Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (1986 2010) (Trang 42 - 44)

Địa hình: Địa hình thành phố Vĩnh Long phần lớn thấp trũng thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và bị chia cắt bởi các sông rạch chằng chịt.

Khí hậu thời tiết và thủy văn:

Thành phố Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào.

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 250C đến 270C, nhiệt độ cao nhất là 36,90C, nhiệt độ thấp nhất là 17,70C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân là 7,30

C. Bình quân số giờ nắng trong 1 ngày là 7,5 giờ, bức xạ quang hợp hàng năm đạt 79.600 cal/m2. Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2.550 - 2.700 giờ/ năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.

Độ ẩm không khí bình quân 80 - 83%, tháng cao nhất (tháng 9) là 88% và tháng thấp nhất là 77% (tháng 3).

Lượng bốc hơi hàng năm khá lớn, khoảng 1.400 - 1.500 mm/năm, trong đó lượng bốc hơi theo tháng vào mùa khô là 116 - 117 mm.

Lượng mưa trung bình đạt 1.450 - 1.504 mm/năm. Số ngày mưa bình quân 100 - 115 ngày/năm. Về thời gian mưa có 90% lượng mưa hàng năm phân bố tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch).

Điều kiện về thủy văn: chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông, thông qua hai sông chính là sông Tiền và sông Hậu với sông Măng Thít nối liền. Mực nước và biên độ triều khá cao, cường độ truyền triều mạnh, biên độ triều vào mùa lũ khoảng 70 - 90 cm và vào mùa khô dao động từ 114 - 140 cm kết hợp với hệ thống kênh rạch khá chằng chịt (mật độ 67,5 m/ha) nên tiềm năng tưới tự chảy cho cây trồng khá lớn, khả năng tiêu rút nước tốt ở những nơi có thế đất cao như ven bờ sông Tiền, sông Hậu và sông Măng Thít.

Tài nguyên đất:

Diện tích đất tự nhiên của thành phố là 47,93 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 60%, đất chuyên dùng chiếm 14% và đất ở chiếm 6,3%.

Năm 2002, đất nông nghiệp toàn thành phố là 2.877,71 ha, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng diện tích tự nhiên, 60%. Với điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng tích cực ở giai đoạn hiện nay và tác động của nền kinh tế thị trường, đát đai nông nghiệp đã được khai thác và sử dụng hiệu quả hơn.

Kể từ năm 1999 trở lại đây, cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hóa, đặc biệt là phát triển công nghiệp và các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, đất nông nghiệp bị thu hẹp lại chủ yếu do tăng đất ở và đất chuyên dùng.

Cơ cấu đất nông nghiệp cũng thay đổi tương đối so với giai đoạn trước do chuyển đổi cơ cấu sử dụng, tạo hiệu quả sản xuất. Đất cây màu và cây lương thực giảm mạnh, đất cây thực phẩm và cây lâu năm tăng lên. Đất cây hàng năm chiếm 42,25% đất nông nghiệp, đất cây lâu năm chiếm 57,75%.

Mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng được 12,14 ha nhờ vào khai thác đưa vào sử dụng các diện tích mặt nước chưa sử dụng và diện tích chuyển đổi mục đích sản xuất.

Đất xây dựng đô thị tập trung chủ yếu ở phường 1 và bám dọc theo các trục lộ. Tỉ lệ đất quân sự, sông rạch lớn; đất cây xanh đô thị thấp.

Tài nguyên nước và khoáng sản:

Thành phố Vĩnh Long nằm ngay ngã ba sông Tiền và sông Cổ Chiên, địa hình thấp trũng, sông ngòi chằng chịt.

Nguồn nước mặt có lưu lượng dồi dào quanh năm, gồm nước mặt các con sông Cổ Chiên, sông Tiền; chất lượng nước mặt đạt tiêu chuẩn dùng làm nguồn cấp nước thô và có thể khai thác lâu dài.

Nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn, được khai thác ở độ sâu 400 m, cung cấp cho nhu cầu nước sinh hoạt. Lưu lượng giếng cao, khoảng 60 - 100m3/h, chất lượng tốt.

Tuy nhiên, để đáp ứng mọi nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cần thiết phải chọn nguồn nước mặt để khai thác đưa vào sử dụng.

1.2.2 Lịch sử hình thành và quá trình đô thị hóa ở thành phố Vĩnh Long trước năm 1986

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (1986 2010) (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)