mà động tác không có sức, hoặc đến nổi tổn thương truỵ thai ; hay thời kỳ đẻ chưa tới mà máu hôi đã chảy ra trước, bào thai khô khan đến nỗi đẻ khó khăn, hoặc buồn phiền vật vã, mấy ngày không đẻ được, con chết trong bụng mẹ, trên bụng lạnh buốt, môi miệng xanh đen, sùi ra bọt lạnh, máu xấu xông lên, hôn mê bất tỉnh, thở gấp, mồ hôi toát ra, và huyết hôi chưa hết, bụng rốn lạnh đau, nóng rét qua lại, hoặc vì sản lao, hư tổn, mình gầy, mặt vàng, tâm thần khiếp sợ, ra mồ hôi trộm, ăn uống kém, lâu dần thành bịnh hư lao ; thì nên mỗi thang thường uống thuốc này, sẽ mạnh khí, dưỡng thai, dễ đẻ, tư âm, dưỡng huyết, điều hoà âm dương, giữ gìn tấu lý, sung thực tạng phủ, chữa phong hàn cố lãnh. Đó là phương thuốc kinh nghiệm mà sách Khuê môn Bảo giám thường dùng chữa cho các chứng phụ nữ thai tiền sản hậu, băng lậu, đới hạ, và người thất nữ bế kinh, kinh nguyệt không đều.

HỒI SINH ĐƠN chữa 19 chứng sản tiền, sản hậu

Thứ nhất thai tử phúc trường (169) Mẹ nhân nhiệt yếu, thai dường khốn thay !

Nghén sốt, bịnh 6 – 7 ngày, Kinh truyền tạng phủ, con rày khôn nên.

Phúc trung tề thống (170) đảo điên, Tu du mệnh tại (171) 3 viên uống rày.

Hồi sinh hiệu đã hiệu thay,

Mẫu tử hoạt thoát (172) phép tầy thần tiên. Hỏi : con chết trong bụng mẹ là vì sao ?

Đáp : vì mẹ bị bịnh nhiệt sốt 6 – 7 ngày, nhiệt tà truyền vào tạng phủ ; vì nóng quá nên thai sa suống dưới rốn,

không ra được, tính mệnh chỉ trong giây lát ; cần cho uống ngay Hồi sinh đơn 1, 2 viên, là có thể cứu sống.

Thứ hai nan sản lại biên,

Sinh đẻ chẳng hiên, khốn khổ dường bao ! Nhân thai khí đã thành bào (173) Tử thực mẫu huyết (174) tháng nhiều đủ dư.

Huyết kinh hành khối nan trừ,

Tục gọi “Nhi chẩm”(176) đến giờ sản sinh. Sơ phá huyết, khoả nhi hình (177)

Vậy nên nan sản, nghịch, hoành (178) khốn sao ! Tu du (179) đơn thuốc uống vào,

Tự sinh, thuận sản, huyết điều bại di (180) Hỏi : Đẻ khó là vì sao ?

Đáp : con nhờ huyết mẹ nuôi dưỡng khi đủ thang, thai đã trưởng thành, không hấp thụ hết huyết mẹ, thì huyết dư đó

kết lại thành khối ở bào cung (chỗ thai nhi gối đầu). Tục gọi là nhi chẩm. Khi sắp đẻ, khối huyết nhi chẩm ấy vỡ ra trước, bọc lấy đứa trẻ, cho nên khó đẻ, chỉ uống thuốc này, trục được huyết xấu đi, là một lát sau sẽ sinh dễ dàng. Chứng sinh ngang đẻ ngược, cũng chữa bằng thuốc này

Thứ ba : sản hậu quá kỳ, Thai y bất hạ, phải thì liệt thay (181)

Huyết nhập thai y (182) trướng đầy, Ăn uống chẳng được, ngày đêm lo lường. Hồi sinh đơn phục tửu thang (183) Thai y hoá hạ (184) huyết thường điều phân. Hỏi : Đẻ rồi mà nhau thai không ra, là vì sao ?

Đáp : Vì sau khi sinh con, người mẹ cảm phải khí lạnh, máu đẻ quyện vào nhau thai, làm cho nhau thai trướng lên

mà không ra được, nên người thấy đầy trướng, không muốn ăn uống. Dùng thuốc này để trục hết chất máu hư hoại trong nhau thai, thì nhau thai tự nhiên ra được.

Thứ tư : sản hậu huyết vần (185) Dậy đi chóng mặt, nhãn thần hắc hoa (186)

Khí huyết vi định (187) sớm ra, Chạy vào ngũ tạng, hôn hoà khắc Can (188)

Y nhân (189) chẳng hiểu nói càn, Gọi là phong ám biện bàn bất minh (190)

Đơn này nên uống cho tinh, Tự nhiên khí thuận, huyết lành lại an.

