Mối quan hệ thuận nghịch trong gia đình

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết chúa trời của những chuyện vụn vặt của arundhati roy (Trang 73)

Từ xưa đến nay, gia đình luôn là điểm tựa nuôi dưỡng tình cảm, tâm hồn của mỗi con người; gia đình góp phần quan trọng vào sự phát triển của xã hội. Với hành trình bước vào đời của một đứa trẻ, gia đình lại mang một ý nghĩa quyết định. Gia đình đầm ấm, hòa thuận sẽ tạo nguồn lực, tạo nền tảng giúp trẻ đối diện với những thách thức đầu tiên của xã hội. Sợi dây yêu thương của gia đình càng bền chặt, nghĩa là các thành viên trong gia đình càng gắn bó, trẻ sẽ càng vững vàng khi bước vào đời.

Xét trong quan hệ huyết thống, mối liên hệ thuận chiều duy nhất được thể hiện với Estha và Rahel chỉ có mối quan hệ với Ammu 18. Xét trong tác phẩm, Estha và Rahel chỉ nhận được tình thương yêu thật sự từ Ammu, tình cảm vô

17Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), “thuận” có nghĩa là: “theo đúng chiều chuyển động, sự vận động bình thường của sự vật”; “thuận hợp với tiện cho hoạt động hoặc sự cảm nhận tự nhiên” và “bằng lòng, đồng tình”.

18 Chúng tôi hiểu mối liên hệ thuận (cũng có nghĩa là hòa thuận) là mối liên hệ tốt đẹp, có tác động tích cực đến các thành viên trong mối quan hệ đó.

điều kiện của người mẹ dành cho con (cho đi mà không đòi hỏi phải được nhận lại). Với những người như: ông bà ngoại, bà dì, bác Chacko…, tình thương của họ chỉ là “sự gượng ép” (vì trách nhiệm mà họ phải để tâm đến hai em).

Estha và Rahel không có được một gia đình trọn vẹn nên xem tình yêu của Ammu dành cho chúng là điều quí giá nhất trên đời. Tuy nhiên, những khoảnh khắc hạnh phúc giữa ba mẹ con thật sự không nhiều.

Trong lúc những đứa trẻ trạc tuổi chúng học nhiều thứ khác, Estha và Rahel học lịch sử thương lượng các điều khoản ra sao, và trừng trị những người phạm luật như thế nào [5, tr.75].

Sự lo lắng, thận trọng và nhạy cảm quá mức của Ammu đôi lúc làm bọn trẻ “ngợp thở”. Ammu yêu thương chúng hết lòng nhưng cũng đặt ra cho chúng quá nhiều qui định, nói với chúng những điều mà những đứa trẻ lên bảy không thể hiểu. Chẳng hạn như: Chúng không được quá thân thiết với Velutha; Chúng “không thể tin bất cứ ai. Mẹ, bố, anh, em, chồng, bạn thân. Không ai hết” [5, tr.99]. Bọn trẻ được Ammu dạy rằng: “vì những lời thiếu cẩn trọng. Chúng làm cho người ta bớt yêu quí con” [5, tr.146]. Chuyện bọn trẻ sợ nhất không phải là thái độ hằn hộc của Baby Kochamma, sự khó chịu của Kochu Maria hay thái độ phớt lờ của bà ngoại Mammachi… mà là Ammu sẽ bớt yêu quí chúng. Vì vậy, sau mỗi lần thấy mình phạm lỗi, hai anh em luôn chấp nhận mọi hình phạt để giữ được tình thương của Ammu.

