Có thể kể ra những người nằm trong mối quan hệ gia đình mang tính chất đối nghịch với Estha và Rahel như sau: ông bà ngoại, bà dì Baby Kochamma, bác Chacko và cả Sophie Mol.
Pappachi, Chacko, Baby Kochamma là những người có tác động nhiều nhất (trực tiếp hoặc gián tiếp) đến đời sống của Estha và Rahel. Đặc điểm nổi bật ở họ là sự yếu đuối, lạc loài. Họ là hình ảnh buồn bã của một lớp người vì bất đắc chí mà không thể hòa nhập được với cuộc sống hiện tại nên chọn cách bảo vệ mình bằng lòng vị kỉ, sự tàn nhẫn với người thân xung quanh. Và đương nhiên, Estha và Rahel là những nạn nhân không thể tránh.
Trong gia đình lớn của Estha và Rahel, sự nghèo đói, thất học không tồn tại như đa số gia đình khác ở nông thôn Ấn Độ. Đó là một gia đình được mọi người ngưỡng mộ nhưng thực sự bên trong đang tiềm ẩn sự rạn nứt ghê gớm. Điều cốt lõi để một gia đình đầm ấm, bền vững thực sự không phải là có điều kiện kinh tế tốt hoặc có trình độ học vấn cao mà quan trọng nhất phải là sự yêu thương, thấu hiểu và bao dung giữa các thành viên. Ấy vậy mà, các thành viên trong ngôi nhà Ayemenem tồn tại như là những hòn đảo riêng lẻ không thiết
19 Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), “nghịch” có nghĩa ngược lại với “thuận”, “hay làm loạn, có hoạt động chống đối”.
Chúng tôi hiểu mối quan hệ nghịch (đối nghịch) là mối quan hệ loại trừ, có tác động tiêu cực (đôi khi vẫn có tác động tích cực, nhưng điều này không xuất hiện trong tác phẩm) đến các thành viên trong mối quan hệ đó.
lập được mối quan hệ tốt đẹp với người thân xung quanh nên bi kịch xảy đến cho chính mỗi người sẽ là tất yếu.
Estha và Rahel, đại diện của thế hệ trẻ, được sinh ra để phục hưng lại những giá trị thực đem lại quyền sống cho con người. Chúng học tập và sẽ gây dựng những điều tốt đẹp cho xã hội nếu ông bà, cha mẹ, anh chị,… có sự quan tâm đúng đắn, phù hợp. Tuy nhiên, hai mươi ba năm sau, khi tuổi thơ đã hoàn toàn bị “tước đoạt”, Estha và Rahel lớn lên, không thể tạo nên bất cứ điều gì tốt đẹp, dù là cho chính bản thân họ. Cả hai anh em cùng rất nhiều thành viên khác trong gia đình (ông, bà, mẹ, bác,..) đều đã không vượt qua được chính mình để cuối cùng, kết quả nhận được chỉ là sự tan vỡ.
Thử điểm qua một tiểu thuyết khác để tìm hiểu về mối quan hệ gia đình trong xã hội. Ta thấy trong Đắm thuyền của R. Tagore, những nhân vật thuộc thế hệ trước như: người cha, người mẹ sẽ luôn là những hình tượng mẫu mực. Bà Kshemankari hay ông Babu Annada đều luôn hết lòng vì con. Với họ một ngày sống là một ngày giữ trọn bổn phận với con và niềm mơ ước chung của hai nhân vật này là muốn thấy con mình hạnh phúc trước khi nhắm mắt xuôi tay.
Bà Kshemankari: - Mẹ sẽ chết không nhắm mắt nếu chưa thấy con
thành gia thất […]. Mẹ cảm thấy rất rõ rằng đây là bổn phận cuối cùng
mẹ còn mắc nợ con, nên mẹ phải sống để hoàn thành nó, nếu không tâm
hồn mẹ nhất định không bao giờ thanh thản [49, tr.263].
Ông Babu Annada: Cha đã già, sức khỏe đã suy, nhưng nếu cha chưa trông thấy con yên ấm, thì cha không thể thanh thản nhắm mắt
[…] Con không còn mẹ, nên cha thấy mình chịu trách nhiệm hoàn toàn
đối con [49, tr.264].
Cũng như bao nhiêu đấng sinh thành khác, người làm cha, làm mẹ đều đặt vào đứa con thân yêu của mình sự kì vọng và niềm yêu thương vô bờ. Trong
tấm lòng như thế. Pappachi chỉ mải mê với nỗi thất vọng của bản thân mà hằn hộc, cáu bẳn với tất cả mọi người. Những ngày gần cuối đời, ông sống lặng lẽ như một cái bóng và vẫn muốn được mọi người chú ý. Mammachi thì chỉ yêu mến Chacko mà bỏ mặc Ammu. Song, cách thương con của Mammachi không thực sự đem đến cho Chacko niềm hạnh phúc. Trong Mammachi vẫn là tình thương của một người mẹ ích kỉ (Bà luôn sợ con dâu chiếm hết tình cảm của Chacko).
Đây là bức tranh chân thực và sinh động về một gia đình Ấn Độ thời hiện đại. Có thể thấy, mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ và con cháu trong gia đình Ấn đã ngày càng trở nên lỏng lẻo, xuất hiện những khoảng trống và có dấu hiệu khủng hoảng trầm trọng, làm đảo lộn nếp sống và cả giá trị vốn có của văn hoá dân tộc. Nguyên nhân chủ yếu là do tư tưởng, cái nhìn cổ hủ, lỗi thời vẫn tồn tại trong những người thuộc thế hệ trước làm nảy sinh mâu thuẫn với những người trẻ tuổi mang tư tưởng tiến bộ và muốn đấu tranh cho một xã hội dân chủ, bình đẳng thật sự.
2.4. Mối quan hệ chính trị, xã hội, tôn giáo 2.4.1. Mối quan hệ thuận