Vài nét về tỉnh Vĩnh Long trước năm1986

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (1986 2010) (Trang 30 - 42)

Tỉnh Vĩnh Long nằm ở vĩ tuyến từ 9052'48" đến 10019'48" vĩ bắc, kinh tuyến 105041'18" đến 1060

17'03" kinh đông. Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh chính của sông Cửu Long: sông Tiền và sông Hậu. Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long

(đường chéo đông sang tây 65km, đường chéo bắc nam 51km), phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía đông giáp tỉnh Bến Tre và đông nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Cần Thơ, phía tây bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.

Tỉnh lỵ Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh 135km về phía bắc theo quốc lộ I, phía nam cách thành phố Cần Thơ 33km theo Quốc lộ I.

Vĩnh Long không có núi đồi, địa hình có hình lòng chảo, trũng ở trung tâm và cao dần về phía bắc, đông bắc và nam đông nam, bị chia cắt bởi những con sông và kênh rạch. Sông Tiền và sông Hậu chảy ra biển Đông qua vùng đất Vĩnh Long nổi lên nhiều cù lao lớn nhỏ: cù lao An Bình, Bình Hòa Phước, Đồng Phú, Quới Thiện (sông Cổ Chiên),Lục Sĩ Thành (sông Hậu), ... Đây là những vùng trồng cây ăn trái đặc sản trù phú, dân cư đông đúc, giàu có.

Hiện nay Vĩnh Long được phân chia thành 8 đơn vị hành chính: thành phố Vĩnh Long và 7 huyện (Long Hồ, Măng Thít, Tam Bình, Vũng Liêm, Trà Ôn, Bình Minh, Bình Tân); gồm có 107 đơn vị xã, phường, thị trấn và 846 khóm, ấp. Diện tích tự nhiên 148.737 ha (1.487,37 km2), trong đó có 114.528 ha trồng lúa và cây ăn trái.

Nhìn lại lịch sử tỉnh Vĩnh Long thì tỉnh Vĩnh Long xưa nguyên là đất Tầm Đôn - Xoài Rạp (đất Tầm Đôn còn gọi là xứ Tầm Đôn, vị trí trung tâm của Tầm Đôn xưa thuộc khu vực của thành phố Vĩnh Long ngày nay).

Tỉnh Vĩnh Long ngày nay là một phần của Long Hồ Dinh, được hình thành từ năm 1732, bao gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và một phần của Cần Thơ.

Năm 1732, chúa Nguyễn thứ 7 là Ninh vương Nguyễn Phúc Trú (1696 - 1738) đã lập ở phía nam dinh Phiên Trấn đơn vị hành chính mới là Dinh Long Hồ, Châu Định Viễn, tức tỉnh Vĩnh Long ngày nay. Lỵ sở của dinh Long Hồ lúc mới thành lập đóng ở thôn An Bình Đông, huyện Kiến Đăng, được gọi là đình Cái Bè. Đến năm Đinh Sửu (1757) thì chuyển đến xứ Tầm Bào (thuộc địa phận thôn Long Hồ, nay là thành phố Vĩnh Long). Thành Long Hồ được xây dựng ở xứ Tầm Bào là thủ phủ của một vùng rộng lớn.

Nhờ đất đai màu mỡ, giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc, việc buôn bán thông thương phát đạt, địa thế trung tâm, ... dinh Long Hồ trở thành một trung tâm quan trọng thời bấy giờ. Để đảm bảo an ninh quốc gia, chúa Nguyễn đã thiết lập ở đây đồn binh như Vũng Liêm, Trà Ôn, ... Đến giữa thế kỉ XVIII, dinh Long Hồ là thủ phủ của vùng đất phía nam và là đại bản doanh của quân đội chúa Nguyễn, có nhiệm vụ phòng thủ, ổn định và bảo vệ đất nước.

Sử cũ còn ghi: Vào năm Canh Dần (1770), tại vùng đất này, lưu thủ dinh Long Hồ đã chặn đánh tan tác quân Xiêm Lan do Chiêu Khoa Liên cầm quân, tiêu diệt 300 tên địch, làm tan vỡ âm mưu xâm chiếm nước Việt của chúng. Nơi đây, trong khoảng 10 năm (1776 - 1787) cũng từng là chiến trường diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn với quân chúa Nguyễn (Nguyễn Ánh), từ trận đầu tiên là trận tập kích Long Hồ của Nguyễn Lữ.

