Tiểu thuyết Ấn Độ đương đại viết bằng tiếng Anh

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết chúa trời của những chuyện vụn vặt của arundhati roy (Trang 30)

Tiếng Anh được sử dụng phổ biến và đưa vào trường học ở Ấn Độ từ thế kỉ XIX, khi thực dân Anh đặt ách thống trị trên đất nước này. Tiếng Anh tồn tại song song cùng với hơn hai mươi ngôn ngữ chính thức khác ở Ấn như: Assames, Bengali, Bodo, Dogri, Gujarati, Kannanda, Kashmitri, Konkani… và được xem là “một ngôn ngữ chính thức kết hợp”. Sau ngày độc lập, Ấn Độ được chia thành nhiều bang khác nhau. Mỗi bang có một ngôn ngữ chính thức riêng hoặc là có hai đến ba ngôn ngữ được sử dụng cùng lúc.

8 Swami là danh hiệu tôn trọng đặt trước tên người và thường dành cho nhà sư, hoặc danh hiệu dùng để tôn vinh tiếp theo sau tên một thầy tâm linh hay một người được tôn kính vì kinh thánh của người đó.

Để ổn định tình hình chính trị và xóa đói giảm nghèo đối với một quốc gia rộng lớn, đa dân tộc, đa ngôn ngữ, đa tôn giáo như Ấn Độ, cần có một sự thống nhất trong cả nước. Vấn đề ngôn ngữ chung của dân tộc được quan tâm hàng đầu. Nhưng mãi đến năm 1965, chính phủ mới ban hành sắc lệnh về ngôn ngữ chính thức cho đất nước. Tiếng Hindi được chọn là ngôn ngữ chung của cả nước, dù 1/3 dân số sử dụng ngôn ngữ này chủ yếu tập trung ở vùng Bắc Ấn. Sắc lệnh này không làm thỏa mãn nhu cầu của người dân, những cuộc bạo động diễn ra liên tiếp ở vùng Nam Ấn, tình hình chính trị vô cùng căng thẳng, buộc chính phủ phải nhượng bộ ra thông cáo tiếp theo cho phép sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ chính trong cộng đồng người không sử dụng tiếng Hindi. Như vậy, tiếng Hindi và tiếng Anh trở thành hai ngôn ngữ chính tại Ấn Độ. Tuy nhiên, tiếng Anh vẫn được xem là công cụ chính giúp thống nhất nền văn hóa giữa các vùng miền. Ở Ấn, tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất mà người ta phải sử dụng nếu muốn có một việc làm tốt hoặc muốn vào học đại học. Tất cả những tờ báo lớn đều bằng tiếng Anh. Như vậy, mỗi người Ấn đều phải biết nói ít nhất là hai hoặc ba thứ tiếng.

Tiếng Anh cũng được sử dụng trong sáng tác văn học. Dòng văn học viết bằng tiếng Anh chính thức hình thành, tồn tại song song với dòng văn học viết bằng tiếng Hindi và các phương ngữ khác như: Tamil, Bengali, Telugu, Urdu… Từ đó, dòng văn học viết bằng tiếng Anh từng bước khẳng định vị thế của mình trên văn đàn Ấn Độ hiện đại và đương đại.

1.2.2. Sự ảnh hưởng và tiếp nhận của dòng văn học Ấn Độ viết bằng tiếng Anh Anh

Dòng văn học Ấn Độ viết bằng tiếng Anh khởi đầu từ vài thập kỉ trước, khi nước này giành được độc lập, với tác giả lớn R. Tagore. Sau R. Tagore phải kể đến Raja Rao 9

và hai tên tuổi khác là: R.K. Narayan và Mulk Raj Anand.

9“Raja Rao là một trong những nhà văn viết bằng tiếng Anh vĩ đại nhất của Ấn Độ và là một gương mặt nổi bật trên văn đàn thế giới thế kỉ XX”[25].

Như vậy, nhắc đến thành tựu thời kì sau Tagore là nhắc đến ba gương mặt sáng giá: Mulk Raj Anand, Raja Rao và R.K. Narayan. Đây là ba nhà tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh nổi bật trong văn học hiện đại Ấn Độ.

Tuy xuất hiện khá sớm nhưng đến những năm 30 của thế kỉ XX, dòng văn học Ấn viết bằng tiếng Anh mới thật sự trưởng thành. Hàng loạt tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh ra đời thời kì này là: Những kẻ cùng đinh (1935) của Mulk Raj Anand, Swamy và các bạn (1935) của R.K. Narayan và Kathapura, Con rắn hổ

mang và chiếc dây thừng, Kiện tướng cờ và những bước đi của Raja Rao. Trong

đó, tiểu thuyết của Raja Rao đặc biệt được dư luận quan tâm và công nhận đạt đến trình độ kiệt tác.

