Sự chuyển dịch cơ cấu lao động

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (1986 2010) (Trang 113 - 118)

Trên địa bàn thành phố, số người ở tuổi lao động là 81.051 người (thống kê năm 2005), chiếm tỉ lệ 67,02% trong tổng số dân cư, trong đó số lao động dưới 40 tuổi chiếm 49,42% và 29,64% số người có khả năng lao động tốt nhất từ 20 tuổi đến 34 tuổi. Số liệu này cho thấy thành phố Vĩnh Long có nguồn nhân lực trẻ khá đông. Song do hạn chế về trình độ văn hóa, chuyên môn kĩ thuật, người lao động hầu như chưa có điều kiện hoặc chưa quan tâm đến việc nâng cao kiến thức, tay nghề, tạo ra không ít khó khăn trong quá trình khai thác nguồn nhân lực.

Năm 2009, "dân số khu vực thành thị 136.648 người, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 71.374 người, trong đó lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp, thủy sản là 7.039 người; CN xây dựng và dịch vụ là 62.292 người. Như vậy, xét về cơ cấu lao động chỉ có 10,15% lao động nông nghiệp và tỉ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm đến 89,85%. Đến năm 2010, quá trình đô thị hóa bước đầu được đẩy mạnh, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tiếp tục tăng, đạt 89,95%" [66,27].

Nhìn chung, số người tham gia lực lượng lao động tăng cao qua các năm, tạo nguồn lao động trẻ, dồi dào cho thành phố, song, thành phố vấp phải nhiều khó khăn trong việc giải quyết việc làm, nhà ở, ... Tuy nhiên được sự lãnh, chỉ đạo của

các cấp nên công tác giải quyết việc làm đạt nhiều kết quả khả quan, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp đồng thời ổn định cuộc sống của người dân.

Bảng 3.4:

Một số chỉ tiêu lao động - việc làm ở thành phố Vĩnh Long (2005 - 2010)

Đơn vị tính: người

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Số lao động được sắp xếp giới thiệu việc làm 6.571 6.542 5.612 5.512 5.847 5.995

Lao động được đào tạo nghề 4.002 3.900 3.546 3.524 3.641 3.505

Tỉ lệ lao động thất nghiệp (%) 3,52 3,48 3,37 3,34 4,10 4,20

Tỉ lệ lao động XH có chuyên môn kĩ thuật (%) 37,12 37,91 38,28 41,07 42,65 42,84 [Nguồn: 51, 120]. Dựa vào bảng thống kê trên cho thấy chỉ tiêu về số lao động được sắp xếp giới thiệu việc làm tăng lên, nhiều nhất là giai đoạn từ 2009 - 2010, do năm 2009 thị xã được nâng cấp lên thành thành phố, thành phố tiến hành thực hiện đề án xây dựng nhiều khu công nghiệp, đòi hỏi tăng chỉ tiêu về số lao động được sắp xếp để giới thiệu có việc làm.

Quá trình đô thị hóa đang được đẩy mạnh, tập trung phát triển nhiều ngành nghề công nghiệp, thương mại - dịch vụ đòi hỏi lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật, chuyên môn nhất định và trên mặt bằng chung của tỉnh, lực lượng lao động chưa qua đào tạo nghề chiếm tỷ trọng cao nên giai đoạn 2009 - 2010, tỉ lệ lao động xã hội có chuyên môn kĩ thuật, tỉ lệ lao động thất nghiệp cũng tăng khá nhanh. Tỉ lệ lao động thất nghiệp tăng do lực lượng lao động phần đông chưa cao tay nghề hoặc trình độ thấp, không phù hợp chuyên môn, chưa đáp ứng yêu cầu các doanh nghiệp bị đào thải và chưa tìm được việc làm mới, việc làm ổn định.