Năm 1784, tại sông Măng Thít (Vĩnh Long) nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh thắng trận Rạch Gầm - Xoài Mút, làm liên quân Xiêm La do Nguyễn Ánh cầu viện đại bại.

Năm Canh Tý (1740), Nguyễn Ánh đổi dinh Long Hồ, châu Định Viễn thành dinh Vĩnh Trấn. Năm Mậu Thân (1788), sau khi lấy lại đất Nam Bộ từ tay nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đem hai đạo Long Xuyên và Kiên Giang của trấn Hà Tiên nhập vào dinh Vĩnh Trấn.

Thời nhà Nguyễn, năm Quý Hợi (1803), Gia Long (Nguyễn Ánh) cắt đất dinh Long Hồ xưa lập thành dinh Hoằng Trấn.

Năm Gia Long thứ 7 (1808), Vĩnh Trấn, Hoằng Trấn được đổi thành trấn Vĩnh Thanh, thuộc tổng trấn Gia Định, đồng thời thăng châu Định Viễn làm phủ với 3 huyện: Vĩnh Bình, Vĩnh An và Tân An.

Năm 1810 lại cắt hai đạo Kiên Giang và Long Xuyên về trấn Hà Tiên như cũ.

Năm 1813 Gia Long lập thêm huyện Vĩnh Định thuộc trấn Vĩnh Thanh. Năm Minh Mạng thứ 4 (1823), Minh Mạng chia huyện Tân An thành 2 huyện Tân An và Bảo An thuộc phủ mới lập tên là Hoằng An.

Năm 1832, Minh Mạng đổi tên trấn Vĩnh Thanh thành Vĩnh Long, lấy thêm 2 huyện Tuân Nghĩa, Trà Vinh của phủ Lạc Hóa thành Gia Định nhập vào Vĩnh Long và đổi trấn thành tỉnh Vĩnh Long. Nhưng đồng thời lại cắt các huyện Vĩnh Định, An Định và đạo Châu Đốc sang tỉnh An Giang. Cùng năm 1832, Minh Mạng cho lập thêm huyện Vĩnh Trị thuộc phủ Định Viễn, tỉnh Vĩnh Long. Quần đảo Côn Lôn (tức Côn Đảo) thuộc tỉnh Vĩnh Long của nhà Nguyễn.

Năm 1833, tỉnh Vĩnh Long bị quân Lê Văn Khôi nổi dậy chiếm đóng, nhà Nguyễn phải điều binh đánh dẹp, cuối cùng án sát Vĩnh Long là Doãn Uẩn lấy lại được tỉnh thành (thành Long Hồ) từ tay quân của Khôi.

Năm 1837, Minh Mạng lập thêm ở Vĩnh Long 1 phủ Hoằng Trị và 2 huyện (Bảo Hựu và Duy Minh).

Năm Tự Đức thứ 4 (1851), nhà Nguyễn bỏ phủ Hoằng An, gộp các huyện của phủ này vào phủ Hoằng Trị. Thời vua Tự Đức cho đến khi Pháp chiếm Vĩnh Long (1851 - 1862), tỉnh Vĩnh Long gồm 3 phủ với 8 huyện (ngoài ra còn có thêm quần đảo Côn Lôn).

+ Phủ Định Viễn nay có thể là đất thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang: gồm huyện Vĩnh Bình và Vĩnh Trị.

+ Phủ Hoằng Trị nay có thể là đất thuộc các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre: gồm các huyện Bảo Hựu, Tân Minh, Bảo An và Duy Minh.

+ Phủ Lạc Hóa, ngày nay là đất tỉnh Trà Vinh gồm các huyện: Tuân Nghĩa và Trà Vinh.

Quần đảo Côn Lôn (Côn Đảo) cũng thuộc sự quản hạt của tỉnh Vĩnh Long. Ranh giới hành chính thay đổi qua các thời kì:

Thời chúa Nguyễn, bao gồm các phần đất tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh.