Về sau, văn học Ấn Độ viết bằng tiếng Anh được biết đến rộng rãi hơn với rất nhiều tên tuổi lớn như Anita Desai, Nayantara Sahgal, Sasthi Brata, Salman Rushdie (Giải Man Booker, 1981) 10, Shashi Throor (nhiều giải: Giải

Rajika Kripalani Young Journalist, Giải Federation of Indian Publishers –

Hindustan Times Literary và Giải Exelsior), Bharati Mukherjee (Giải National

Book Critics Circle, 1988). Tiếp đến là tên tuổi của Vikram Seth và Amitav Ghosh (người từ chối giải Common Wealth Writers, 2002). Các nhà văn gốc Ấn trong những năm gần đây đã tiếp tục khẳng định mình qua nhiều giải thưởng lớn: Arundhati Roy với giải Man Booker, 1997; Jhumpa Lahiri, phó chủ tịch hội Văn bút Mĩ, với giải Pulitzer năm 2002; Kiran Desai với Giải Man Booker năm

2006 và Giải National Book Critics Circle, Aravind Adiga với Giải Man Booker

năm2008,…

Như vậy, xét riêng trong lịch sử Giải Man Booker từ năm 1969 đến nay đã có bốn nhà văn Ấn Độ được nhận giải thưởng danh giá này. Trong số đó, hai tác giả là nữ. Họ được đánh giá là những người tinh tế và tài tình trong cách miêu tả thế giới phức tạp tại Ấn Độ qua con mắt của những đứa trẻ và các thiếu

10Midnight's Children không chỉ đoạt giải Booker mà còn có ý nghĩa mở ra một cánh cửa cho nhiều nhà văn Ấn khác.

niên bắt đầu khám phá cuộc sống. Tiểu thuyết của A. Roy và Kiran Desai “đều là những tuyệt tác về thế giới nội tâm và tài kể chuyện”.

Bất luận bị mang tiếng là trò quảng cáo lừa thiên hạ, bất luận những cuộc tranh cãi chưa có hồi kết, Man Booker vẫn là một giải thưởng thu hút đông đảo sự chú ý của công chúng đến với những tác phẩm văn học xuất sắc viết bằng tiếng Anh. Dù được khen hay chê, Man Bookercũng đã tạo sự chú ý đối với độc giả, thu hút họ đến với những tác phẩm viết bằng tiếng Anh xuất sắc. Nhìn chung, Giải Booker đã góp phần hình thành thị hiếu đọc sách trong phần lớn các quốc gia nói tiếng Anh. Ở Ấn Độ, từ năm 1981, khi Salman Rushdie đoạt giải với cuốn Midnight's Children,Man Booker đã trở thành kim chỉ nam trong việc chọn sách của nhiều người. Những cuốn tiểu thuyết vừa đoạt giải Man Booker như đang chứng minh sức mạnh khởi nguồn từ Ấn Độ, trên văn đàn thế giới.

Những thay đổi trong văn học thường bắt nguồn từ những thay đổi lớn của xã hội. Với văn học Ấn Độ, sự đổi mới bắt đầu từ trong tư tưởng, tình cảm của người cầm bút. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của một lực lượng độc giả mới, những thanh niên trí thức chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, có tư tưởng tiến bộ, có cách nhìn mới về thực tại xã hội Ấn, nhất là về vấn đề tự do… Họ đã thể hiện mạnh mẽ “ý thức về con người cá nhân, cá tính và niềm khát khao sáng tạo”.

Năm 1967, trong luận văn The Literature of Exhaustion (Văn chương của sự cạn kiệt), John Barth đã nhận xét rằng những đề tài và phương pháp trình bày của tiểu thuyết nói chung, tiểu thuyết hiện thực nói riêng dường như đã cạn kiệt. Tất cả những đề tài và phương thức thể hiện đề tài đều đã bị dùng đi dùng lại đến mức thành quen thuộc từ thế kỉ XIX đến những năm 60 của thế kỉ XX, trong khi đó, những khả năng mới được khám phá lại ít được lưu ý. Trong tiểu thuyết hiện thực, cốt truyện là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Cốt truyện thường được xây dựng quanh một sự kiện bất thường (nghĩa là sự kiện này xảy ra khiến cho trật tự

cũ của đời sống bị xáo trộn). Sự kiện bất thường đó khiến độc giả thắc mắc và chờ xem nó sẽ được giải quyết như thế nào. Trong diễn biến câu chuyện, các nhân vật lần lượt xuất hiện làm mọi chuyện trở nên trầm trọng hơn, nghĩa là sự xung đột giữa các tuyến nhân vật càng lúc càng trở nên gay gắt. Câu chuyện tiếp tục được kể, dài hơn hay ngắn hơn tùy theo khả năng tạo tình huống của tác giả ở hồi kết, tác giả sẽ đưa ra cách giải quyết mâu thuẫn và trả độc giả trở về với “trật tự cũ” của đời sống. Cuối cùng, mọi vấn đề đều được giải quyết thấu đáo, đúng chuẩn mực của hệ ý thức xã hội. Ví dụ: thiện thắng ác, tốt thắng xấu, đúng thắng sai…