Tuy nhiên, nếu xét về trình độ và năng suất lao động thì thành phố Vĩnh Long là nơi tập trung lực lượng lao động có chuyên môn và kĩ thuật chủ yếu của tỉnh và phần lớn được đưa vào làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo thống kê năm 2010 dân số khu vực nội thành là 103.988 người, chiếm tỉ lệ 75,64%, lao động chủ yếu làm việc trong các ngành kinh tế phi nông nghiệp với 64.045 người, chiếm tỉ lệ 89,95%. Từ thực trạng trên cho thấy đã đặt ra khó khăn lớn cho thành phố trong quá trình quản lí đô thị đó là phải dựa vào cơ cấu lao động để đề ra biện pháp giải quyết việc làm cho phù hợp.

Cơ cấu kinh tế thay đổi nhanh theo hướng tăng tỉ lệ đối với ngành CN - xây dựng, TM - DV và giảm tỉ lệ ngành nông nghiệp - thủy sản. Đây chính là kết quả mà quá trình đô thị hóa mang đến cho thành phố Vĩnh Long giúp cho thành phố Vĩnh Long đẩy mạnh hơn nữa quá trình đô thị hóa ngày càng văn minh, hiện đại.

Bảng 3.5:

Tỉ lệ lao động trong cơ cấu kinh tế thành phố Vĩnh Long (2005 - 2010)

Đơn vị tính: %

2005 2006 2007 2008 2009 2010 KV Nông nghiệp - thủy

sản 15,8 15,44 14,96 10,24 10,15 10,05

KV CN - Xây dựng 29,20 28,50 27,12 31,71 31,22 31,27

KV Dịch vụ 55,00 56,06 57,92 58,05 58,63 58,68 [Nguồn: 51, 118]. Biểu thống kê cho thấy, giai đoạn từ 2005 - 2010 tỉ lệ lao động khu vực CN - Xây dựng và Dịch vụ tăng trưởng liên tục, riêng khu vực dịch vụ tăng đều và cao cả giai đoạn; cao nhất là năm 2010, các ngành CN - Xây dựng và nhất là dịch vụ phát triển mạnh, đòi hỏi cần phải có lực lượng lao động rất lớn vào làm việc ở các ngành này, làm cho tỉ lệ lao động tăng lên đáng kể.

Trái ngược với sự tăng mạnh của các ngành CN - Xây dựng và dịch vụ là sự giảm mạnh của tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp và thủy sản, có thể thấy rất rõ tỉ lệ này giảm đều ở từng năm và chỉ trong 5 năm (2005 - 2010) đã giảm 5,75%, nguyên nhân chủ yếu do quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh nên diện tích đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản giảm xuống để chuyển thành đất ở, đất chuyên dùng, ... mục đích nhằm chỉnh trang đô thị, góp phần thay đổi bộ mặt đô thị thành phố

Vĩnh Long ngày càng khang trang, văn minh, hiện đại hơn phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế cả nước đang trong giai đoạn CNH - HĐH.

Về đội ngũ cán bộ quản lí là lực lượng lao động chủ yếu nên phần lớn làm việc trong các cơ quan trung ương, tỉnh và thành phố với vai trò điều hành nền kinh tế - xã hội ở thành phố, quyết định sự phát triển đi lên của thành phố.

Tóm lại, dân số tăng nhanh sẽ tạo ra nguồn lao động ngày càng lớn và có xu hướng tăng nhanh, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố phát triển. Tuy nhiên, dân số tăng nhanh cũng gây ra không ít khó khăn về nhà ở, đi lại, học tập, chăm sóc sức khỏe , ... cho người dân do hệ thống kết cấu hạ tầng đang trong quá trình đầu tư phát triển, tính đồng bộ chưa cao. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cơ cấu dân số diễn ra mạnh mẽ theo hướng nông nghiệp sang phi nông nghiệp làm cho vấn đề giải quyết việc làm và quản lí dân cư, quản lý về môi trường trên địa bàn trở nên phức tạp hơn, phát sinh nhiều tệ nạn xã hội.

3.2 Sự chuyển biến trong lĩnh vực Giáo dục

Ngành giáo dục đào tạo có những bước tiến rõ rệt, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển trí tuệ, đào tạo đội ngũ tri thức và tầng lớp cán bộ kế thừa có trình độ hiểu biết. Do có tầm quan trọng đó nên ngành luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn thể xã hội.

