Ở châu Âu, Mỹ sẽ tiếp tục là nhân tố không thể thiếu trong việc đảm bảo an ninh khu vực thông qua những đóng góp lớn cho NATO và phát triển, mở rộng NATO theo ý đồ riêng. Mỹ cũng sẽ tiếp tục thông qua cơ chế hợp tác an ninh, chia sẻ tin tình báo để giúp các nước châu Âu đối phó với âm mưu khủng bố. Mỹ
sẽ vẫn đóng vai trò đầu tầu và chủđạo trong NATO trong các quyết sách và hành
động của tổ chức nàỵ
Về tương quan sức mạnh quân sự, Nga vẫn tiếp tục là đối thủ ngang tầm của Mỹ và Trung Quốc đang nổi lên thách thức địa vị quân sự của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương. Sựđối đầu quân sự trực tiếp bằng chiến tranh giữa Mỹ với Nga hoặc Trung Quốc chắc chắn không thể xảy ra vì nếu xảy ra thì sẽ không có lợi cho bất cứ bên nàọ
Trong quan hệ Mỹ - Nga, tình trạng căng thẳng tiếp tục xảy ra khi Nga bí mật hoặc công khai hỗ trợ, chi viện quân sự cho lực lượng đối lập, ly khai ở các nước thân Mỹ hoặc trợ giúp cho chính quyền mà Mỹ coi là đối thủ, đối tượng tác chiến hoặc khi Nga sử dụng lực lượng, phương tiện quân sự trực tiếp tấn công các
mục tiêu của lực lượng mà Mỹ, đồng minh đang ra sức ủng hộ. Nga sẽ tiếp tục coi Mỹ là nhân tố cản trở những tham vọng của Nga; coi quân đội Mỹ và NATO là
đối tượng tác chiến của quân đội Ngạ Tuy nhiên, Mỹ, Nga vẫn tiếp tục hợp tác với Mỹđể giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh, hòa bình, ổn định trên thế
giới như chống phổ biến vũ khí hạt nhân, khủng bố quốc tế.
Trong kế hoạch chuyển trọng tâm sang châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ sẽ
tiếp tục triển khai chiến lược quân sự nhằm bao vây, kiềm chế Trung Quốc nên trên lĩnh vực an ninh, quan hệ Mỹ - Trung sẽ có những căng thẳng mớị Trung Quốc sẽ thường xuyên ngăn cản hoạt động trinh thám của hải quân và không quân Mỹ trên biển Đông. Do Trung Quốc tiếp tục có những hành động vi phạm luật pháp quốc tế, thách thức địa vị của Mỹở khu vực và biển Đông, Mỹ sẽ chủđộng yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế, đồng thời, tăng cường hợp tác quốc phòng – an ninh với các đồng minh, đối tác, nâng cấp các quan hệ hợp tác quốc phòng song phương, đa phương thông qua hợp tác chặt chẽ với Hàn Quốc, Nhật Bản; triển khai lực lượng và xây dựng căn cứ quân sự mới ở
Philippines, Thái Lan, Singapore; bán vũ khí trang bị cho một số nước trong khu vực, tăng cường ghé thăm với thời gian dài của các tàu quân sự tại Việt Nam, Indonesiạ
Châu Phi tiếp tục sẽ là địa bàn cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Chống khủng bố là một trong những thách thức lớn nhất mà châu Phi đang phải đối mặt vì tại đây có sào huyệt của các nhóm Hồi giáo cực đoan như Al-Shabab, Boko Haram... Chúng không chỉ muốn áp đặt luật Hồi giáo hà khắc trên khắp châu lục mà còn chống phá các chính quyền sở tại, chống phương Tây, truyền bá, kích
động, lôi kéo các phần tử thánh chiến trên toàn thế giới, âm mưu tiến hành các vụ
khủng bố nhằm vào các lợi ích của Mỹ và các nước đồng minh. Trước những nỗ
lực không hề nhỏ nhằm gia tăng hiện diện, ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Phi, ngoài các biện pháp kinh tế, ngoại giao, để cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ
sẽ triệt để sử dụng vấn đề chống khủng bố, lực lượng Hồi giáo cực đoan nhằm tăng cường hiện diện và ảnh hưởng của mình. Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp với Ethiopia, Kenya cũng như các quốc gia khác trong Liên minh châu Phi (AU) có các biện pháp mạnh tay hơn nữa trong cuộc chiến chống các nhóm phiến quân
Hồi giáo nhằm giành một chỗđứng vững chắc hơn trên bản đồ an ninh khu vực.