Khi tiếp cận tác phẩm, độc giả sẽ thấy nhà văn như một nhà đạo đức học, xã hội học, sử học, hơn là một nhà nghệ thuật. Người đọc, vì vậy, thường chỉ bị thu hút vào cái được kể hơn là nghệ thuật ngôn từ. Tiêu chuẩn của một tiểu thuyết thành công theo quan niệm truyền thống thường sẽ là một tác phẩm có khả năng đưa người đọc đi từ hết sự kiện đáng thắc mắc này đến sự kiện chưa được giải đáp khác; người đọc bị thúc giục phải theo đuổi đến đáp số cuối cùng. Như vậy, chủ yếu nó thuyết phục người đọc ở các diễn biến sự kiện. Chính truyền thống này làm cho nhà văn phải “bám riết” lấy cốt truyện, phải chú tâm vào những cái có thể kể được. Thế nhưng, đời sống hiện đại lại cho thấy nhiều sự thật cực kì phong phú và đa phần không có diễn trình của một cốt truyện và không thể kể suôn sẻ được.

Cùng với sự thức tỉnh sâu sắc ý thức cá nhân người sáng tác, nền văn học Ấn Độ, nhất là dòng văn học Ấn viết bằng tiếng Anh có một bước phát triển quan trọng góp phần làm cho văn học Ấn Độ vốn đa dạng càng trở nên phong phú. Ở các địa phương, từ sau năm 1935 (Khi Hội Nhà văn tiến bộ ra đời) 11, đề

11Năm 1934, mười ba năm trước khi quân đội Anh rút khỏi tiểu lục địa này, một nhóm nhà văn Ấn Độ gặp nhau tại khách sạn Nam Kinh ở London. Họ là những nhà văn viết bằng tiếng Urdu, tiếng Anh, và Bengali. Họ cùng nhau dự thảo một tuyên ngôn cho văn học Ấn Độ tương lai, xác định sẽ viết về những biến đổi xã hội sâu sắc [98].

tài sáng tác thường xoay quanh: “tinh thần phản kháng chế độ đẳng cấp hà khắc, hủ bại của xã hội nô lệ phong kiến, của tôn giáo Bà la môn”; “tiếng kêu gào của những người cùng đinh, nô lệ và những người phụ nữ đòi được hưởng hạnh phúc trần thế, thiết thực”; “nguyện vọng đoàn kết dân tộc Ấn Độ thành một đại gia đình”; “ca ngợi thiên nhiên đất nước giàu có và tươi sáng của Ấn Độ”[22, tr.36]. Các nhà văn trẻ của văn học Ấn đương đại vẫn viết về những đề tài ấy, nhưng họ tập trung nhiều hơn vào cách kể, về những điều không dễ phản ánh như: sự thay đổi tâm lí của con người trước biến cố cuộc sống; sự hồi tưởng về quá khứ với những kí ức đau buồn đã bị xáo trộn, đứt quãng; sự trỗi dậy của miền vô thức không thể kiểm soát…

Ở một phương diện khác, thể hiện nhận thức mới về hiện thực và con người, tiểu thuyết Ấn Độ đương đại hướng vào việc khám phá đời sống tinh thần của những đứa trẻ, những người phụ nữ trí thức chứ không tiếp tục xây dựng hình tượng người dân lao động ở đẳng cấp thấp, mang tiếng nói tố cáo đại diện cho một lớp người như tiểu thuyết giai đoạn trước. Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người đã trở thành hạt nhân của những thành tựu mà tiểu thuyết thời hậu thuộc địa đóng góp cho văn học Ấn Độ. Nhân vật được miêu tả chân thực, gần gũi và ám ảnh người đọc với những bi kịch tinh thần. Con người dễ đánh mất mình ngay cả trong những suy nghĩ, ước muốn, khát khao chính đáng và đời thường nhất. Điều gì đã khiến cho một người mẹ hết mực yêu các con như Ammu (một nhân vật trong Chúa Trời của những chuyện vụn vặt) lại thốt lên những lời làm tổn thương bọn trẻ? Để rồi cái giá phải trả không chỉ là sự tan vỡ tình yêu, hại chết người tình mà còn cướp mất tuổi thơ của hai đứa trẻ. Ammu mê dại, chối bỏ hiện thực, tiếp tục ước mơ, khao khát để rồi bị nhấn chìm mãi mãi. Những nếp nghĩ hằn in trong đầu mỗi người khiến chúng trở thành lẽ đương nhiên. Đó là xã hội của những con người sống theo kiểu “phải yêu cái người khác yêu” hoặc “yêu cái mình không thể có”. Hai anh em sinh đôi sống lặng lẽ, cô đơn, mặc kệ những nỗi