Hỏi : sau đẻ có chứng huyết vận, ngồi đứng không được, mắt thấy hoa đèn là vì sao ?

Đáp : sau đẻ 3 ngày, khí huyết chưa yên định, lại chạy vào ngũ tạng sung khắc tạng Can mà gây bịnh. Thầy thuốc

không hiểu, gọi là chứng âm phong thì thật sai lầm ; cho uống thuốc này sẽ khỏi ngay.

Thứ năm : sản hậu khẩu can (191) Khí huyết vi định lại toan 7 ngày.

Đẻ rồi chưa được bao chầy, Bởi do ăn miến (192) ba ngày bịnh sinh.

Huyết tại Tâm, kết tụ thành,

Y nhân không hiểu, gọi bành cách hung (193) Khát khao buồn bực trong lòng,

Muôn người cùng uống, đơn dùng chẳng sai. Hỏi : sau đẻ miệng khô, tâm bứt rứt là vì sao ?

Đáp : sau đẻ 7 ngày trở lại, huyết khí chưa yên định, nay vì ngày thứ ba ăn miến. Miến với huyết cùng kết lại tích tụ

ở Tâm, do đó sinh phiền khát. Thầy thuốc không hiểu, lầm cho là chứng hung cách đầy tức. Nên chữa bằng thuốc này, muôn người không sai một.

Thứ sáu : sản hậu hư luy (194) Hàn nhiệt tự ngược, đòi thì vãng lai (195)

Huyết nhập tâm phế khôn nài, Nhiệt nhập tỳ vị, hoà hai khát phiền.

Y nhân không hiểu bịnh nguyên (196) Gọi rằng ngược tật, lầm nên hế này.

Đơn này cho uống hiệu thay ! Bách phát bách trúng, bịnh rày bình yên. Hỏi : sau đẻ nóng rét tựa như chứng ngược là vì sao ?

Đáp : sau đẻ, người suy yếu gầy còm, do huyết vào Tâm Phế, nhiệt vào Tỳ Vị mà phát nóng rét ; nóng rét quá độ thì lại

sinh khát nước, thầy thuốc không hiểu cho là bịnh ngược, làm hại sản phụ không kể xiết. Nếu dùng thuốc này mà cứu chữa, thì thật bách phát bách trúng.

Thứ bảy : sản hậu kể liền,

Bại huyết nhập tạng (197) gây nên bất kỳ. Lên xuống chuyển mãn tứ chi (198) Vận lưu bất đắc, hoá vi thũng phù.(199) Y nhân không hiểu lưỡng đồ (200) Huyết thuỷ nhị thũng, bịnh phù thù ban (201)

Thuỷ thũng khí bế, tiện nan (202) Huyết thũng khí kiệt, lãnh hàn tứ chi (203)

Uống đơn bại huyết tiêu đi,

Sau chữa thuỷ khí, thuộc thì hợp pha (204) Hỏi : sau đẻ chân tay phù thũng là vì sao ?

Đáp : bại huyết chạy vào ngũ tạng, rồi chuyển khắp tứ chi, ngừng đọng không vận hành đi được, bèn hoá thành phù

thũng mà chân tay sung lên ; thầy thuốc không hiểu cho là bịnh thuỷ thũng. Nhưng thuỷ thũng khác với huyết thũng : thuỷ thũng thì khi bế tắc mà tiểu tiện sẻn ; huyết thũng thì khí suy kiệt, mà chân tay lạnh. Trước nên cho uống thuốc này để trừ bại huyết, sau sẽ dùng thuôc thông lợi thuỷ khí.

Thứ tám : sản hậu huyết tà, Cuồng ngôn như thấy quỉ ma, ác thần.

Bại huyết, nhiệt phạm vào Tâm, Sinh nên phiền táo, nói nhàm cuồng điên.

Y nhân không hiểu bịnh nguyên, Gọi rằng phòng chứng, thuốc liền uống thôi.

Dung y (205) chữa bịnh lầm rồi,

Đơn thuốc muôn người, bằng Nghệ bắn ra (206) Hỏi : sau đẻ có bịnh huyết tà, như trông thấy ma quỷ, điên cuồng, nói càn là vì sao ?

Đáp : sau đẻ, do có bại huyết, nhiệt cực, trúng vào Tâm, cho nên sinh ra phiền táo, nói càn, điên cuồng, thầy thuốc

không hiểu, gọi là phong tà liền chữa bằng thuốc phong, thật là thầy kém giết người. Mau mau cho uống thuốc đơn này muôn người không sai một.

