Baby Kochamma không có nhiều ảnh hưởng đến tính cách của hai đứa trẻ sinh đôi, nhưng bà lại có vai trò tác động chính đẩy ba mẹ con Ammu vào chỗ không thể tìm được lối thoát cho những tai họa mà họ gây ra. Baby Kochamma khoét sâu thêm những biến cố và dùng cách của mình đẩy chúng thành bi kịch không thể cứu vãn.
Cuộc tình không trọn vẹn với Cha Mulligan và việc chọn cách sống độc thân đã làm sự cố chấp, hẹp hòi trong Baby Kochamma nâng lên thành sự ích kỉ đến mức độc ác. Bà trở thành người đại diện cho những định kiến của xã hội cũ còn tồn tại bóp nghẹt nguồn sống của ba mẹ con Ammu. Trong gia đình, bà thể hiện thái độ phân biệt đối xử một cách sâu sắc với họ. Chưa bao giờ có cái nhìn bao dung với hai đứa trẻ sinh đôi đáng thương, bà thậm chí còn căm ghét chúng. Bà ghét chúng vì chúng không có cha, chúng là con lai. Bà mong chúng biểu hiện một sự bất hạnh nào đó để bà thấy thỏa thuê nhưng chúng cứ vui vẻ, chơi đùa, rồi an ủi, dỗ dành nhau. Chúng hài lòng với tình yêu gấp đôi của mẹ Ammu và cứ thế mà vô tư làm thân với tất cả mọi người.
Khi có cơ hội, bà không ngần ngại làm bọn trẻ tổn thương. Trong cách đối xử với những đứa cháu, bà dành cho Sopie Mol sự trìu mến đặc biệt và cố tình khiêu khích lòng đố kị ở hai đứa trẻ sinh đôi. Bà thể hiện sự thiên vị “ra mặt” làm cho sự ganh tị trong bọn trẻ ngày một tăng thêm. Và bà thấy vui vì Estha và Rahel cảm thấy bị bỏ rơi.
Bà hận Ammu vì chị nhìn thấy cuộc vật lộn của bà với định mệnh để yêu Cha Mulligan trong chừng mực (nhờ sự kìm nén và lòng quyết tâm). Trong mắt
mọi người, “người đàn bà không có đàn ông mới khốn khổ làm sao” và bà chính là “người đàn bà không có đàn ông”. Còn Ammu thì lại được số phận thừa nhận rộng rãi: có chồng, có con, dám làm những điều liều lĩnh để đạt cái mình muốn. Bà không chấp nhận được chuyện Ammu đã lấy chồng, nhất là đã li hôn mà còn dám trở về nhà. Bà nghĩ: “Với người đã li hôn, sẽ chẳng có chỗ nào để nương thân”. “Thiên đường Hoa quả dầm” vốn không có chỗ dành cho Ammu và hai đứa trẻ sinh đôi.
Khi “chuyện vụng trộm” giữa Velutha và Ammu bị phát hiện, Baby Kochamma được dịp hả hê và không bỏ qua cơ hội mỉa mai hiếm có. Bà khinh Ammu khi chị dám chạm vào một người thuộc đẳng cấp của những tiện dân. Bà “châm thêm dầu vào lửa” để cơn giận của Mammachi bùng cháy, để bà được giao toàn quyền lên kế hoạch trừng phạt đứa cháu gái (bà vốn không ưa) và Velutha (cái gai nhọn trong mắt bà) [5, tr.334]. Sau khi cùng lừa Ammu để nhốt lại, bà đến đồn cảnh sát từ sớm, bịa đặt một câu chuyện về “những hoàn cảnh đưa đến việc sa thải đột ngột một công nhân trong nhà máy”. Bà nói rằng Velutha đã cưỡng bức Ammu và bắt mất bọn trẻ. Bà tự nhủ hành động của mình là cách duy nhất cứu vãn thanh danh của gia đình. (Thực ra là để thỏa mãn lòng đố kị và sự ích kỉ của cá nhân bà).