Tuy nhiên, trong Ammu còn tồn tại một tình cảm khác. Ammu trăn trở với tình yêu đòi hỏi được đáp trả. Do từ nhỏ chịu nhiều bất hạnh, Ammu chưa hề nhận được tình yêu thương hoặc sự tôn trọng đúng mực từ bất cứ ai, dù là bố mẹ ruột (Đây là một thiệt thòi lớn). Nên việc Ammu chọn đến với Velutha bằng tình yêu vô tận, bằng nỗi khát khao cháy bỏng là sự lựa chọn hiển nhiên và không thể khác. Ammu chấp nhận trở thành người đàn bà “ban ngày yêu các con và ban đêm yêu đàn ông”, một người đàn bà có được hạnh phúc thật sự.

nặng nề. Đó là một kết cục bi thảm dành cho bản thân Ammu và cho cả hai đứa trẻ sinh đôi. Đáng lẽ Estha và Rahel sẽ được yên ổn lớn lên và trưởng thành trong vòng tay ấm áp của Ammu (và cả Velutha nữa) nhưng các mối quan hệ đối nghịch từ những người nhân danh “quan niệm chung của xã hội cũ” đã phá vỡ tất cả. Rõ ràng, chừng nào còn tồn tại sự phân biệt đẳng cấp, còn những tư tưởng hẹp hòi, ích kỉ thì những tình cảm tốt đẹp của con người (tình mẹ con, tình yêu đôi lứa,…) sẽ bị đe dọa, thậm chí bị lụi tàn.

2.3.2. Mối quan hệ nghịch 19

Có thể kể ra những người nằm trong mối quan hệ gia đình mang tính chất đối nghịch với Estha và Rahel như sau: ông bà ngoại, bà dì Baby Kochamma, bác Chacko và cả Sophie Mol.

Pappachi, Chacko, Baby Kochamma là những người có tác động nhiều nhất (trực tiếp hoặc gián tiếp) đến đời sống của Estha và Rahel. Đặc điểm nổi bật ở họ là sự yếu đuối, lạc loài. Họ là hình ảnh buồn bã của một lớp người vì bất đắc chí mà không thể hòa nhập được với cuộc sống hiện tại nên chọn cách bảo vệ mình bằng lòng vị kỉ, sự tàn nhẫn với người thân xung quanh. Và đương nhiên, Estha và Rahel là những nạn nhân không thể tránh.

Trong gia đình lớn của Estha và Rahel, sự nghèo đói, thất học không tồn tại như đa số gia đình khác ở nông thôn Ấn Độ. Đó là một gia đình được mọi người ngưỡng mộ nhưng thực sự bên trong đang tiềm ẩn sự rạn nứt ghê gớm. Điều cốt lõi để một gia đình đầm ấm, bền vững thực sự không phải là có điều kiện kinh tế tốt hoặc có trình độ học vấn cao mà quan trọng nhất phải là sự yêu thương, thấu hiểu và bao dung giữa các thành viên. Ấy vậy mà, các thành viên trong ngôi nhà Ayemenem tồn tại như là những hòn đảo riêng lẻ không thiết

19 Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), “nghịch” có nghĩa ngược lại với “thuận”, “hay làm loạn, có hoạt động chống đối”.

Chúng tôi hiểu mối quan hệ nghịch (đối nghịch) là mối quan hệ loại trừ, có tác động tiêu cực (đôi khi vẫn có tác động tích cực, nhưng điều này không xuất hiện trong tác phẩm) đến các thành viên trong mối quan hệ đó.

lập được mối quan hệ tốt đẹp với người thân xung quanh nên bi kịch xảy đến cho chính mỗi người sẽ là tất yếu.

Estha và Rahel, đại diện của thế hệ trẻ, được sinh ra để phục hưng lại những giá trị thực đem lại quyền sống cho con người. Chúng học tập và sẽ gây dựng những điều tốt đẹp cho xã hội nếu ông bà, cha mẹ, anh chị,… có sự quan tâm đúng đắn, phù hợp. Tuy nhiên, hai mươi ba năm sau, khi tuổi thơ đã hoàn toàn bị “tước đoạt”, Estha và Rahel lớn lên, không thể tạo nên bất cứ điều gì tốt đẹp, dù là cho chính bản thân họ. Cả hai anh em cùng rất nhiều thành viên khác trong gia đình (ông, bà, mẹ, bác,..) đều đã không vượt qua được chính mình để cuối cùng, kết quả nhận được chỉ là sự tan vỡ.

