Quá trình đô thị hóa ở thành phố Vĩnh Long

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (1986 2010) (Trang 46 - 69)

Năm 1832 sau khi tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt mất, vua Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh, chia đất miền Nam làm 6 tỉnh gọi là Nam kì lục tỉnh gồm: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Năm 1852, tỉnh Vĩnh Long có 3 phủ là Định Viễn, Hoằng Trị và Lạc Hòa. Đến năm 1859 bỏ phủ

Định Viễn để lập thêm 2 phủ Định Tường và Hoàng An. Thời kì này thị xã Vĩnh Long là tỉnh lị của tỉnh cho đến ngày nay.

Dinh Long Hồ sau khi được thành lập đã từng bước được ổn định và phát triển. Lị sở của dinh Long Hồ lúc đầu đóng ở thôn An Bình Đông, huyện Kiến Đăng, được gọi là đình Cái Bè. Đến năm Đinh Sửu (1757) được chuyển đến xứ Tầm Bào (đương thời thuộc địa phận Long Hồ thôn, nay thuộc địa phận thành phố Vĩnh Long). Thành Long Hồ được xây dựng tại xứ Tầm Bào, là thủ phủ của một vùng lãnh thổ rộng lớn.

Long Hồ Thôn (thành phố Vĩnh Long ngày nay) là vùng đất luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với dinh Long Hồ. Đất dai màu mỡ do phù sa sông sông Cổ Chiên và sông Tiền thường xuyên bồi đắp, lại có nước ngọt quanh năm cùng với sự cộng cư khai phá của người Việt, người Khơme và người Hoa; khu vực này đã nổi tiếng về sự trù phú lúa và cây ăn trái. Mặt khác, vị trí địa lí của khu vực này ở trung tâm của vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long nên cũng được xem là thủ phủ của toàn vùng đất phía Nam sông Tiền đương thời.

Thời kì này thôn Long Hồ lấy khai hoang làm hoạt động hàng đầu, sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh tế. Trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt vẫn là chính, chủ yếu trồng lúa. Đất đai khai phá được chia làm hai loại và có hai phương thức canh tác phù hợp với hai loại đất đó là phương thức canh tác sơn điền và phương thức canh tác thảo điền.

Thôn Long Hồ có một chợ lớn tại đầu mối nhiều tuyến đường thủy. Đồng thời còn còn nằm giữa hai trung tâm thương mại lớn của vùng đất phía Nam lúc đó là Hà Tiên và Mỹ Tho, khiến cho chợ Long Hồ trở thành điểm trung chuyển hàng hóa và sự trao đổi hàng hóa diễn ra ngày càng phong phú. Thôn Long Hồ dần dần trở thành một trung tâm quan trọng.

Có thể nói, đến giữa thế kỉ XVIII, thôn Long Hồ không chỉ là thủ phủ của vùng đất phía Nam sông Tiền mà còn là đại bản doanh của quân đội nhà Nguyễn làm nhiệm vụ phòng thủ đất nước, giữ vị trí và vai trò trọng yếu trong sự nghiệp bảo vệ ổn định và phát triển đất nước.

Hoạt động kinh tế của cư dân chủ yếu buôn bán, trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển. Trong giai đoạn 1758 - 1771 dân số tiếp tục tăng nhanh do sự nhập cư của những nhóm di dân người Việt từ miền trung vào. Từ đó, việc khai phá đất hoang tiếp tục được mở rộng, các sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân từng bước được nâng cao.

Đến cuối thế kỉ XVIII, thôn Long Hồ đã tập trung được nhiều thế mạnh: đất đai màu mỡ, nguồn lao động được bổ sung, tổ chức quản lí hành chánh được kiện toàn, giao thông được mở rộng, ... Từ đây, thôn Long Hồ ngày càng thể hiện vị trí chiến lược quan trọng về các mặt kinh tế, văn hóa, quân sự, ...

Năm 1779, Nguyễn Ánh dời lị sở dinh Hoằng Trấn đến bãi Bà Lụa (Tân Dinh) còn gọi là bãi Hoằng Trấn, thuộc huyện Tuân Nghĩa, phủ Lạc Hóa.