Khi sự thật được phơi bày, Baby Kochamma sợ mọi người phát hiện sự dối trá của mình nên tiếp tục dùng một sự dối trá khác để che đậy. Bà bịa chuyện bắt hai đứa trẻ sinh đôi phải buộc tội Velutha để cứu Ammu. Vậy là, một sự dàn xếp được sắp đặt. Lời đe dọa của Baby Kochamma làm bọn trẻ sợ hãi tuyệt đối. Bà phân tích và đóng đanh mọi tội lỗi vào bọn trẻ. Bà không một chút quan tâm đến hai tâm hồn còn quá non nớt và nhạy cảm của hai đứa cháu. Sau này, đến cuối đời, bà cũng chưa bao giờ cảm thấy ray rứt về những hành động của mình. Lời buộc tội của bà đã ám ảnh bọn trẻ mãi mãi, như hòn đá nặng đã buộc chặt vào cổ mà không có cách nào gỡ ra được. Một đứa trẻ bảy tuổi, buộc phải nói
dối làm hại một người mà nó rất mực thương yêu vì không còn cách lựa chọn nào khác. Và vì vậy, “tuổi thơ đã nhón chân ra đi”.
Sau đó, vì sợ Ammu sẽ làm sáng tỏ câu chuyện do mình bịa đặt, Baby Kochamma liền tác động để Chacko nghĩ rằng ba mẹ con Ammu là người phải chịu trách nhiệm chính trong cái chết của Sophie Mol. Trong thâm tâm, bà chỉ muốn làm sao để “tống cổ” Estha và Ammu ra khỏi nhà càng sớm càng tốt. Mọi chuyện nằm trong sự thao túng của mình, bà cảm thấy yên tâm vô cùng cho quãng đời còn lại.
Hai mươi ba năm trôi qua, cuộc sống của Baby Kochamma vẫn không có gì thay đổi. Hàng ngày bà vẫn xem ti vi và viết nhật kí. Duy chỉ có nỗi sợ trong lòng bà là ngày một tăng thêm. Mọi thứ đều trở thành mối đe dọa của bà, kể cả sự lặng lẽ của hai anh em sinh đôi. Bà khóa kĩ cửa ra vào, cửa sổ và cả tủ lạnh. Cuộc sống của bà thực sự khép kín và nhạt nhẽo.
Ở tuổi tám mươi ba, gương mặt Baby Kochamma lúc nào cũng “mang cái vẻ đắc thắng ngấm ngầm”. Bà viết thư cho Rahel báo tin chuyện Estha đã về Ayemenem không nhằm mục đích muốn hai đứa trẻ (giờ đã trưởng thành) được đoàn tụ. Bà chỉ không muốn phải chịu trách nhiệm chăm lo cho Estha cả đời. Bà hài lòng khi thấy Estha không nói năng gì với Rahel. Tuy nhiên, bà lập tức khó chịu khi thấy hai anh em bắt đầu “cùng với nhau” hoặc “Đang Từ Đâu Đó Trở về”. Bà sợ họ sẽ nhớ lại những điều trong quá khứ. Họ đã đủ lớn để hiểu những việc bà đã làm. Thế nên, bà càng lo sợ không biết chúng sẽ làm gì với bà nữa.
2.2.2. Chacko – Thế hệ thứ hai
Chacko đã từng là một sinh viên giỏi, được học bổng du học ở Oxford. Tại đây, anh gặp gỡ và kết hôn với Margaret Kochamma. Cuộc sống hôn nhân đẩy họ rơi vào cảnh túng thiếu khi Chacko không còn tiền học bổng, tiền nhà phải trả gấp đôi. Margaret Kochamma thấy mòn mỏi vì “sự túng thiếu, bừa bộn, bẩn thỉu” của nơi ở. Họ chuyển đến London với một căn phòng nhỏ hơn, ảm đạm hơn mong giảm bớt chi phí sinh hoạt. Chacko không đi làm mà chỉ nhận sự
hỗ trợ tài chính từ Mammachi, nhưng không đủ (“Không bao giờ đủ”). Khi Sophie Mol chào đời, Margaret Kochamma quyết định li hôn để tìm một cuộc sống tốt hơn. Dù vậy, Chacko luôn nói về người vợ cũ của mình bằng “một giọng tự hào kì lạ”, giống như một sự khâm phục vì chị ta đã bỏ anh.
