Giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (1986 2010) (Trang 119 - 120)

Giai đoạn 10 năm thời kì đổi mới, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng thêm 43 phòng học, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 98%; có 20 giáo viên giỏi cấp tỉnh. Số học sinh trong giai đoạn này không biến động nhiều. Tỉ lệ trẻ huy động vào lớp 1 đúng độ tuổi đạt tỷ lệ 100%.

Từ năm học 1996 - 1997 đến năm học 2004 - 2005 tỷ lệ học sinh lên lớp đạt từ 98 - 99% và tỷ lệ tốt nghiệp đạt từ 98% trở lên. Năm 2000 số học sinh đạt loại giỏi, khá tăng 7,5% so với năm 1995.

Đến năm học 2003 - 2004 có tổng số 20 trường tiểu học và tỉ lệ học sinh 6 tuổi huy động vào lớp 1 đạt 100%. Tuy số lớp giảm hơn so với năm học trước nhưng chất lượng được nâng cao, đội ngũ giáo viên được bổ sung và bồi dưỡng nâng cao chất lượng và chuẩn hóa kịp thời. Sách và thiết bị dạy học được cung ứng đầy đủ, phong trào làm đồ dùng dạy học thu hút 100% giáo viên tham gia. Một số trường có nhiều đồ dùng có giá trị như: Thiềng Đức, Sư phạm thực hành, Lý Tự Trọng, Nguyễn Du, Trần Đại Nghĩa, ...

Trong năm học 2009 - 2010, toàn thành phố có 20 trường tiểu học (có 10 trường đạt chuẩn quốc gia Nguyễn Du, Trần Đại Nghĩa, Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, ...), với 307 lớp, trung bình mỗi trường có khoảng 15 lớp và tất cả hệ thống trường tiểu học đều thuộc hệ công lập. “Mỗi phường, xã đều có ít nhất 1 trường tiểu học, riêng đối với những phường, xã có diện tích lớn, dân số đông thì số trường nhiều hơn như: phường 4, phường 9, xã Trường An, xã Tân Hội. Số giáo viên trong năm học này là 1.357 với tổng số học sinh là 10.566, trung bình có hơn 36 học sinh/lớp’’ [11, 49].

Số học sinh dự thi tốt nghiệp hàng năm cao và tỉ lệ tốt nghiệp đều đạt 100% trong giai đoạn 2006 - 2009, riêng đến năm 2010 không còn tổ chức thi tốt nghiệp nữa mà thay vào đó là xét điểm trung bình cuối năm ở một số môn học chính.

Bên cạnh đó chương trình phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ cũng được quan tâm toàn diện sau khi phong trào xóa mù chữ và bổ túc văn hóa bị giải thể năm 1990. Đến năm 1992, phường 8 là đơn vị đầu tiên của thành phố hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học. Đến năm 1995, toàn thành phố đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ ở độ tuổi 14; chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ ngày càng tăng ở độ tuổi 12, 13, 14. Đến năm 1999 nâng lên đạt chuẩn quốc gia độ tuổi 11 và có 4 đơn vị (phường 1, 2, 4, 8) đạt được.

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (1986 2010) (Trang 119 - 120)