Năm 1780 Nguyễn Ánh lại dời lị sở dinh Vĩnh Trấn về nơi cũ là thôn Long Hồ. Trong giai đoạn này, thôn Long Hồ luôn là vựa lúa quan trọng của Gia Định. Ngoài cây trồng chính là lúa gạo, ở đây còn nhiều cây ăn quả và hoa màu với nhiều đặc sản nổi tiếng như cau, xoài, dưa hấu, ... là ưu thế để duy trì mối quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa thôn Long Hồ với Phú Xuân (miền trung) và các trung tâm thương mại trong vùng như Biên Hòa, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Hà Tiên, ... Ngoài chợ Long Hồ (xây dựng từ sau năm 1732) là chợ trung tâm của khu vực, còn nhiều chợ khác được mở ra và có hoạt động thương mại tấp nập như chợ Bình Sơn, Thới Khánh, ...

Hoạt động thương mại phát triển, "chợ Long Hồ là chợ được mở rộng quy mô, trãi dài 5 dặm theo bờ sông, người mua, kẻ bán đông đúc, ghe thuyền tấp nập. Các chợ Bình Sơn, Thới Khánh, ... cũng được mở rộng thêm và việc buôn bán nhộn nhịp hơn trước. Hàng hóa buôn bán trên các chợ chuy yếu nông sản thực phẩm, thủy sản tươi sống, thức ăn, thức uống, đồ dùng sinh hoạt..." [9; 51].

Năm 1803 vua Gia Long đổi tên gọi dinh Vĩnh Trấn thành Hoằng Trấn; năm 1804 lại đổi thành Vĩnh Trấn, sáp nhập hai đạo Long Xuyên , Kiên Giang của trấn Hà Tiên vào dinh Vĩnh Trấn.

Năm 1806, Gia Long đổi dinh Vĩnh Trấn thành trấn Vĩnh Thanh, là một trong năm trấn của thành Gia Định, có số dân 37.000 người; 139.932 mẫu đất; gồm các đơn vị hành chính: phủ Định Viễn, 3 huyện (Vĩnh Bình, Vĩnh An, Tân An) và hai đạo Kiên Giang, Long Xuyên.

Năm 1810, Gia Long tách hai đạo Long Xuyên và Kiên Giang khỏi trấn Vĩnh Thanh sáp nhập vào trấn Hà Tiên. Trấn Vĩnh Thanh chỉ còn 1 phủ và 3 huyện.

Năm 1823, Gia Long cho xây dựng thành Long Hồ tại làng Long Hồ (nay thuộc phường 1, thành phố Vĩnh Long). Việc xây dựng thành có ý nghĩa quan trọng đối với việc giữ gìn an ninh, trật tự làm nền tảng đảm bảo cho hoạt động kinh tế - xã hội phát triển.

Đến thời Tự Đức, hoạt động văn hóa - giáo dục vấn tiếp tục phát triển: có học xá, có trường huấn, trường giáo. Tại nơi này (nay thuộc phường 4, thành phố Vĩnh Long), Nguyễn Thông (Đốc học Vĩnh Long) đã chủ động đề xuất và nổ lực xây dựng Văn Thánh Miếu - có thể được xem là phòng đọc sách công cộng, một thư viện đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long. Vào thời gian này do đất Nam Kỳ bị Pháp chiếm đóng nên nhiều người dân buộc phải rời bỏ nhà cửa, quê hương đến đây tị nạn, dân số đã tăng vọt lên đến 210.000 người (chiếm gần 50% dân số của tỉnh).

Để phục vụ cho chính sách cai trị thực dân Pháp còn mở trường dòng, trường thông ngôn, trường Nho sĩ và trường Pháp - Việt để đào tạo cấp tốc bọn tay sai các loại. Bên cạnh, thực dân Pháp tổ chức lại mạng lưới giao thông đường thủy: sắp xếp lại các bến đò (đặc biệt là bến đò lục tỉnh đi Nam Vang); nạo vét sông rạch, đào thêm kênh mới; giao thông đường bộ cũng được mở rộng, nhiều tuyến đường đến các huyện lỵ được xây dựng; sắp xếp lại các bến xe. "Năm 1917, xây dựng bến xe khách đi các huyện lỵ đồng thời cũng tiến hành xây dựng tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho - Vĩnh Long - Cần Thơ" [9; 87]. Từ đây, bộ mặt đô thị thay đổi nhanh chóng, khang trang, nhộn nhịp hơn.

Cùng với việc xây dựng mạng lưới giao thông thủy bộ, các cơ sở thông tin, bưu điện cũng được xây dựng. Bưu điện tỉnh (vị trí ngày nay là phường 1, thành phố Vĩnh Long) và các trạm bưu chính huyện được thiết lập.

