Giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (1986 2010) (Trang 89 - 91)

Thành phố Vĩnh Long nằm ngay trên đầu mối giao thông đường bộ của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thuận lợi cho giao lưu với bên ngoài. Các trục, tuyến đường ra vào các cửa ô cũng như các tuyến nối với bên ngoài tương đối tốt và phân bố theo một mạng lưới hợp lí:

Bảng 2.12

Mạng lưới giao thông đường bộ ở thành phố Vĩnh Long (2001 - 2005)

ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005

I. Đường bộ chia

theo loại đường Km 214,36 196,2 196,2 203,6 207,8

1. Đường nhựa và bêtông nhựa " 54,19 55,5 55,9 65,5 72,73 Trong đó: 2. Đường Quốc lộ " 22,5 22,5 22,5 22,5 22,5 2. Đường trãi đá " 12,8 7,9 7,9 7,9 5,9 3. Đường cấp phối " 16 21,7 21,4 21,8 18,6 4. Đường dal " 31,54 42,5 48,7 46,6 48,7 5. Đường đất " 77,33 68,6 62,3 61,8 61,87

II. Cầu chia theo

trọng tải Chiếc/m 301/3.480 338/5.040 338/5.217 339/5.249 339/5.506 1. Cầu dưới 5 tấn " 155/1.798 191/3.130 209/3.424 210/3.456 219/3.762 2. Cầu từ 5 - 10 tấn " 6/253 10/425 10/425 10/425 10/425 3. Cầu trên 10 tấn " 10/435 12/526 12/526 12/526 12/526 4. Cầu khỉ " 56/293 54/283 45/236 45/236 36/187 5. Cầu gỗ " 70/587 67/562 58/492 58/492 58/492 6. Cầu sắt " 4/114 4/114 4/114 4/114 1/114 [Nguồn: 50, 73].

- Quốc lộ 1A chạy suốt từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ qua Vĩnh Long được nâng cấp với chất lượng đường tốt, cấp hạng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, trong đó đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1A chạy qua thành phố đóng vai trò đường đô thị chính.

- Quốc lộ 53 nối với quốc lộ 1A tại ngã tư bến xe thành phố đi Trà Vinh, đạt tiêu chuẩn cấp 2 đồng bằng, trong đó đoạn qua thành phố có vai trò là đường đô thị

- Quốc lộ 80 nối quốc lộ 1 tại cầu Mĩ Thuận đi Sa Đéc đạt tiêu chuẩn cấp 4 đồng bằng.

- Quốc lộ 57 nối quốc lộ 53 tại ngã tư bệnh viên mới qua phà Đình Khao đi Bến Tre, đạt tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng.

- Tỉnh lộ 31 (còn gọi là đường Tỉnh 902) từ cầu Thiềng Đức đi Vũng Liêm, đạt tiêu chuẩn đường cấp 4 đồng bằng.

Trong khu vực nội thị, mạng lưới giao thông được phân bố theo đường ô cờ với các mạng lưới đường chính chia theo đường ngang và đường dọc cụ thể như:

- Đường ngang:

Tuyến 3/2, Lê Thái Tổ nối với quốc lộ 1 chạy song song với bờ sông Cổ Chiên.

Đường 2/9 kéo dài qua phía Tây cắt quốc lộ 1 tới đầu sân bay sau đó chạy vòng phía Bắc sân bay qua địa phận xã Tân Ngãi (song song với đường 3/2).

Đường Hoàng Thái Hiếu, Đường quốc lộ 53 kéo dài.

- Đường dọc: Đường Phạm Thái Bường, Đường 27/7 cải tạo từ đường 2/9 kéo dài tới quốc lộ 53, Đường Nguyễn Huệ.

Ngoài các tuyến đường chính còn có các đường chính khu vực như: đường Trần Phú.

Tổng chiều dài đường chính là 56.700m. Tổng diện tích đường chính: 1.839.000 m Mật độ đường chính: 3,25km/

Bình quân chiều dài đường chính: 0,12m/người Bình quân diện tích đường chính: 9,6m/người.

- Đầu mối giao thông:

Bến xe khách liên tỉnh Vĩnh Long: nằm ở phía Nam đoạn Quốc lộ 53 kéo dài, giáp Quốc lộ 1 có diện tích khoảng 2,5 ha; số lượng xe hoạt động 45 - 50 xe/ngày, số ghế trung bình 50 ghế/xe, lượng hành khách trung bình khoảng 2.000 hành khách/ngày. Tại đây tập trung nhiều DNTN xe khách trung chuyển như: Phương Trang, Mai Linh,

Phà An Bình là đầu mối giao thông đảm nhận hầu hết lượng hành khách qua lại 2 bờ sông Tiền giữa thành phố Vĩnh Long với xã An Bình thuộc huyện Long Hồ - đây là nơi có nhiều vườn cây ăn trái, khu du lịch sinh thái. Năm 2008, phà An Bình hoạt động với 859 chuyến, vận chuyển 1,2 triệu hành khách và 978 lượt xe các loại.

Về phương tiện vận chuyển, năm 1995 có số lượng phương tiện vận chuyển hàng hóa là 185 chiếc; năm 2000 là 493 chiếc; năm 2005 là 588 chiếc và đến năm 2010 tăng lên đến 725 chiếc. Bên cạnh đó phương tiện vận hành khách có số lượng nhiều hơn và cũng tăng lên đáng kể cụ thể là năm 1995 có 1.474 chiếc; năm 2000 có 2.140 chiếc; năm 2005 có 2.298 chiếc và năm 2010 là 2.894 chiếc. Số lượng phương tiện vân tải tăng lên rất nhanh, điều này cho thấy mạng lưới giao thông đường bộ ngày càng thuận lợi, đường xá được mở rộng thông thoáng và chất lượng hơn.

Theo thống kê năm 2005 số hộ kinh doanh vận tải ngoài quốc doanh là 3.599 hộ trong đó vận tải hàng hóa là 615 hộ và vận tải hành khách là 2.984 hộ, cao hơn năm 2004 cao hơn gấp 1,2 lần.

Trong cơ cấu doanh thu ngành năm 1995 đạt 18.875,763 triệu đồng; năm 2000 đạt 29.700,206 triệu đồng; năm 2005 đạt 50.488 triệu đồng; đến năm 2010 tăng lên 76.456 triệu đồng tăng 52,4% so với năm 2003 và tăng gần 2,5 lần so với năm 2000, bình quân tăng 27,65%/năm.

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (1986 2010) (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)