Chacko trở về Ấn Độ, làm giảng viên ở Trường Cao đẳng Madras Christian được một thời gian. Sau đó, anh về Ayemenem khi Pappachi mất và thay Mammachi quản lí “Thiên đường Hoa quả dầm”. Khi nói chuyện với hai đứa cháu về lịch sử, Chacko giải thích:
… Lịch sử giống như một ngôi nhà cổ trong đêm tối. Với những ngọn
đèn sáng rực. Các bậc tổ tiên thì thầm trong đó. - Muốn hiểu lịch sử, chúng ta phải bước vào bên trong và lắng nghe họ đang nói gì. Rồi nhìn vào
những quyển sách và tranh ảnh trên tường. Ngửi các mùi nữa.
Chacko muốn nói đến cách tiếp cận văn hóa Ấn Độ truyền thống đối với người dân Ấn thời kì hậu thuộc địa. Ammu gọi cách nói của Chacko là “Kiểu Oxford” (Nói mà không cần quan tâm người khác có lắng nghe mình không hoặc nếu có người lắng nghe thì sẽ không cần để ý họ có thể hiểu được gì). Có thể thấy, Chacko đã nói những điều lớn lao về lịch sử dân tộc với hai đứa trẻ bảy tuổi mà không quan tâm chúng có hiểu ý anh hay không. Những điều khó hiểu vẫn thường gây tò mò với đầu óc trẻ con. Estha và Rahel đều nghĩ rằng “ngôi nhà lịch sử” mà Chacko đang ám chỉ chính là “ngôi nhà bên kia sông”. Trí tò mò của chúng bị kích thích cao độ. Một câu chuyện li kì nào đó với những điều bí ẩn đang chờ chúng khám phá. Vậy là, Chacko đã vô tình gợi ra một địa điểm hấp dẫn cho hai đứa trẻ tinh nghịch.
Khi vấp phải nỗi sợ hãi, nơi Estha nghĩ mình có thể ẩn náu chính là “Ngôi nhà Lịch sử”. Không ai nghĩ rằng có lúc bọn trẻ dám vượt sông để đến một nơi xa lạ như vậy. Nhưng chúng đã làm như thế khi bị xua đuổi và gây ra cái chết của Sophie Mol.
Sau chuyện này, Chacko quyết định gửi trả Estha lại cho bố em, đồng thời đuổi Ammu ra khỏi nhà. Có thể thấy, Chacko đã góp phần không nhỏ trong chuyện quyết định cuộc sống tương lai của ba mẹ con Ammu.
2.2.3. Sophie Mol – Thế hệ thứ ba
Sophie Mol, chín tuổi, xuất hiện ở sân bay Cochin giữa “những bộ comple sạch và những vali bóng loáng. Cô bé đến từ Anh nên mang theo “mùi London trong mái tóc” .
Ban đầu, do lòng đố kị mà hai anh em không muốn chào hỏi Sophie Mol. Điều này làm Ammu giận dữ nên chúng đã đến chào hỏi người chị họ “sao cho phải phép”. Bọn trẻ nhanh chóng nói chuyện với nhau khá vui vẻ [5, tr.196]. Về đến nhà, chúng bắt đầu có những trò chơi cùng nhau.
Hình ảnh Sophie Mol được đặt cạnh hai đứa trẻ sinh đôi tạo nên sự tương phản giữa một bên thì xấu xí, nghịch ngợm, bị ghét bỏ, một bên thì xinh xắn, ngoan ngoãn và “được yêu thương ngay từ đầu”. Giữa chúng có nhiều điểm chung nhưng vì cái nhìn và cách đối xử của người lớn mà tạo ra nhiều khác biệt. Những điều được liệt kê trong bảng bên dưới sẽ cho ta thấy rõ những thiệt thòi, bất hạnh của Estha và Rahel so với người chị họ của chúng chỉ là do quan niệm của một bộ phận người dân Ấn Độ mang tư tưởng “kiểu cũ”.