Thứ chín : sản huyết chẳng hoà, Thát âm bất ngữ (207) gọi là phải nao (?)

Tâm hữu thất khiếu tam mao (208) Bại huyết khắc vào, lưu nhập tâm trung (209)

Cho nên bế lấp chẳng thông, Nói năng chẳng được, lời cùng u ơ.

Y nhân chẳng hiểu nói vơ,

Rằng thoát dương chứng, chẳng ngờ bịnh Tâm. Thuốc cho chẳng biết lỗi lầm,

Sản hậu bại huyết nhập tâm khốn rày. Bằng như uống được đơn này, Vạn vô nhất nhất thuốc hay đó mà (210) Hỏi : sau đẻ mất tiếng không nói được là vì sao ?

Đáp : Tâm có 7 khiếu 3 lông, sau đẻ, bại huyết xung lên Tâm, chạy vào các khiếu, khiến Tâm bị huyết bít lấp, nên

không nói được ; thầy thuốc không hiểu gọi là chứng thoát dương mất tiếng, rất khó khăn không thể chữa được. Đó là họ không xét kỹ người sản phụ ấy, bại huyết thông hay không thông, thuận hay không thuận. Nay vì huyết khí đi càn, khiến Tâm bị bế tắc, nên nói năng khó khăn. Uống đơn này thì khỏi trăm phần trăm.

Thứ mười : tiền sản kể ra,

Tiết lỵ trường thống (211) về nhà lại đi. Nhâm phụ vị mãn nguyệt kỳ (212) Muốn ăn chua lạnh vật kỳ dị thương (213)

Huyết dữ lưu nhập Đại trường (214) Bất năng khắc hoá, hoặc đường tiết nung (215)

Hoặc là ô uế thích đông (216) Chẳng được yen ổn, trong lòng khốn thay !

Thuốc đơn kíp uống chớ chầy, Tự nhiên lại đỡ, hiệu thay lạ dường ! Hỏi : trước đẻ bị đi tiết lỵ đau bụng là vì sao ?

Đáp : Đàn bà có mang, chưa đủ tháng sinh, ăn lầm các thức chua lạnh, cứng rắn, thức ăn quyện lẫn với huyết, chạy

vào Đại trường, không tiêu hoá được, nên tiến ra đại tiện, hoặc chất máu mủ, hoặc chất nhơ bẩn, trong bụng đau nhói không yên, chỉ uống đơn này, sẽ khỏi ngay.

Mười một : sản hậu có phương,

Bách tiết toan thống (217) mỡ thường mở ra (?) Huyết dư kinh lạc nhập pha,

Lâu ngày kết lại, tụ hoà chẳng tan. Ủng trệ hư trướng, thống toan (218) Y nhân không hiểu, gọi hàn thấp nay,

Thuốc lầm tổn hại lâu chầy,

Chỉ uống đơn này, tam nhị (219) thì thông. Trừ hết trệ huyết đầu lòng,

Hễ là nhâm phụ (220) thiếu dùng khá đang. Hỏi : sau đẻ các khớp xương đau buốt là vì sao ?

Đáp : đàn bà khi có thai, chất mỡ trong các khớp xương mở ra (?). Đến khi đẻ rồi, dư huyết chạy vào kinh lạc đọng

lại lâu ngày, kết tụ không tan, ủng trệ hư trướng, do đó các khớp xương đau buốt, thầy thuốc không hiểu gọi là chứng thấp , dùng lầm thuốc, hại người rất nhiều. Nên uống thuốc này 2-3 viên, để trừ huyết trệ, sẽ khỏi ngay.

Mười hai : sản hậu tiểu trường (221) Đái ra những máu, tựa dường kê can (222)

Uống ăn chẳng được gian nan, Lại thêm giận dữ, kêu van (223) đủ đường.

Huyết dư lưu nhập Tiểu trường (224) Bế sáp thuỷ đạo (225) đái dường chẳng thông.

Gan gà máu xẫm pha dòng, Đại trường vào cùng bế tắt giang môn.

Bèn nên đại tiện khó khăn,

Y nhân không hiểu gọi đồn tạng Tâm (226) Biến nên hư tổn Can Tâm,

Huyết ứ bại trầm (227) đại tiểu tiện nan. Mau mau tìm uống thuốc đơn, Bịnh hiểm nghèo nàn, lại đã chẳng sai. Hỏi : Sau đẻ đi đái ra máu như máu gan gà là vì sao ?