Tiểu kết Chương 3
Với sự thay đổi tư duy chiến lược quân sự từ năm 2001 đến năm 2015, các hoạt động quân sự của Mỹ trên toàn cầu đã tác động lớn đến nước Mỹ và tình hình an ninh, chính trị tại nhiều khu vực trên thế giớị
Đối với nước Mỹ, việc triển khai chiến lược quân sự toàn cầu từ năm 2001
đến năm 2015 tiếp tục giúp Mỹ khẳng định vị thế, quyền lực của một siêu cường mặc dù sức mạnh của Mỹ phần nào bị giảm sút. Mỹ cũng bước đầu đạt được các mục tiêu an ninh quốc gia như chống khủng bố, đối phó với nguy cơ phổ biến vũ
khí huỷ diệt hàng loạt, tăng cường an ninh cho đồng minh, đối tác... Trên lĩnh vực kinh tế, ngoài các tác động tích cực như đảm bảo môi trường phát triển tốt cho doanh nghiệp, tăng ngân sách quốc gia do xuất khẩu vũ khí, kiểm soát các khu vực khai thác và cung cấp dầu mỏ chiến lược, các hoạt động quân sự của Mỹ
phần nào trở thành gánh nặng cho ngân sách quốc gia, khiến tình hình kinh tế - tài chính Mỹ gặp nhiều khó khăn. Trong lĩnh vực đối ngoại, mặc dù còn một số khó khăn, vướng mắc nhưng nhìn chung, quá trình triển khai chiến lược quân sự toàn cầu, quan hệ quân sự giữa Mỹ với các nước đồng minh, đối tác tại các khu vực đã có bước phát triển mới, tích cực phục vụ cho việc đối phó với các mối đe doạ đối với an ninh quốc gia Mỹ; quan hệ giữa Mỹ và các đối thủ tiềm tàng như Nga, Trung Quốc, Triều Tiên có những căng thẳng nhất định.
Đối với khu vực Trung Á, Trung Đông – Bắc Phi, nơi Mỹ tập trung binh lực
để giải quyết hầu hết các thách thức đối với an ninh quốc gia, tình hình khu vực có biến chuyển mạnh mẽ sau một loạt hành động quân sự quy mô lớn của Mỹ và
đồng minh. Cục diện an ninh khu vực này biến chuyển theo hướng gia tăng tình trạng bất ổn, xung đột, khủng bố tràn lan; tình trạng chia cắt lãnh thổđã bắt đầu xuất hiện. Gắn với tình hình đó, Mỹđã xoay chuyển cục diện chính trị có lợi cho mình, ngăn cản sự gia tăng ảnh hưởng của các thế lực khu vực như Trung Quốc, Nga, Iran.
Trước các hoạt động quân sự của Mỹ như mở rộng NATO, thúc đẩy kế
hoạch phòng thủ tên lửa, cục diện an ninh, chính trị tại châu Âu cũng có nhiều thay đổị Ở một số thời điểm, các động thái quân sự của Mỹ và NATO là nguyên
nhân khiến cho tình hình an ninh châu Âu căng thẳng và làm nảy sinh mâu thuẫn giữa Mỹ và châu Âu cũng như mâu thuẫn nội bộ châu Âụ Mở rộng NATO và tăng cường hợp tác quốc phòng đã giúp Mỹ có được vai trò an ninh không thể
thay thế trong khu vực nhưng cũng đã khiến cho quan hệ Mỹ - Nga phát sinh mâu thuẫn không thể dung hoà.
Đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cục diện an ninh, chính trị cũng có những bước phát triển mới khi Mỹ từng bước triển khai chiến lược tăng cường hiện diện quân sự tại Đông Á. Sự hiện diện của Mỹ tại khu vực là nhân tố mới góp phần ngăn ngừa việc giải quyết tranh chấp chủ quyền bằng vũ lực, giúp cân bằng lực lượng, góp phần duy trì an ninh hàng hải trong khu vực. Tuy nhiên, tình hình an ninh khu vực có nhiều diễn biến phức tạp do các hoạt động quân sự của Mỹ diễn ra ở một số thời điểm nhạy cảm. Chính sách quân sự của Mỹ cũng khiến nhiều nước thực hiện chính sách quân sự cứng rắn, tăng cường mua sắm vũ khí trang bị, chạy đua vũ trang nhằm khẳng định vị thế và sức mạnh của mình.
