Vai trò của quá trình đô thị hóa thời kì 198 6 2010 đối với tiến trình lịch sử

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (1986 2010) (Trang 102 - 108)

lịch sử của Vĩnh Long

Thành phố Vĩnh Long đã được Chính Phủ ban hành Nghị định số 16 thành lập ngày 10/4/2009. Đây là thành phố trẻ so với các thành phố ở miền Tây Nam bộ. Qua hơn 2 năm được công nhận, thành phố Vĩnh Long có những bước chuyển mình về kinh tế - xã hội, đặc biệt là trên lĩnh vực hạ tầng đô thị.

Thành phố Vĩnh Long là vùng đất có quần thể dân cư hình thành rất sớm, ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, nằm phía hữu ngạn sông Tiền, tuyến giao thông thủy huyết mạch của vùng.

Thành phố Vĩnh Long có đến 4 quốc lộ xuyên qua, gồm: quốc lộ 1A nối thành phố Vĩnh Long với thành phố Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang; quốc lộ 53 nối thành phố Vĩnh Long với tỉnh Trà Vinh; quốc lộ 57 nối thành phố Vĩnh Long với tỉnh Bến Tre và quốc lộ 80 nối thành phố Vĩnh Long với tỉnh Đồng Tháp. Thành phố Vĩnh Long chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh hơn 130 km nên rất thuận tiện giao thông với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Thành phố Vĩnh Long có truyền thống lịch sử cách đây từ hơn 300 năm trước, với tên gọi Long Hồ Dinh. Nơi đây sớm hình thành đô thị với cảnh mua bán tấp nập trên bến, dưới thuyền. Hàng hóa chủ yếu là nông sản, hoa quả và các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Từ năm 1732, dưới thời nhà Nguyễn, nền kinh tế phồn thịnh và chiếm ưu thế so với các nơi trong khu vực. Khi thực dân Pháp xâm lược, nhà cầm quyền Pháp chuyển khu vực trung tâm hành chánh, kinh tế, chính trị và quân sự từ đây về Cần Thơ nhằm thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển hàng hóa.

Đến thời kỳ Mỹ Diệm, khi còn là thị xã, Vĩnh Long trở thành trọng điểm thứ 2 sau Cần Thơ về vị trí kinh tế, chính trị và quân sự. Đối với Chính quyền Cách mạng, Thị xã Vĩnh Long là một đơn vị hành chính được thành lập từ tháng 8/1948.

Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đến 1991, ngoài 7 phường, thành phố Vĩnh Long được mở rộng thêm 7 xã. Đến năm 1994, thành phố

còn lại 7 phường, 2 xã. Từ năm 1994 đến nay, thành phố Vĩnh Long có 11 đơn vị hành chính gồm 7 phường và 4 xã, qui mô dân số khoảng 140 ngàn người.

Ngày nay, thành phố Vĩnh Long có cơ sở hạ tầng của đô thị loại 3, đầu mối giao thông thuỷ - bộ và là một trong những đô thị sinh thái miệt vườn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng - an ninh khu vực miền Tây Nam bộ. Theo phương hướng xây dựng và phát triển trong thời gian tới, trung tâm hành chính cấp tỉnh hiện nay sẽ chuyển thành trung tâm hành chính cấp thành phố.

Thành phố Vĩnh Long còn có hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Trong đó có Trường Đại học Xây dựng miền Tây, 4 trường cao đẳng: Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long, Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long, Cao đẳng Kinh tế tài chính, Cao đẳng Sư phạm; 2 trường trung cấp: Trung cấp Y tế và Trung cấp nghề Vĩnh Long. Các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học này thu hút nhiều sinh viên trong tỉnh và từ các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả miền Trung về học. Qua đó tạo nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào cho thành phố

Từ khi đạt chuẩn đô thị loại 3, thành phố trực thuộc tỉnh, đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố dồn sức quyết tâm xây dựng phát triển thành phố Vĩnh Long theo hướng văn minh, hiện đại và giàu đẹp.

Là một đô thị tỉnh lỵ, tập trung các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, các doanh nghiệp hoạt động kinh tế của Trung ương và địa phương, thành phố Vĩnh Long giữ vai trò trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh.

Đặc biệt, nhiều năm qua, thành phố Vĩnh Long luôn xác định thế mạnh trên lĩnh vực kinh tế của mình, tập trung phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn; xác định thương mại - dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của thành phố, đạt 65% trong GDP.

Thành phố có nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phát huy tốt hoạt động thương mại theo hướng văn minh, lịch sự. Hình thức kinh doanh bán lẻ

hiện đại lần lượt ra đời như: Siêu thị Co.op Mart, siêu thị Vinatex, các trung tâm thương mại, cửa hàng, cửa hiệu được tân trang, đổi mới hình thức hoạt động. Hàng hóa đa dạng và phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân. Số lượng các doanh nghiệp có quy mô và nguồn vốn lớn, có trình độ quản lý năng động, nhạy bén ngày càng nhiều và phát triển mạnh.

Thành phố Vĩnh Long là địa phương tiếp nhận nhiều dự án đầu tư của tỉnh. Qui mô mỗi dự án lên đến hàng trăm tỉ đồng, tập trung vào lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Trong đó, nổi bật là Trung tâm Thương mại - dịch vụ khu B, dự án nhà lồng chợ rau quả thành phố đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Ngoài những khu dân cư hiện có, từ khi được Chính phủ công nhận là thành phố, Vĩnh Long đã thu hút nhiều nhà đầu tư khai thác quỹ đất xây dựng mới các khu dân cư. Khu nhà phố thương mại An Cư, phường 9 là một công trình mới vừa được xây dựng từ đầu năm 2010, với diện tích 7.500 mét vuông, chủ đầu tư là Công ty liên doanh TNHH Tân Thành Ngọc – Thanh Bình đã đầu tư 39 căn nhà liên kế, qui mô 3,5 tầng và biệt thự, đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng của nhân dân thành phố.