Đáp : Người sản phụ khi còn trong tháng mang thai, do điều dưỡng không đúng mức, ăn uống không giờ giấc, lại

chất máu màu như gan gà ; lại cả vào Đại trường làm bế tắt chỗ giang môn, nên đại tiện cũng khó khăn. Thầy thuốc không hiểu gọi là ngũ tạng lâm sáp, tổn hại Tâm Can, vì thế huyết ứ thành khối, màu như gan gà. Không biết rằng đó là bại huyết chạy vào Tiểu Đại trường, đường thuỷ cốc bị bế tắc mà gây nên chứng trạng thế. Chỉ uống thuốc này sẽ khỏi ngay.

Mười ba : sản hậu luận chơi,

Hạ huyết băng lậu, người người gian nguy. Sớm ăn chua chát vật kỳ (228)

Thất điều vinh vệ, băng tuỳ phúc trung (229) Hoà mình triều nhiệt, đầu đông (230) Y nhân không hiểu băng trung lậu rày.

Phụ nhân quý thuỷ lề ngày (231) Bạo hạ bất chỉ (232) chảy ngay chẳng ngừng.

Lỗi kỳ quá độ xưa rằng,

Sản hậu chính bằng bảo dưỡng, thất nghi (233) Biến nên chứng ấy một khi,

Thuốc đơn tìm uống, bịnh thì an thuyên (234) Hỏi : Sau đẻ ra huyết như băng là vì sao ?

Đáp : Sau đẻ huyết xấu huyết hôi vừa sạch, cũng nên uống thuốc để điều bổ ngũ tạng ; nay vì ăn những thức chua

chát cùng nóng lạnh bất thường. Do đó vinh vệ không được điều hoà, khiến cho vùng thiếu phúc gây chứng băng lậu. Màu huyết như màu gan, toàn thân nóng cơn lưng vai co rút, trong lòng phiền muộn. Thầy thuốc không hiểu, gọi là băng hạ, nhưng không biết rằng đàn bà sắp đến kỳ hành kinh bỗng nhiên ra huyết không ngừng, lỗi kỳ sai cử, mới gọi là băng hạ ; còn đàn bà đẻ huyết khí vốn bình thường, chỉ vì thiếu sự bảo dưỡng nên gây ra chứng trạng như thế. Cho uống thuốc này bịnh sẽ khỏi ngay.

Mười bốn : sản hậu (235) chứng truyền, Hung cách khí mãn (236), nghịch nên chẳng ngừng.

Huyết nhập Tỳ Vị, sung trường (237) Ăn vào buồn bực, dực (238) hằng chẳng yên.

Y nhân không hiểu Vị phiên (239)

Huyết đình Tỳ khí, Tâm phiền tương xung (240) Bèn nên ẩu nghịch chẳng xong,

Vài ba viên thuốc đơn dùng hiệu thay. Cứu đời trị bịnh ai hay,

Bách vô nhất nhất (241) xưa nay truyền bài. Hỏi : Sau đẻ vùng ngực và cách mạc trúng khí, nôn xốc không yên là vì sao ?

Đáp : Sau đẻ, huyết đình ở Tỳ Vị, ăn kém, Tâm khí không yên, vùng ngực và cách mạc đầy trướng, nên nôn mửa

nhiều. Thầy thuốc không hiểu gọi là chứng phiên vị, không biết rằng miệng không dung nạp được thức ăn uông, mới gọi là phiên vị. Nay người đàn bà có mang, huyết đình ở Tỳ, xung khắc với Tâm khí, mà gây ra chứng nôn mửa, sao gọi là phiên vị được. Chỉ uống thuốc đơn này 2, 3 viên, trăm người không sai một.

Mười lăm : sản hậu kể bày,

Miệng không kiêng cữ, miến ngày ăn quen. Kết đờm, ho suyễn nghịch lên,

Tứ chi hàn nhiệt, tâm phiền, khẩu can (242) Toàn thân phiền táo, bàn hoàn (243) Thuỵ mộng, kinh quý (244) sức mòn thể suy.

Kinh thuỷ (245) lại chẳng thấy kỳ, Gọi rằng huyết bế, thường thì bụng đau.

Cốt chưng (246) biến chứng dầu dầu, Chữa nên cản thận, lo sau những ngày.

Uống đơn chẳng thấy chuyển nay, Lư y bất khởi, mệnh rày thương thay ! (247) Hỏi : Sau đẻ bị ho và nóng rét qua lại là vì sao ?

Đáp : Sau đẻ không biết kiêng khem, do ăn nhiều miến, nên đờm kết thành khối, ho suyễn nghịch lên, tay chân nóng

lạnh, tâm phiền miệng khô, toàn thân bứt rứt, hay mơ mộng, kinh sợ. Thể lực suy yếu không có kinh nguyệt gọi là chứng

Một phần của tài liệu Hồng nghĩa giac tư y thư TUỆ TĨNH (Trang 169 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)