Thử điểm qua một tiểu thuyết khác để tìm hiểu về mối quan hệ gia đình trong xã hội. Ta thấy trong Đắm thuyền của R. Tagore, những nhân vật thuộc thế hệ trước như: người cha, người mẹ sẽ luôn là những hình tượng mẫu mực. Bà Kshemankari hay ông Babu Annada đều luôn hết lòng vì con. Với họ một ngày sống là một ngày giữ trọn bổn phận với con và niềm mơ ước chung của hai nhân vật này là muốn thấy con mình hạnh phúc trước khi nhắm mắt xuôi tay.

Bà Kshemankari: - Mẹ sẽ chết không nhắm mắt nếu chưa thấy con

thành gia thất […]. Mẹ cảm thấy rất rõ rằng đây là bổn phận cuối cùng

mẹ còn mắc nợ con, nên mẹ phải sống để hoàn thành nó, nếu không tâm

hồn mẹ nhất định không bao giờ thanh thản [49, tr.263].

Ông Babu Annada: Cha đã già, sức khỏe đã suy, nhưng nếu cha chưa trông thấy con yên ấm, thì cha không thể thanh thản nhắm mắt

[…] Con không còn mẹ, nên cha thấy mình chịu trách nhiệm hoàn toàn

đối con [49, tr.264].

Cũng như bao nhiêu đấng sinh thành khác, người làm cha, làm mẹ đều đặt vào đứa con thân yêu của mình sự kì vọng và niềm yêu thương vô bờ. Trong

tấm lòng như thế. Pappachi chỉ mải mê với nỗi thất vọng của bản thân mà hằn hộc, cáu bẳn với tất cả mọi người. Những ngày gần cuối đời, ông sống lặng lẽ như một cái bóng và vẫn muốn được mọi người chú ý. Mammachi thì chỉ yêu mến Chacko mà bỏ mặc Ammu. Song, cách thương con của Mammachi không thực sự đem đến cho Chacko niềm hạnh phúc. Trong Mammachi vẫn là tình thương của một người mẹ ích kỉ (Bà luôn sợ con dâu chiếm hết tình cảm của Chacko).

Đây là bức tranh chân thực và sinh động về một gia đình Ấn Độ thời hiện đại. Có thể thấy, mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ và con cháu trong gia đình Ấn đã ngày càng trở nên lỏng lẻo, xuất hiện những khoảng trống và có dấu hiệu khủng hoảng trầm trọng, làm đảo lộn nếp sống và cả giá trị vốn có của văn hoá dân tộc. Nguyên nhân chủ yếu là do tư tưởng, cái nhìn cổ hủ, lỗi thời vẫn tồn tại trong những người thuộc thế hệ trước làm nảy sinh mâu thuẫn với những người trẻ tuổi mang tư tưởng tiến bộ và muốn đấu tranh cho một xã hội dân chủ, bình đẳng thật sự.

2.4. Mối quan hệ chính trị, xã hội, tôn giáo 2.4.1. Mối quan hệ thuận 2.4.1. Mối quan hệ thuận

Từ xưa đến nay, chỉ cần nhìn vào thân phận con người (nhất là những người nghèo khó, người phụ nữ hoặc trẻ con) sẽ thấy rõ hoàn cảnh xã hội mà họ đang sống. Chẳng hạn, trong xã hội phong kiến, trong thời kì thuộc địa, thế giới quan của người phụ nữ bị bó gọn trong gia đình, trong ngôi làng, đồng thời phải đối diện với những lề thói, hủ tục, sự soi mói của người đời nên họ luôn cố gắng an phận để được yên thân. Nhưng trong xã hội hiện đại, người phụ nữ đã khác nhiều.