Đối với Việt Nam, quá trình chuyển dịch quân sự của Mỹ vừa tạo ra những cơ hội để Việt Nam tăng cường nội lực và ngoại lực về quốc phòng - an ninh, vừa tạo ra những thách thức không nhỏ đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mớị
Tóm lại, với việc triển khai một loạt các hoạt động quân sự ở các quy mô, tầm mức khác nhau, chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến năm 2015 có tác động không nhỏđối với nước Mỹ và cục diện an ninh, chính trị các khu vực trọng yếu trên cả khía cạnh tích cực và tiêu cực. Đến lượt nó, những tác
động này sẽ có tác động trở lại, khiến cho Mỹ phải tiếp tục điều chỉnh phương pháp, mục tiêu, cách thức tiến hành các hoạt động quân sự cho phù hợp với tình hình và khả năng của nước Mỹ nhằm đạt được mục tiêu chiến lược lâu dàị
KẾT LUẬN
1. Với sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự vượt trội, Mỹ đã hoạch định và triển khai chiến lược quân sự toàn cầu nhằm tác động đến các chủ thể quan hệ
quốc tếđể giải quyết các thách thức quân sự, chi phối cục diện an ninh, quân sựở
từng khu vực và toàn cầu, góp phần phục vụ các mục tiêu an ninh quốc gia, thiết lập địa vị bá chủ của Mỹ trên thế giớị
2. Quá trình hoạch định, triển khai chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ chịu sự tác động, chi phối của các nhân tố sau:
2.1. Trong lịch sử chính sách quân sự của Mỹ qua các thời kỳ, chủ nghĩa Hiện thực và chủ nghĩa Tự do thường có những tác động đến tư duy chiến lược của giới lãnh đạo chính trị - quân sự. Trong khi tổng thống Bill Clinton nghiêng về quan điểm của chủ nghĩa tự do, tổng thống George W. Bush thiên về quan
điểm hiện thực, Tổng thống Obama có sự dung hoà giữa hai trường pháị Ngoài ra, trong tư duy của giới hoạch định chiến lược quân sự, Mỹ luôn là nước có trách nhiệm quốc tế đối với nhân loại, từ đó xác định Mỹ phải lãnh đạo thế giới trên lĩnh vực quân sự. Chính quyền Mỹ dưới thời tổng thống G.W. Bush và Barack Obama coi quân sự là yếu tố quan trọng giúp Mỹ can dự trên toàn cầu và tạo ra trật tự thế giới theo ý định của Mỹ, là phương tiện hiện thực hoá các lợi ích quốc gia Mỹ và là yếu tố quan trọng thúc đẩy, hỗ trợ kinh tế và ngoại giaọ
2.2. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình an ninh, chính trị thế giới, việc thực hiện chiến lược quân sự của chính quyền Clinton đã tỏ ra không mấy hiệu quả. Nước Mỹ đã quá chú tâm phát triển kinh tế, thực hiện các biện pháp thúc đẩy dân chủ, nhân quyền và chưa tích cực sử dụng quân sự để ngăn chặn các mối đe dọa đối với an ninh quốc giạ Trong bối cảnh đó, chính quyền của tổng thống G.W. Bush đã nhận thức rõ những mối đe doạ, thách thức đối với nước Mỹ. Theo đó, trên thế giới đã xuất hiện một số nước cạnh tranh sức mạnh với Mỹ là Nga, Trung Quốc, thậm chí trong một thời gian dài, một số quốc gia như Iran, Triều Tiên vẫn tiếp tục theo đuổi mục đích vũ khí hủy diệt hàng loạt. Mỹ cũng nhận định chủ nghĩa khủng bố, các xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, sự trỗi dậy của chủ nghĩa ly khai, tranh chấp không gian, biển đảo, xu hướng chạy đua
vũ trang đều là những nhân tốđe doạ đến tình hình an ninh của Mỹ và thế giới và tác động sâu sắc đến chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ.