Hoàn cảnh gia đình và đời sống
tình cảm
Sophie Mol Estha và Rahel
Cuộc hôn nhân của bố mẹ
Bố người Ấn, là trí thức. Mẹ người Anh, là nhân viên phục vụ quán ăn. Họ không cùng dân tộc và không cùng đẳng cấp.
Bố mẹ đều là người Ấn. Bố là một người theo Hindu giáo đã cải đạo. Mẹ theo Thiên Chúa giáo. Họ k hông cùng tôn giáo. Sau khi bố mẹ li Nhanh chóng có được tình Lên bảy, kết thân và có được tình
hôn cảm yêu thương của người bố dượng hợp pháp (Joe).
cảm của Velutha (sau này là người tình của mẹ) nhưng không được công khai vì đó là điều phạm “Luật”.
Tình cảm của người cha
Được bố Chacko quan tâm và rất yêu quí.
Bị Baba bỏ mặc từ lúc hai tuổi. Tình cảm của
mọi người
Được yêu quí và chú ý “ngay từ đầu”.
Bị xa lánh, ghét bỏ. Cách biểu hiện
cảm xúc
Dám nói thẳng điều không thích (không thích bị bố Chacko bế thốc lên, không thích bị bà nội Mammachi kéo lại gần sát mặt, ko thích Baby Kochamma hôn vào má,…).
Không dám nói ra nỗi lo lắng, sợ hãi của bản thân (sợ mất đi tình thương yêu của mẹ, sợ mọi người sẽ chỉ yêu quí người chị họ sắp về nhà, sợ “gã Nước cam Nước chanh”…).
Hai đứa trẻ sinh đôi thuyết phục Sophie Mol tham gia vào cuộc bỏ trốn với mục đích làm tăng giá trị sự mất tích của chúng. Về phần Sophie Mol, em không muốn ở lại một mình. Em sợ bị tra hỏi và sẽ khai ra tất cả. Vậy là, cuộc bỏ trốn như một định mệnh đã cướp đi sinh mạng Sophie Mol bé bỏng và đẩy hai đứa trẻ sinh đôi vào mặc cảm tội lỗi không thể nguôi ngoai.
Nhìn chung, nhân vật trong Chúa Trời của những chuyện vụn vặt của A. Roy, dù là nhân vật trung tâm, nhân vật chính hay nhân vật phụ đều được được miêu tả tỉ mỉ từ dáng vẻ bên ngoài đến thế giới nội tâm bên trong. Với phương thức miêu tả nhân vật rời rạc, phân mảnh, A. Roy đã dùng mối liên hệ mật thiết giữa các thành viên trong gia đình để tạo sự liền mạch cho cốt truyện. Từng nhân vật lần lượt bộc lộ bản thân trong mối quan hệ với nhân vật khác. Thế nên, khi tìm hiểu về đặc điểm nhân vật, nếu chỉ căn cứ vào ngoại hình, lời nói hay hành
động để nhận biết tính cách sẽ là chưa thỏa đáng. Làm sao ta có thể đưa ra bất cứ nhận định xác đáng nào với một Estha trưởng thành, mang dáng vẻ bề ngoài trầm mặc và cô đơn đến đáng sợ nếu không làm rõ những mối quan hệ xung quanh anh ta? Hay nếu không hiểu được hết những điều Baby Kochamma đã làm với ba mẹ con Ammu thì làm sao ta có thể nhận ra rằng: Ẩn đằng sau gương mặt được trang điểm cầu kì lúc về già kia (dù chẳng để ai ngắm) là nỗi sợ hãi cố hữu của bản thân chứ không phải đơn giản vì cách sống lùi về quá khứ? Hoặc ta sẽ nhận ra điều gì từ ánh mắt của Rahel thời trưởng thành, một sự “trống rỗng” vô tận?… Có thể thấy, A. Roy đã khéo léo kết nối các nhân vật của mình lại với nhau nhờ vào ngòi bút kể chuyện tài tình, khả năng quan sát tinh tế, độ nhạy cảm của tâm hồn và trên hết là cách tạo độ bền chắc cho sợi dây liên kết giữa các thế hệ trong gia đình của hai đứa trẻ sinh đôi.