Trong thời gian qua, ngành giáo dục của thành phố phát triển ổn định. Mạng lưới trường, lớp mở rộng, số lượng học sinh ngày càng tăng cả về qui mô và chất lượng, đội ngũ giáo viên được đào tạo nâng cao về chất lượng giảng dạy; cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng được cải thiện. Phong trào xã hội hóa giáo dục được mở rộng và phát huy mạnh mẽ. Những thành tựu đó được thể hiện rất rõ qua từng cấp học:

3.2.1 Giáo dục mầm non

Đây là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục ở nước ta vì vây, luôn được các ngành, các cấp quan tâm đầu tư phát triển. Ngay sau ngày đất nước thống nhất

trên địa bàn thành phố trường mầm non được xây dựng ở một số phường, xã trung tâm và sau đó đến hầu hết các phường, xã còn lại. Thời gian sau 10 năm thống nhất, đến năm 1986 thành phố có 11 trường mầm non.

Từ sau năm 1986, giáo dục mầm non tiếp tục phát triển nhanh, không chỉ tất cả các phường, xã đều có trường mầm non mà còn một số phường có nhiều trường mầm non như phường 4 vào năm 1991 có đến 2 trường. Hệ thống giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Vĩnh Long từ 1986 đến 2010 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.6:

Giáo dục mầm non thành phố Vĩnh Long (1986 - 2010)

Năm 1986 1991 1993 1996 1997 1999 2000 2002 2005 2009 2010 Số trường 11 12 12 15 15 15 15 15 17 17 17

Số học sinh 3.126 3.046 3.254 4.352 4.546 4.095 4.091 4.033 4.398 5.131 4.917

Số giáo viên 147 132 124 140 174 188 232 222 219 279 251 [Nguồn: 50, 122].

Bảng số liệu cho thấy giáo dục mầm non của thành phố có bước tăng trưởng qua các năm, nhất là về số lượng trường học. Trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2010 trên địa bàn thành phố đã có 6 trường mẫu giáo được xây dựng và số lượng giáo viên và học sinh cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là số lượng học sinh và giáo viên vào thời điểm năm 1991 thấp hơn so với năm 1986 (năm 1986 có 147 giáo viên và 3.126 học sinh, năm 1993 chỉ có 132 giáo viên và 3.046 học sinh), số liệu trên phản ánh được tỉ lệ sinh vào năm 1991 giảm hơn năm1986.

Trong năm học 2010 - 2011, toàn thành phố có 17 trường mầm non (gồm 15 trường công lập và 2 trường tư thục), với 4.917 học sinh và có 251 giáo viên.

Giáo dục mầm non tiếp tục được xã hội hóa, đa dạng các loại hình giáo dục và phát huy vai trò chủ đạo trong việc thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ theo các tiêu chuẩn của ngành. Tuy nhiên, giáo dục công lập có số học sinh

hầu như không thay đổi trong 2 năm học 1999 - 2000 và 2000 - 2001. Bắt đầu từ năm học 1996 - 1997 trở về sau, chất lượng nuôi dạy có nhiều chuyển biến so với trước đây, nhà trường đã thực sự kết hợp giữa nhà trường với phụ huynh trong việc đẩy mạnh chăm lo nuôi dạy trẻ, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng hàng năm giảm đáng kể, đến năm học 1999 - 2000 tỷ lệ trẻ ở kênh C chỉ còn 0,3% đối với nhà trẻ và mẫu giáo là 0,4%.

Trong năm học 2003 - 2004, qui mô trường lớp không tăng so với các năm trước nhưng tỷ lệ trẻ huy động vào mẫu giáo tăng 1,16% so với năm học 2002 - 2003 với tỷ lệ là 97,83%. Số giáo viên ngành đạt chuẩn là 77,9% và 5,97% giáo viên ngành đạt nâng chuẩn; 5,55% giáo viên giỏi các cấp.

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (1986 2010) (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)