Những người phụ nữ hiện đại trên thế giới nói chung và ở Ấn Độ nói riêng ngày càng có nhiều cơ hội thăng tiến trong xã hội. Họ bắt đầu khẳng định tính độc lập, tự chủ của bản thân thay cho sự khép kín mình trước đây. Họ đã và

đang đấu tranh đòi quyền sống mà đáng ra họ được hưởng như bao người phụ nữ bình thường trên thế giới. Trong tác phẩm, Ammu đã thể hiện ý thức đấu tranh và tự chủ ở hành động bỏ nhà đến Calcutta với dì, tự ý kết hôn với một người cùng đẳng cấp nhưng không cùng tôn giáo. Ammu đã kết hôn với một người theo đạo Hindu và sinh ra hai đứa trẻ sinh đôi. Đây là điều mà một người Thiên Chúa giáo có tự trọng không bao giờ làm (theo cách nói của Baby Kochamma).

Nhân vật thể hiện rõ nhất mối liên hệ đẳng cấp trong tác phẩm chính là Velutha, người đàn ông đánh thức tình yêu thật sự thời tuổi trẻ trong Ammu. Thuở nhỏ, anh đã được dạy phải giữ khoảng cách với những người thuộc đẳng cấp trên. (Đó là qui định dành cho những người thuộc đẳng cấp tiện dân như anh). Vậy là, mỗi khi muốn tặng đồ chơi cho Ammu, anh để nó trên ngón tay mình, sao cho khi Ammu nhận lấy không phải chạm vào anh. Điều may mắn đến với Velutha là anh được Mammachi tạo điều kiện học hành để trở thành một thợ mộc lành nghề, một kĩ sư giỏi và được nhận làm việc tại nhà máy. Dù không trực tiếp được nói đến, nhưng ta biết chính Velutha là người đã tham gia trong đoàn biểu tình đòi quyền lợi cho công nhân (cả phụ nữ lẫn nam giới). Khi đủ trưởng thành, anh “gạt phăng” những qui định của đẳng cấp đến với Ammu bằng tất cả niềm đam mê của một chàng trai lần đầu biết yêu. Anh yêu thương Estha và Rahel như những người bạn nhỏ thân thiết của mình, dành cho chúng sự thân tình và chu đáo của một người bạn lớn không chút e dè vì đã phạm luật. Anh có những phẩm chất của một đẳng cấp trên (“cách đi, cách ngẩng cao đầu, cách bình thản đưa ra một lời đề nghị, cách bất chấp những ý kiến có vẻ như nổi loạn”). Anh thể hiện sự tự tin có thừa của một người tự làm chủ vận mệnh mình. Có thể nói, Velutha là hình tượng được xây dựng hoàn hảo, là người đại diện chống lại những bất công, đấu tranh vì quyền lợi của con người cũng như vượt qua những định kiến khắt khe của xã hội.

Tóm lại, hai anh em sinh đôi có mối quan hệ xã hội tốt đẹp với Velutha. Điều này chứng tỏ, ở một mức độ nào đó, ranh giới về đẳng cấp trong xã hội đã được xóa nhòa.

2.4.2. Mối quan hệ nghịch

Tác phẩm khép lại, người đọc không tìm được sự thỏa mãn hay ít nhất là sự yên lòng với số phận các nhân vật được A. Roy xây dựng. Tác phẩm đã nêu rõ, bên cạnh những cải cách về tôn giáo, chính trị, đẳng cấp thể hiện sự tiến bộ của xã hội là những định kiến, luật lệ khắt khe chưa thể xóa bỏ, làm trì trệ quá trình tiến lên của dân tộc. Trong tác phẩm, đa số các nhân vật đều có lối sống, nếp nghĩ theo những chuẩn mực lỗi thời: người vợ suốt cuộc đời chỉ biết cung phụng, phục tùng người chồng và con trai; sự kì thị về tôn giáo, phân biệt đẳng cấp…

