VI – THƯƠNG HÀN CÁCH PHÁP(1) TRỊ LỆ THƯƠNG HÀN TAM THẬP THẤT TRUỲ
37. Cầm liên tiêu độc ẩm
(400). Khiên phục : mất điều hòa, sai trái thời tiết. Khiên phục vãng lai : nói âm dương mất điều hòa, thường qua lại trong 4 mùa.
(401). Thiên thời hành bịnh : thời khí, phát sinh ra bịnh. Vi tai : gây tai hại cho người.
(402). Phục sơ : uống trước, nói trước, uống thang KHƯƠNG HOẠT XUNG HÒA (bài thứ 3) không khỏi, mới uống thang CẦM LIÊN TIÊU ĐỘC.
(403). Xung : xem chú thích 58 ở trên. (404). Chung : xem chú thích 338 ở trên. (405). Thử niêm : tức Ngưu bàng tử.
(406). Lợi chi : thông lợi đi (chữ chi đặt thay cho bịnh tà) (407). Nhất, nhị, tam, thứ : 1,2,3 lần đi đại tiện.
(408). Thượng đẳng các y : các thầy thuốc bậc trên.
(409). Đại đầu ôn : cũng gọi đại đầu phụng hay đại đầu thương hàn, một chứng ôn dịch đầu bị sưng to (mặt cũng sưng đỏ), nặng thì tai điếc, miệng ngậm, nói sảng, thần hôn : do cảm nhiễm độc khí phong ôn mà sinh ra.
(410). Hầu tý : một chứng cổ họng sưng đau, trong họng sưng kết khối, ngoài cổ quầng, không nói và không nuốt nước được : do khí huyết cục bộ bị ứ trệ mà sinh ra.
ĐOẠN KẾT
(411). Y chi tư mệnh : do câu “Y giả nhân chi tư mệnh” ; nghĩa là thầy thuốc là người bảo vệ tính mệnh của người ta. (412). Tam giáo : ba đạo giáo : Nho, Đạo (Lão), Thích (Phật)
(413). Tường, sung : tinh tường, sung thịnh.
(414). Tham, sân, si, bạo : tham lam, giận dữ, si mê, bạo ngược. (415). Giẫy đắp : giẫy không rõ nghĩa, nghi là giẫy cỏ (đắp là đắp đất)
Gò : mồ mả. Tục xưa, khi ốm đau, người ta thường cho là động mả, rồi ra nơi mồ mả ông cha, giẫy cỏ và đắp đất cao lên.
(416). Lễ : cúng lễ, chỉ việc cúng lễ cầu khẩn trời đất quỉ thần phù hộ cho khỏi bịnh. (417). Tiếu : lập đàn cầu đảo gọi là tiếu.
(418). Lão Mai : tức Lão Mai am, tên hiệu của người biên chép tập THƯƠNG HÀN TAM THẬP THẤT TRỦY PHÁP này (nghi là người được Tuệ-Tĩnh trực tiếp truyền thụ cho).,.