Ngày 27/6/1951, Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ (thuộc chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) nhập 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Trà. Huyện Tiểu Cần được nhập vào huyện Càng Long. Tỉnh Vĩnh Trà tồn tại đến năm 1954.

Trước năm 1948, huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) thuộc tỉnh Vĩnh Long; sau đó giao cho Bến Tre. Đến giai đoạn 1957 - 1965, huyện Chợ Lách lại giao về cho tỉnh Vĩnh Long. Năm 1966, tách huyện Chợ Lách về tỉnh Bến Tre.

Trước năm 1948, hai huyện Cầu Kè, Trà Ôn thuộc tỉnh Cần Thơ; từ 1948 - 1950, hai huyện này thuộc tỉnh Vĩnh Long; từ năm 1951 - 1954, thuộc tỉnh Vĩnh Trà; từ năm 1954 - 1971, huyện Cầu Kè, Trà Ôn thuộc tỉnh Trà Vinh. Thời kì 1971 - 1975 huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (Đệ nhất Cộng Hòa) chia tỉnh Vĩnh Long làm 6 quận, 22 tổng và 81 xã (Nghị định số 308 - BNV/NC/NĐ của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ngày 8/10/1957). Sau có thêm quận Cái Nhum do tách từ quận Chợ Lách ra, đến ngày 31/5/1961 quận Cái Nhum đổi thành quận Minh Đức (nay là huyện Măng Thít), quận lị đặt tại xã Chánh Hội.

Ngày 11/7/1962 lập thêm 2 quận Đức Tôn và Đức Thành. Đến năm 1967 cả 2 quận nhập vào tỉnh Sa Đéc mới lập.

Theo Nghị định số 856-NĐ/NV của thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa ngày 2/8/1969 thì Vĩnh Long có 7 quận, 18 tổng và 65 xã.

Đầu năm 1976, Vĩnh Long đã sáp nhập với Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long; đến ngày 26/12/1991 lại tách ra thành 2 tỉnh riêng như cũ. Khi tách ra, tỉnh Vĩnh Long có diện tích 1.487,34 km2, dân số 975.281 người, gồm thành phố Vĩnh Long và 5 huyện: Long Hồ, Vũng Liêm, Bình Minh, Tam Bình và Trà Ôn.

Tỉnh Vĩnh Long trước ngày 30/4/2009 gồm có 1 thị xã và 7 huyện.

Kể từ ngày 30/4/2009, riêng đơn vị hành chính thị xã Vĩnh Long được nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh.

Đặc điểm tự nhiên Địa chất

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa chất Vĩnh Long thuộc loại trầm tích biển vào thời kì trầm tích Hôlôxen, có đặc điểm nổi bật là giàu lưu huỳnh. Lịch sử kiến tạo địa chất ở Vĩnh Long đã trãi qua một thời gian dài được bồi tụ bởi phù sa sông Tiền và sông Hậu. Đất phù sa ở đây chủ yếu là đất phù sa

nước ngọt có bề dày tới 5m, có tầng đất sét, hầu như không bị nhiễm mặn, mặt khác còn luôn được bồi đắp phù sa của sông Mê Kông.

Đất ở Vĩnh Long thật sự là nguồn tài nguyên lớn, rất thích hợp cho việc canh tác trồng lúa, trồng cây ăn trái và cây công nghiệp ngắn ngày.

Sông rạch

Vĩnh Long là một trong những tỉnh có nhiều sông rạch. Sông Hậu và sông Cổ Chiên được ví như hai đường biên lớn của mạng lưới sông rạch, kênh đào chằn chịt trên địa phận Vĩnh Long. Ở đây tính bình quân cứ 10.000m2 diện tích tự nhiên thì có gần 900m2diện tích mặt nước và khoảng 13m chiều dài rạch lớn và kênh trục (có khoảng 135 km2mặt nước, 10.384 km bờ kênh, sông rạch).

