Lệch thời gian

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết chúa trời của những chuyện vụn vặt của arundhati roy (Trang 95 - 98)

3.2.1.1. Thời gian chủ thể

Trong Chúa Trời của những chuyện vụn vặt, thời gian chủ thể chính là thời gian cốt truyện với khoảng hai mươi ba năm tính từ khi hai anh em sinh đôi bảy tuổi cho đến lúc họ ba mươi tuổi của tuyến sự kiện thứ nhất(Những chuyện về Đức Cha E. John Ipe, về thời con gái của Baby Kochamma, thời thơ ấu của Ammu được xem là tuyến sự kiện thứ hai vì không trực tiếp tham gia vào tiến trình câu chuyện mà chỉ xuất hiện trong hồi ức). Mở đầu tác phẩm, ngay khi sự việc đầu tiên được nhắc đến thì cũng là lúc sắp kết thúc câu chuyện. Nhiều nhân

22Chúng tôi hiểu thời gian chủ thể là thời gian sự kiện, thời gian khách thể là thời gian kể chuyện trong tác phẩm.

vật đã được “định hình” tính cách ngay từ đầu. Trong chương mở đầu, nhà văn chọn một lát cắt quan trọng trong cuộc đời hai nhân vật trung tâm để thông báo mọi chuyện; số phận Estha và Rahel đã được định sẵn chỉ chờ thời gian bộc lộ trước mắt người đọc. Như vậy, độ lệch thời gian xuất hiện ngay từ đầu, từ phần giới thiệu nhân vật trung tâm, các nhân vật chính, phụ, sau đó tác giả mới để câu chuyện diễn tiến tuần tự. Tuy nhiên, trong quá trình này, một số sự kiện quá khứ với thời gian lùi xa cũng được đan xen.

Xét tổng thể, thời gian chủ thể trong tác phẩm phải là một khoảng thời gian rất dài từ lúc E. John Ipe (bố của Pappachi và Baby Kochamma) lên bảy cho đến lúc hai đứa chắt của ông (Estha và Rahel) ba mươi tuổi (từ năm 1876 đến năm 1992). Tuy nhiên, diễn biến chính của câu chuyện lại chỉ nằm trong khoảng hai mươi ba năm. Trong đó, phần truyện của hai mươi ba năm sau làm nền cho sự hồi tưởng còn toàn bộ câu chuyện với nhiều biến cố, nhiều chấn thương chỉ diễn ra trong khoảng gần một tháng (mười ba đêm kể từ khi Sophie Mol đến Ayemenem và sau đó hai tuần khi Estha bị “gửi trả lại” còn Ammu bị đuổi đi). Khoảng thời gian dài này không phải là điều nhà văn quan tâm hàng đầu mà là những khoảnh khắc, những thời điểm đủ sức tạo nên điều bất ngờ, những biến cố không tránh khỏi. Như thế, thời gian chủ thể trong tác phẩm giữ vai trò là “nguồn nguyên liệu” làm nền cho nhà văn tái hiện câu chuyện. Thời gian khách thể xuất hiện và không trùng khớp với thời gian chủ thể của câu chuyện.

3.2.1.2. Thời gian khách thể

Thời gian khách thể bắt đầu ở thời điểm gần kết thúc câu chuyện. Khi Rahel trở lại Ayemenem sau hai mươi ba năm bị chia cắt với người anh sinh đôi Estha. Thời điểm bắt đầu câu chuyện là sự đảo tuyến dày đặc thời gian quá khứ. Câu chuyện về cái chết của Sophie Mol, của Ammu và Velutha, của hai anh em Estha và Rahel,… lần lượt được tái hiện từ dòng tâm trạng, được bắt nguồn từ những mạch ngầm khác nhau, làm đầy dòng chảy xúc cảm của các nhân vật. Người đọc sẽ tìm được sự liên kết giữa các sự kiện khi lần theo kí ức của nhân

vật. Phương thức kể chuyện xáo trộn, đan xen, lắp ghép từ nhiều mảng thời gian này đã kích thích tư duy và sự đồng sáng tạo ở độc giả đòi hỏi người đọc phải tìm ra mối liên kết logic giữa các sự việc để có thể nắm bắt toàn bộ tiến trình câu chuyện.

Thời gian khách thể không chỉ đơn giản là trôi ngược từ hiện tại trở về quá khứ, từ kết quả đến nguyên nhân mà còn bị gấp khúc, xáo trộn bởi dòng hồi ức của người kể chuyện và nhân vật. Vì vậy, quá khứ xa, quá khứ gần, hiện tại và tương lai đan xen với nhau. Thời gian hiện tại gợi nhớ về quá khứ để cùng đồng hiện trong một thời điểm là một dạng thức trần thuật trong tác phẩm. Từ những thời khắc hiện tại, hồi ức lan tỏa về miền quá khứ xa xăm tái hiện những bi kịch của cuộc sống. Những bi kịch đã qua đi hơn hai mươi năm nhưng luôn hiển hiện trong kí ức của Estha và Rahel. Quá khứ và hiện tại đồng hiện, soi chiếu vào nhau làm cho khoảng thời gian hiện tại trở nên trọn vẹn và sâu sắc hơn, kết nối cuộc đời các nhân vật với nhau tạo thành một hệ thống tình tiết các sự kiện.

Tác phẩm được chia thành hai mươi mốt chương, toàn bộ sự kiện chính không được sắp xếp trật tự, chỉ sau khi đọc xong tác phẩm mới biết được những sự việc trong chương mở đầu chính là những sự việc kết thúc của câu chuyện. Rabel (một trong hai nhân vật trung tâm) trở về Ayemenem khi trời mưa tầm tã khi vừa hay tin Estha “bị gửi trả lại”. Sự hồi tưởng của hai anh em tạo nên sự xáo trộn thời gian trong tác phẩm. Nhà văn đặt điểm nhìn vào dòng hồi ức của Rahel và Eshta, không tuân thủ theo trật tự tuyến tính.

Với Chúa Trời của những chuyện vụn vặt, trừ những sự “lộn xộn” cố ý ở

ba chương đầu, từ chương 4 trở đi các sự việc được kể tuần tự và liền mạch theo những liên tưởng dòng ý thức của nhân vật.

Sự không tương thích giữa hai lớp thời gian tạo nên độ lệch. Chẳng hạn, độ lệch giữa thời gian sự kiện với thời gian được trần thuật: từ trang 412 – 423 kể về đêm hò hẹn của Ammu và Velutha, từ trang 403 – 407 về khoảnh khắc chia tay giữa Estha với Ammu và Rahel,… Với sự lệch pha này, người đọc phải

nỗ lực tái hiện các tình tiết theo diễn tiến thời gian để nắm bắt cốt truyện. Khi tác phẩm là những sự kiện, tình tiết không được sắp đặt thì người đọc phải tự sắp xếp để khám phá hiện thực mới mẻ bằng cảm nhận chủ quan.

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết chúa trời của những chuyện vụn vặt của arundhati roy (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)