Sự đấu tranh xuất hiện nhưng quá yếu ớt và chậm chạp nên không đem lại kết quả mong muốn. Những người bị trói buộc bởi lề thói xưa không có cơ hội, không đủ khả năng làm một cuộc cách mạng để tự giải phóng mình, giải phóng những người cùng cảnh ngộ. Trường hợp của Velutha là như vậy. Là một người có tài nhưng Velutha hoàn toàn bị cô lập (kể cả khi anh tìm đến người đồng chí cùng chí hướng với mình, Pillai, cũng không nhận được sự ủng hộ). Không phải lí tưởng cách mạng mà chính lòng ích kỉ và đố kị của con người đã đã hủy diệt Velutha, hủy diệt một người ham sống, khao khát được yêu thương và dám đấu tranh vì quyền lợi của những người cùng khổ.

Tóm lại, dựa trên mối quan hệ gia đình và xã hội, A. Roy đã chỉ ra những tác động to lớn ảnh hưởng đến số phận các nhân vật trong tác phẩm. A. Roy đã miêu tả về các thế hệ trong một gia đình nhưng ẩn đằng sau đó là một bức tranh sinh động về xã hội Ấn Độ đương đại. Bằng nhãn quan sắc sảo, tác giả đã “mổ xẻ” những vấn đề quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội từ nhiều góc độ khác nhau. Phương thức xây dựng nhân vật… “chẳng giống ai” thể hiện khả năng liên tưởng tài tình từ những chi tiết hết sức nhỏ nhặt liên quan đến cuộc sống mỗi

người trong gia đình. Tuy nhiên, ẩn bên trong những chi tiết tưởng chừng như hết sức nhỏ nhặt, không đáng nói lại là những điều thật lớn lao, những điều làm người đọc đau đớn khôn xiết. Cuốn sách cho chúng tôi biết mình đã được “nếm một món Ấn” thực sự (món ăn tinh thần).

Giống như bao câu chuyện khác, Chúa Trời của những chuyện vụn vặt

không thiếu những bi kịch. Nhưng điểm đặc biệt của tác phẩm là những cuộc vật lộn, những nút thắt được trải ra dần trước mắt người đọc vừa mơ hồ vừa rất cụ thể như là rồi tất cả sẽ phải là như thế. Người đọc tự hỏi không biết có phải vì cái “chất” Ấn Độ mà nhà văn mang trong mình đã tạo được sự cuốn hút đến vậy.

Cũng như nhiều nước phương Đông khác, ở Ấn Độ, khi xã hội càng hiện đại, gia đình càng giữ một vai trò quan trọng đối với mỗi thành viên. Gia đình là nơi hội tụ những quan hệ mang tính điển hình của xã hội, là nơi lưu giữ những tình cảm thiêng liêng, tốt đẹp nhất trong đời sống mỗi con người. Có thể nói, gia đình là thành trì cuối cùng để bảo vệ các giá trị truyền thống trước “cuộc xâm lược” ồ ạt của văn hóa thực dân, thực dụng, ích kỉ và thiếu hẳn tình yêu thương.

Từ mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Estha và Rahel, người đọc nhận ra rằng, điều chi phối lớn lao trong cuộc sống thực tại chỉ là những điều hết sức nhỏ nhặt. Chính sự kết nối của những điều nhỏ nhặt giữa người với người đã dẫn đến những điều lớn lao. Mỗi người thường bị “mắc kẹt” trong những điều vụn vặt của mình rồi tiếp tục làm những điều nhỏ nhặt khác chỉ để thỏa mãn cảm giác nhất thời của bản thân, dẫn đến chuyện gây hại cho người

Một phần của tài liệu đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết chúa trời của những chuyện vụn vặt của arundhati roy (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)