Sông Cổ Chiên và sông Hậu là hai nhánh lớn của sông Mê Kông (riêng lưu lượng nước của sông Hậu đã chiếm khoảng 45% lưu lượng nước của sông Mê Kông) và luôn chuyển tải hàm lượng phù sa lớn, nhất là vào mùa mưa lũ (bình quân mỗi m3 nước trên hai dòng sông này mang theo 374g phù sa mịn). Đoạn sông Cổ Chiên và sông Hậu chảy qua địa phận Vĩnh Long có nước ngọt quanh năm, lưu thông với mạng lưới sông rạch, kênh đào ăn sâu vào đất liền.

Sông Măng Thít có vị trí quan trọng trong giao thông thủy, với chiều dài 48 km từ bờ sông Cổ Chiên chảy qua các vùng ngã ba Ba Kè, Cái Ngang, Ba Càng. Cửa sông Măng Thít rộng 216m, sâu 14m. Năm 1876, Pháp điều chỉnh dòng chảy, đào kênh xáng Ni Cô Lai, từ Trà Luộc đến ngã ba Thầy Hạnh tạo ra vùng giáp nước gần chợ Tam Bình; tuyến sông Măng Thít - Kênh xáng Ni Cô Lai và sông Trà Ôn dài 64km, rộng 216 - 150m. Sông Măng Thít có nước ngọt quanh năm tưới cho đồng ruộng Vĩnh Long nhờ các chi lưu của nó, hòa vào mạng lưới sông rạch tự nhiên và kênh đào trên khắp nơi trong tỉnh.

Hệ thống sông rạch qua các quận trong tỉnh

+ Quận Châu Thành có sông Cổ Chiên, sông Cái Cá, Cái Cam; rạch Cái Đôi, Cái Da lớn, Cái Da nhỏ, Cái Sao.

+ Quận Bình Minh: nằm dài theo sông Hậu có rạch Trà Quơn, rạch Cái Vồn; kênh Hộ Trụ, Mười Thới, Đông Lợi, ...

+ Quận Tam Bình do ở xa tỉnh lị gần đến sông Hậu Giang đổ ra Cái Cam giáp tỉnh Phong Dinh có rạch Ba Kè, Cái Ngang, Ba Càng, Ba Phố, Sóc Tro, ...; kênh Ni Cô Lai, Cái Sơn, An Hòa, Chà Và, ...

+ Quận Chợ Lách có sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên quanh năm thông thương từ Hậu Giang đến Đô Thành. Ngoài ra còn có sông ngòi nhỏ lưu thông từ các vùng trong quận, trong đó kênh Chợ Lách là con đường lưu thông quan trọng.

+ Quận Minh Đức (Cái Nhum) có nhiều rạch nhất như rạch Cá Lóc, ông Diệm, Cái Cạn, Rạch Mít, Vòi Coi, Bà Phong, Bà Giáo, ông Đệ, ...

Khí hậu

Khí hậu Vĩnh Long thuộc loại hình khí hậu nhiệt đới, gió mùa cận xích đạo, ít chịu ảnh hưởng của biển.

Vĩnh Long nằm trong khu vực có lượng gió lớn, thường có gió cấp 2, cấp 3, cấp 4. Hàng năm thường có 3 hướng gió chính đi theo từng khoảng thời gian:

- Từ tháng 5 đến tháng 10 (mưa nhiều), chủ yếu là gió tây nam.

- Từ tháng 11 đến tháng giêng năm sau (ít mưa, mát mẻ), chủ yếu là gió đông bắc.

- Từ tháng 2 đến tháng 4 (nắng nhiều), chủ yếu là gió đông nam.

Trên địa bàn Vĩnh Long ít có bão nhưng do ảnh hưởng bởi những cơn bão từ biển Đông và các vùng lân cận nên đôi khi có mưa, gió lớn kéo dài, có dông và gió xoáy.

Chế độ mây và sương diễn ra tương ứng với chế độ gió. Mùa gió tây nam có nhiều mây (lượng mây che phủ khoảng 6/10 bầu trời mỗi ngày). Mùa gió đông bắc, mây giảm dần so với mùa gió tây nam (lượng mây che phủ khoảng 3/10 bầu trới mỗi ngày). Mùa gió đông nam, lượng mây lại tăng dần (che phủ khoảng 4 - 5/10 bầu trời mỗi ngày). Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, đôi lúc có sương mù vào sáng sớm (sương mù bức xạ và sương mù trên sông rạch).