Đến thời Mỹ Diệm, thị xã Vĩnh Long trở thành trọng điểm thứ hai sau Cần Thơ về vị trí kinh tế, chính trị và quân sự, từng bước biến thị xã Vĩnh Long thành một đô thị ăn chơi, xa rời lao động sản xuất, nền kinh tế lệ thuộc nước ngoài.

Sau giải phóng, thống nhất đất nước "thị xã đã từng bước chuyển đổi từ đô thị ăn chơi phục vụ cho chiến tranh trở thành thị xã có phong trào sản xuất tiểu thủ công nghiệp mạnh mẽ, xây dựng được một hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh (kho, bãi, ... phục vụ cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp và hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ trong nông nghiệp...), tích cực cải tạo và xây dựng cơ cấu kinh tế công nông nghiệp của thị xã gắn với cơ cấu công nông nghiệp của tỉnh nhà" [61; 83]. Bên cạnh, thi đua lao động sản xuất giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho nhân dân, góp phần xây dựng bộ mặt đô thị ngày càng tiến bộ và văn minh hơn.

* Tiểu kết chương 1

Những năm đầu sau giải phóng Thành phố Vĩnh Long bước vào khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định an ninh trật tự, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng Chủ nghĩa xã hội, trong điều kiện hậu quả chiến tranh để lại nặng nề về nhiều mặt, hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém và thiếu đồng bộ, kinh tế thuần nông, chủ yếu khai thác điều kiện tự nhiên sẵn có, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ lẻ, đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân nghèo nàn, lạc hậu về mọi mặt.

Đứng trước nhiều khó khăn, yêu cầu cấp thiết đặt ra địa phương phải luôn dành ưu tiên hàng đầu chỉ đạo phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, gắn kết chặt chẽ việc thực hiện tốt các chính sách đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội, với trọng tâm là cuộc vận động xây dựng nếp sống mới.

Kết quả, bước đầu đã hình thành phong cách lao động mới, xây dựng được môi trường văn hóa, nếp sống văn minh, tích cực bài trừ mê tín dị đoan, giảm dần tập tục lạc hậu. Số hộ nghèo giảm xuống, ngược lại số hộ nghèo được hỗ trợ về vốn

và nhà ở tăng lên. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe được đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và được mở rộng đến vùng nông thôn. Hàng năm giải quyết tạo việc làm cho hàng ngàn lao động.

Như vậy, những thành tựu đạt được trong thời gian qua có ý nghĩa to lớn. Kinh tế - xã hội tiếp tục giữ vững và phát triển, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt Nghị quyết Đại hội đề ra; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, việc kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có nhiều tiến bộ. Đặc biệt, sau năm 2009, khi được nâng cấp lên thành phố, bộ mặt đô thị khang trang, xanh, sạch đẹp hơn, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và nếp sống văn minh đô thị nhiều tiến bộ, nền quốc phòng toàn dân được củng cố tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Chương 2 - SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA THÀNH PHỐ VĨNH LONG TRONG QUÁ TRÌNH

ĐÔ THỊ HÓA (1986 - 2010)

2.1 Cơ cấu kinh tế và quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế trong quá trình đô thị hóa

Cơ cấu kinh tế là thuộc tính cơ bản của nền kinh tế, nó có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành và phát triển của hệ thống kinh tế. Cơ cấu kinh tế ở nước ta bao gồm ba khu vực cơ bản là nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN), thương mại - dịch vụ (TM - DV).

Gía trị sản xuất (GTSX) của ba khu vực trên gọi chung là tổng GTSX. Quá trình đô thị hóa tác động trực tiếp và làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế, trước hết là làm thay đổi tỉ trọng của từng khu vực kinh tế trong tổng GTSX. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng diễn ra trong quá trình phát triển của Thành phố Vĩnh Long từ năm 1986 đến năm 2010.

Trong những năm thực hiện tiến trình đổi mới, kinh tế thành phố đã đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao. “Qui mô giá trị gia tăng kinh tế năm 2002 gấp 1,8 lần so với năm 1995, nhịp tăng tổng sản phẩm (TSP) cho cả thời kì đạt bình quân gần 9%/năm” [78; 15]. Trong đó, nông nghiệp, thủy sản tăng 5%; CN - TTCN và xây dựng tăng 8,3%; dịch vụ tăng 9,9%.