niềm của bản thân. Họ trở thành những sinh thể tồn tại một cách vật vờ. Họ cô độc và chẳng có gì trong chuỗi ngày bất tận, nhạt thếch, buồn tẻ của hiện tại. Họ không có gì bấu víu ngoài những mảnh quá khứ cứ mãi ám ảnh. Hai anh em chẳng mảy may bày tỏ sự hụt hẫng, đau xót hay phẫn nộ trước sự việc chung quanh. Mỗi người một kiểu, nhưng tất cả đều đang bị chà nát. Sự sống của hai anh em sinh đôi, xét đến cùng, là sự chết dần về tinh thần và sự nhận thức lại quá khứ cho thấy những nỗi đau, trăn trở, day dứt của con người về vấn đề nhân tính.

Cuộc cách tân tiểu thuyết ở thế kỉ XX, có thể nói lại ngắn gọn là biểu hiện của nỗ lực kể cái không thể kể (những cái không xảy ra theo trình tự thời gian, không xảy ra trong không gian cụ thể, những cái nằm sâu trong tiềm thức và vô thức, những cái nằm ngoài lí luận của hiện thực tỉnh táo, những cái hỗn mang...). Trong thực tế, để kể được những cái không thể kể, nhà văn phải vừa khắc phục được cách phản ánh hiện thực truyền thống, vừa phải thay đổi được thái độ sử dụng vật liệu gốc của văn chương, là ngôn ngữ.

Các nhà văn trẻ, với tư tưởng tiến bộ, đều nhận thấy một điều rằng “các quốc gia hậu thuộc địa thoát khỏi ách đế quốc chỉ được tự do trên danh nghĩa”. Nghĩa là bên trong nó “vẫn còn bị chia rẽ bởi các hệ thống tôn ti cấp bậc của quyền lực và sự giàu sang”. Thực tế tình hình đất nước Ấn Độ như đã nói ở trên vẫn hết sức rối ren.

Lực lượng nhà văn trẻ Ấn Độ với phương thức thể hiện mới được xem như những khởi động ban đầu nhằm đưa tới sự đổi mới triệt để và quyết liệt hơn. Với xu hướng nhìn thẳng vào sự thật, họ đã dấn thân vào hiện thực ở thời kì hiện đại, đang hình thành, chưa ổn định; ở chính “tiêu điểm” của đời sống. Trong tác phẩm của họ, ý thức “lột trần mặt nhau, lột trần mặt mình, lột trần mặt đời” và cao hơn là “bóc trần thế giới” luôn được đề cao. Đồng thời, ý thức hướng tới “chất lượng cuộc sống”, sống sao cho đúng với cuộc sống của con người đã thẩm thấu vào sáng tác của mỗi nhà văn thời kì này. Một cái nhìn khái quát về đội ngũ các tiểu thuyết gia và tác phẩm của họ trong không khí phóng

khoáng, cởi mở của đời sống văn học cho thấy tiểu thuyết Ấn Độ đang vận hành trong cơ chế vận động và đổi mới của văn xuôi đương đại. Điều đáng nói ở đây là trong bối cảnh hiện nay, độc giả đã trở lại với văn hoá đọc. Một văn hoá đọc được nâng cấp, được lựa chọn không bị áp đặt bởi chủ nghĩa đề tài hoặc một phương pháp sáng tác duy nhất. Điều này đem lại hứng thú cho người đọc, thu hút họ đi tìm những cuốn sách hay, những cuốn sách trở về với chức năng thẩm mĩ và giải trí, tôn trọng vai trò người đọc.

Những tác động trên đã giúp cho văn học Ấn Độ đương đại ngày càng khẳng định vị thế của mình trên văn đàn thế giới. Số lượng độc giả tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh, người dân Ấn Độ còn đang được chứng kiến sự quan tâm của độc giả phương Tây đối với nền văn học nước nhà, nhất là dòng văn học viết bằng tiếng Anh: “điều đáng mừng là chính thế hệ trẻ đã tạo nên sức cuốn hút đó” 12

. Như vậy, Ấn Độ và vô vàn vấn đề của nó, cứ như vậy, bị các nhà văn của một thế hệ hoàn toàn mới liên tiếp “lộn trái” trong một tinh thần không chút khoan nhượng.

1.2.3. Tiểu thuyết đầu tay “Chúa Trời của những chuyện vụn vặt” của Arundhati Roy

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết chúa trời của những chuyện vụn vặt của arundhati roy (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)