Về chế độ thời tiết, ở Vĩnh Long có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô: + Hàng năm, mùa mưa bắt đầu vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 và chấm dứt vào cuối tháng 11. Lượng mưa hàng năm đo được ở Tam Bình, Trà Ôn từ 1.348 đến 1.450 mm. Vào mùa mưa thời tiết dễ chịu, tuy nhiên, hàng năm vào khoảng giữa mùa mưa (từ tháng 7 đến đầu tháng 8), nắng trở nên gay gắt liên tục từ 15 đến 20 ngày làm cho đồng ruộng khô hạn, cây trồng thiếu nước. Hiện tượng này trong dân gian gọi là " hạn bà chằng".

+ Mùa khô thường bắt đầu từ cuối tháng 11 đến cuối tháng 4, trung bình mỗi ngày có từ 9 đến 10 giờ nắng. Thời gian nắng nhất từ tháng 1 đến tháng 3. Mùa khô mưa rất ít, lượng mưa của mùa khô không vượt quá 6% lượng mưa cả năm.

Do nằm trong chế độ nhiệt của vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên nhiệt độ nói chung tương đối điều hòa, trung bình từ 26 đến 270C.

Độ ẩm phụ thuộc vào hai mùa mưa nắng: mùa khô độ ẩm trung bình từ 77 đến 84%; mùa mưa cao hơn trung bình từ 85 đến 89%.

Nhìn chung khí hậu ở Vĩnh Long tương đối điều hòa, là điều kiện tốt để phát triển trồng trọt và chăn nuôi, đặc biệt là trồng lúa nước và hoa màu, chăn nuôi gia súc, các loại gia cầm, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, ...

Thủy văn

Đất đai ở Vĩnh Long được tiếp nhận hai nguồn nước lớn: nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông chảy về, qua sông Cổ Chiên, sông Hậu và từ nguồn nước mưa. Những nguồn nước này được điều hòa bởi mạng lưới sông, rạch và kênh đào. Song nguồn nước ở đây còn bị chi phối khá lớn bởi thủy triều của biển Đông, đó là ngày có hai lần thủy triều lên xuống; mỗi tháng có hai lần triều cạn (vào ngày mùng 2 và ngày 23) và hai lần triều cường (vào ngày mùng 1 và ngày rằm). Khi thủy triều biển Đông dâng cao, nước dồn lên theo hai dòng sông Cổ Chiên và sông Hậu nhưng nước mặn không bị dồn lên địa phận Vĩnh Long và nước lợ cũng rất hiếm khi vào được mạng lưới sông rạch và kênh đào ở đây. Mặc dù vậy, vào mùa mưa lũ, khi nước thượng nguồn sông Mê Kông chảy về mạnh kết hợp với lượng mưa lớn làm cho một số vùng trũng bị ngập lụt. Hiện tượng ngập lụt này thường

xuất hiện vào giữa tháng 8, đầu tháng 9, đôi khi kéo dài đến tháng 10, tháng 11. Tại những thời điểm này, mực nước ở Mỹ Thuận thường dâng cao trên 1,7m.

Đặc điểm thủy văn ở Vĩnh Long có ý nghĩa tích cực đối với sinh hoạt hàng ngày của nhân dân như di chuyển bằng đường thủy, canh tác nông nghiệp, chăn nuôi gia cầm và đánh bắt thủy sản. Tuy vậy, nó cũng làm trở ngại đáng kể đến việc phát triển giao thông đường bộ.

Động - thực vật

Điều kiện tự nhiên của Vĩnh Long là môi trường lí tưởng cho quá trình sinh trưởng của nhiều loại giống thực vật và động vật.

Từ xa xưa, địa bàn Vĩnh Long đã từng là một vùng rừng rậm hoang vu, ẩm ướt. Quần thể thực vật trong rừng có nhiều tầng, trong đó có nhiều loại gỗ quí như: căm xe, thao lao, sao, dầu, xà cừ, ... và nhiều loại cây khác như trâm bầu, lau, sậy,

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (1986 2010) (Trang 30 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)