Thời gian trần thuật

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết chúa trời của những chuyện vụn vặt của arundhati roy (Trang 94 - 95)

Trong sáng tác văn học, thời gian trần thuật được phân chia thành những dạng khác nhau:

Thời gian không trùng khít, thời gian trùng khít, thời gian trần thuật không tương ứng với thời gian sự kiện, trần thuật tỉnh lược hoặc bỏ qua thời gian sự kiện; trần thuật theo trật tự thời gian vật lí, trần thuật không

theo trình tự thời gian, trần thuật đơn tính, trần thuật trùng phức, trần

thuật tổng hợp… (dẫn theo Trần Đình Sử).

Thời gian trần thuật thể hiện cái nhìn, cách cảm nhận và xử lí thời gian, đồng thời thể hiện những đặc điểm tư duy trong nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.

Thời gian trần thuật trong Chúa Trời của những chuyện vụn vặt không theo trình tự nào. Đó là thời gian trong dụng ý của tác giả (thông qua những cảm xúc, hồi tưởng của hai anh em sinh đôi) nên trình tự kể và trình tự phát sinh câu chuyện không trùng khít nhau. Giữa cốt truyện và kết cấu các sự kiện có sự lệch pha. Nói cách khác là giữa thời gian chủ thể và thời gian khách thể 22 có một độ lệch đáng lưu ý. Dẫn theo Genette: Độ lệch văn bản trên hai trục tọa độ của thời gian trong tác phẩm luôn tồn tại. Đó là trục thời gian tuyến tính của cốt truyện và trục thời gian trần thuật mang tính phức hợp, chồng chéo lên nhau của cấu trúc diễn ngôn trần thuật. Trong tác phẩm, thời gian có thể được phân thành hai lớp: thời gian sự kiện và thời gian được trần thuật. Độ lệch thời gian cho thấy dụng ý nghệ thuật của nhà văn, đảo lộn trình tự sự việc phù hợp với những hồi ức của nhân vật.

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết chúa trời của những chuyện vụn vặt của arundhati roy (Trang 94 - 95)