Năm 2001, 2002 và năm 2003, Đảng bộ và nhân dân thành phố đã phát huy những thành quả đạt được trong giai đoạn trước, khơi dậy tiềm năng và thế mạnh của địa phương, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Giai đoạn 2000 - 2002 tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 8,84%, trong đó CN xây dựng là 8,3%; nông nghiệp, thủy sản là 4% và dịch vụ thương mại đạt 10,4% (nếu tính riêng cho kinh tế thành phố, không kể các doanh nghiệp thuộc tỉnh và trung ương quản lí trên địa bàn thì tăng trưởng có phần còn cao hơn).

Bảng 2.1:

Nhịp độ tăng tổng sản phẩm thành phố Vĩnh Long và tỉnh Vĩnh Long

Đơn vị tính: %

Thành phố Vĩnh Long Tỉnh Vĩnh Long

1996 - 2000 2000 - 2002 1996 - 2000 2000 - 2002

Tổng sản phẩm 8,96 8,84 6,5 6,92

Nông nghiệp, thủy sản 5,2 7,48 4,3 4,06

Công nghiệp, xây dựng 8,3 4,0 10 11,8

Dịch vụ 9,98 10,4 9,6 9,73

2000 2002 2000 2002

GDP/người (triệu

đồng) 6,989 8,162 3,34 3,4

[Nguồn: 78, 16]. Biểu trên cho thấy kinh tế của thành phố có tốc độ tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP bình quân toàn tỉnh. Tăng trưởng cao đã đưa GDP/người tăng đáng kể và vượt xa so với bình quân toàn tỉnh. Hiện cơ hội tăng trưởng kinh tế của thành phố còn rất lớn, thành phố đã thực hiện vượt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ cho giai đoạn 2000 - 2005 và thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng đề ra trong suốt giai đoạn 2000 - 2010.

Nhìn chung kể từ năm 1996 đến 2005 tăng trưởng kinh tế thành phố Vĩnh Long đạt ở mức khá cao và tương đối ổn định. Sở dĩ đạt được những thành tựu trên là nhờ khai thác hợp lí các yếu tố tác động chủ yếu như vốn đầu tư, lao động, công nghệ mới, năng lực quản lí vận hành nền kinh tế thành phố.

Giai đoạn đầu khi mới đổi mới, kinh tế phát triển chủ yếu nhờ khai thác tốt tiềm năng sẵn có, với thế mạnh là khai thác tổng hợp các yếu tố dịch vụ. Giai đoạn tiếp theo, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua chuyển hướng CNH, HĐH, từng bước hình thành kết cấu hạ tầng kinh tế, kết cấu hạ tầng đô thị, dịch vụ, du lịch, hình thành các khu, cụm CN tập trung, chuẩn bị cho phát triển các giai đoạn sau.

Tận dụng lợi thế so sánh, nhất là địa kinh tế. Nhờ có vị trí địa lí thuận lợi, trên hành lang kinh tế thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Bạc Liêu - Cà Mau, thành phố đã năng động áp dụng nhiều biện pháp, chính sách, đổi mới môi trường đầu tư, bước đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các lĩnh vực then chốt, tạo sức đột phá cho tăng trưởng kinh tế.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh và ổn định tỉ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Tỉnh Vĩnh Long là một tỉnh thuần nông từ trong quá khứ lại nay các ngành công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển với qui mô lớn. Tuy là trung tâm của cả tỉnh nhưng thị xã Vĩnh Long vẫn nằm ở vị thế độc đạo, chịu ảnh hưởng do qui luật cung - cầu của một tỉnh nhỏ. Qui mô các công trình các cơ sở sản xuất của một ngành công nghiệp còn nhỏ, các ngành dịch vụ thương mại và du lịch còn chưa mạnh, chưa hiện đại.

Bảng 2.2:

Cơ cấu kinh tế giai đoạn 1995 - 2002

Đơn vị tính: %

1995 2000 2002

GDP tổng số 100 100 100

Nông nghiệp, ngư nghiệp 7,18 6,2 4,8

Công nghiệp và xây dựng 38,0 40,0 43,65

Dịch vụ 54,82 53,8 51,55

[Nguồn: 78, 17] Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch mạnh sang các ngành công nghiệp, dịch vụ. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế phụ thuộc và gắn liền với chuyển dịch cơ cấu

Một phần của tài liệu quá trình đô thị hóa ở thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long (1986 2010) (Trang 46 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)