2.3. Mối quan hệ thuận nghịch trong gia đình 2.3.1. Mối quan hệ thuận 17 2.3.1. Mối quan hệ thuận 17
Từ xưa đến nay, gia đình luôn là điểm tựa nuôi dưỡng tình cảm, tâm hồn của mỗi con người; gia đình góp phần quan trọng vào sự phát triển của xã hội. Với hành trình bước vào đời của một đứa trẻ, gia đình lại mang một ý nghĩa quyết định. Gia đình đầm ấm, hòa thuận sẽ tạo nguồn lực, tạo nền tảng giúp trẻ đối diện với những thách thức đầu tiên của xã hội. Sợi dây yêu thương của gia đình càng bền chặt, nghĩa là các thành viên trong gia đình càng gắn bó, trẻ sẽ càng vững vàng khi bước vào đời.
Xét trong quan hệ huyết thống, mối liên hệ thuận chiều duy nhất được thể hiện với Estha và Rahel chỉ có mối quan hệ với Ammu 18. Xét trong tác phẩm, Estha và Rahel chỉ nhận được tình thương yêu thật sự từ Ammu, tình cảm vô
17Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), “thuận” có nghĩa là: “theo đúng chiều chuyển động, sự vận động bình thường của sự vật”; “thuận hợp với tiện cho hoạt động hoặc sự cảm nhận tự nhiên” và “bằng lòng, đồng tình”.
18 Chúng tôi hiểu mối liên hệ thuận (cũng có nghĩa là hòa thuận) là mối liên hệ tốt đẹp, có tác động tích cực đến các thành viên trong mối quan hệ đó.
điều kiện của người mẹ dành cho con (cho đi mà không đòi hỏi phải được nhận lại). Với những người như: ông bà ngoại, bà dì, bác Chacko…, tình thương của họ chỉ là “sự gượng ép” (vì trách nhiệm mà họ phải để tâm đến hai em).
Estha và Rahel không có được một gia đình trọn vẹn nên xem tình yêu của Ammu dành cho chúng là điều quí giá nhất trên đời. Tuy nhiên, những khoảnh khắc hạnh phúc giữa ba mẹ con thật sự không nhiều.
Trong lúc những đứa trẻ trạc tuổi chúng học nhiều thứ khác, Estha và Rahel học lịch sử thương lượng các điều khoản ra sao, và trừng trị những người phạm luật như thế nào [5, tr.75].
Sự lo lắng, thận trọng và nhạy cảm quá mức của Ammu đôi lúc làm bọn trẻ “ngợp thở”. Ammu yêu thương chúng hết lòng nhưng cũng đặt ra cho chúng quá nhiều qui định, nói với chúng những điều mà những đứa trẻ lên bảy không thể hiểu. Chẳng hạn như: Chúng không được quá thân thiết với Velutha; Chúng “không thể tin bất cứ ai. Mẹ, bố, anh, em, chồng, bạn thân. Không ai hết” [5, tr.99]. Bọn trẻ được Ammu dạy rằng: “vì những lời thiếu cẩn trọng. Chúng làm cho người ta bớt yêu quí con” [5, tr.146]. Chuyện bọn trẻ sợ nhất không phải là thái độ hằn hộc của Baby Kochamma, sự khó chịu của Kochu Maria hay thái độ phớt lờ của bà ngoại Mammachi… mà là Ammu sẽ bớt yêu quí chúng. Vì vậy, sau mỗi lần thấy mình phạm lỗi, hai anh em luôn chấp nhận mọi hình phạt để giữ