Các khu dân cư mới đều dành một tỷ lệ lớn xây dựng các công trình giao thông và phụ trợ. Như tại khu dân cư này, có đến 48% dành xây dựng đường giao thông và công trình công cộng. Bên cạnh là diện tích 1,5 ha dành xây dựng công viên thành phố cũng sẽ được khởi công trong thời gian tới.

Mạng lưới chợ ở các phường, xã được cải tạo, nâng cấp hoạt động có hiệu quả đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân. Trong năm 2010, thành phố cũng đã hoàn thành đề án chuyển đổi 4 xã vùng ven lên phường. Qua đó, một diện tích lớn vùng ven thuộc thành phố sẽ được đô thị hóa, giúp cho công tác quy hoạch, được đồng bộ, tạo điều kiện cho thương mại dịch vụ phát triển rộng khắp.

Gần đây, hệ thống ngân hàng đang phát triển rất mạnh trên địa bàn thành phố. Đến nay, có trên 20 ngân hàng thương mại hoạt động, phục vụ tốt nhu cầu vốn cho sản xuất và đầu tư của người dân và doanh nghiệp. Qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế, góp phần thúc đẩy thương mại – dịch vụ của thành phố tăng trưởng

bình quân trong giai đoạn 2005 - 2010 trên 25%, chiếm phần lớn tỷ trọng trong giá trị dịch vụ của tỉnh.

Từ khi được Chính phủ công nhận là thành phố, Vĩnh Long đã có những đề án quy hoạch, quản lý đô thị và xây dựng cơ bản nhằm đưa thành phố Vĩnh Long cùng sánh bước với các thành phố trực thuộc tỉnh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong năm nay, UBND tỉnh đã ban hành Đề án chỉnh trang đô thị thành phố Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2015, với tổng giá trị hơn 1.270 tỷ đồng. Trong đó, riêng hai năm 2011 và 2012 là 208 tỉ đồng. Dự toán kinh phí thực hiện dự án kết hợp chỉnh trang đô thị để phát triển thành phố Vĩnh Long theo hướng bền vững, khắc phục những vấn đề bất cập, những yếu tố hạn chế của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị: đường giao thông, vỉa hè, lưới điện, bưu điện, hệ thống thoát nước, công viên cây xanh, vệ sinh môi trường, v.v…

Hiện thành phố Vĩnh Long cơ bản đã hoàn thành quy hoạch chi tiết khu đô thị mới 450 ha phát triển về hướng Tây. Cùng với đề án quy hoạch chi tiết 4 xã thành lập phường, đang tập trung chỉnh trang đô thị, xây dựng quy chế phối hợp giữa thành phố Vĩnh Long và các ngành tỉnh. Thành phố cùng với tỉnh thực hiện các dự án quan trọng như: Khu hành chính tỉnh, đường 2 Tháng 9 nối dài, đường Hưng Đạo Vương nối dài, kè sông Cổ Chiên.

Tiếp tục phát huy vai trò trung tâm đầu mối tiêu thụ hàng hóa của tỉnh và các tỉnh lân cận trong vùng, Nghị quyết Đảng bộ thành phố Vĩnh Long giai đoạn 2010 – 2015 xác định lĩnh vực thương mại – dịch vụ tiếp tục là thế mạnh của thành phố với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 26%, chiếm đến 65% tỷ trọng cơ cấu kinh tế thành phố.

Với những thành quả đã đạt được thời gian qua, thành phố Vĩnh Long đang tiếp tục có những cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, doanh nghiệp đầu tư xây dựng phát triển thành phố. Với việc ưu tiên nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật để hướng đến vai trò là một đô thị trung tâm thương mại dịch vụ của tỉnh và các vùng lân cận trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

* Tiểu kết chương 2

Thành phố Vĩnh Long là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, có hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị tương đối hoàn chỉnh và là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh, thành trong khu vực và thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời, Đảng bộ và nhân dân thành phố có truyền thống cách mạng, anh dũng kiên cường trong chiến đấu, năng động, sáng tạo trong xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộ có trình độ, tâm huyết cao, ... Đó là những lợi thế hết sức to lớn để thành phố vượt qua những khó khăn, thách thức và hạn chế, tiếp tục khẳng định vị trí đầu tàu, mang tính định hướng trong phát triển cho các địa phương khác trong tỉnh.

Thành tựu nổi bật nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế từng ngành, từng lĩnh vực năm sau cao hơn năm trước, thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh, cụ thể vào năm 2010 thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 19 triệu đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2005.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh đúng định hướng. Dịch vụ tăng trưởng cao, bình quân hàng năm tăng trên 25% và phát triển đa dạng theo hướng văn minh, hiện đại; hệ thống các chợ, siêu thị tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, tăng bình quân hàng năm trên 26% và đang được sắp xếp lại theo quy hoạch, từng bước phát triển và chú trọng bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững. Trong nông nghiệp tiếp tục đầu tư sản xuất nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường, chú trọng nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích và hiện nay đã có nhiều vùng thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm.

Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị được quan tâm; hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư và đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật nhất là toàn Đảng, toàn quân và dân đã nổ lực xây dựng thị xã đạt tiêu chí đô thi loại III và được Chính phủ công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2009. Đồng thời, Đảng bộ luôn quan tâm chỉ đạo gắn kết công tác xây dựng, chỉnh trang đô thị và

thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và nếp sống văn minh nơi công cộng, góp phần tác động tích cực đến sự phát triển toàn diện của thành phố.

Chương 3 -SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ

VĨNH LONG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (1986 - 2010)

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (1986 2010) (Trang 102 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)