2.3. Trên cơ sở xác định rõ lợi ích quốc gia, dựa trên vị thế siêu cường thế
giới về kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ và ảnh hưởng quốc tế, chính quyền của tổng thống G.W. Bush đã lựa chọn đúng thời điểm bước ngoặt để tạo ra những thay đổi đáng kể trong biện pháp triển khai chính sách quân sự của Mỹ. Khi Mỹđã có chỗđứng tương đối vững chắc ở Trung Đông – Bắc Phi, thế và lực của Mỹ có một số thay đổi nên chính quyền Obama đã xây dựng và triển khai chiến lược tái cân bằng tại châu Á – Thái Bình Dương.
2.4. Thực tế cho thấy tư duy quân sự của tổng thống G.W. Bush và tổng thống Barack Obama khá phù hợp với tôn chỉ mục đích của hai đảng tương ứng là
đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ. Đặc biệt, vai trò của nhóm lợi ích, nhất là lợi ích của các tập đoàn công nghiệp – quân sự đóng vai trò lớn trong sự phát triển của lực lượng quân sự Mỹ nói riêng và việc hoạch định đường hướng chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ nói chung.
3. Về nội dung và quá trình triển khai các hoạt động quân sự trên toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến năm 2015 cho thấy quân sự trở thành công cụ chủ đạo trong chiến lược toàn cầu của chính quyền Mỹ dưới thời tổng thống George W. Bush và là công cụ quan trọng trong quá trình hiện thực hoá các mục tiêu an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Obamạ Dù vị trí ưu tiên của quân sự trong các công cụ nhằm đảm bảo an ninh quốc gia Mỹ thế nào thì mục đích trong chiến lược quân sự của Mỹ cũng không hề thay đổi đó là nhằm góp phần bảo đảm lợi ích toàn cầu, thiết lập và duy trì trật tự thế giới có lợi cho Mỹ; ngăn ngừa các nước nổi lên thách thức địa vị lãnh đạo toàn cầu về quân sự của Mỹ; góp phần duy trì vị thế lãnh đạo của Mỹ trên thế giớị
Trên cơ sở xác định nhiệm vụ, địa bàn, đối tượng, phương pháp tác chiến, lực lượng quân sự Mỹđã kiên quyết và linh hoạt triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp đặt ra nhằm đạt được mục tiêu chiến lược lâu dàị Mỹ đã đạt được những thắng lợi trong cuộc chiến chống khủng bố, xác lập và duy trì ảnh hưởng chủđạo tại Nam Á, Trung Đông; tiếp tục bố trí lực lượng tại các vị trí then chốt nhằm sẵn sàng răn đe, đánh thắng các đối thủ tiềm tàng, góp phần duy trì an ninh
khu vực và an ninh quốc tế theo hướng có lợi cho Mỹ. Và hơn hết, quân đội Mỹ đã hoàn thành được nhiệm vụ quan trọng nhất là bảo vệ an toàn nước Mỹ. Tuy nhiên, việc Mỹ “sa lầy” trong cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq là thất bại quân sự lớn nhất của Mỹ trong những năm đầu thế kỷ XXI; đồng thời, gây ra những hậu quả nhất định về chính trị, kinh tế, ngoại giao và khiến cho kế hoạch cải cách quân sự Mỹ diễn ra chậm hơn so với dự kiến.
4. Việc triển khai các hoạt động quân sự toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến năm 2015 cho thấy những đặc điểm cố hữu trong chiến lược quân sự của nước này như tính chất cường quyền, phục vụ bá quyền toàn cầu, lấy an ninh quốc gia làm nền tảng… Tuy nhiên, qua hai đời tổng thống Mỹ, chiến lược quân sự của Mỹ có những thay đổi nhất định như sau:
Về địa bàn chiến lược, ngoài việc tiếp tục hiện diện quân sự và giữ vai trò chi phối cơ chế an ninh phòng thủ chung tại châu Âu, chính quyền Obama quan tâm nhiều hơn đến châu Á – Thái Bình Dương, từng bước tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực nàỵ
Về đối tượng chiến lược, chính quyền Obama đặc biệt quan tâm đến sự trỗi dậy của Nga và Trung Quốc; vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân, khủng bố quốc tế
vẫn được được Mỹ coi là nguy cơ đối với an ninh quân sự nhưng không phải là
ưu tiên của chính quyền Mỹ hiện naỵ
Về phương châm sử dụng sức mạnh trong chiến lược toàn cầu, công cụ quân sự từ vị trí số 1 dưới thời tổng thống G.W. Bush nay được coi là công cụ quan trọng và được chính quyền Obama sử dụng một cách thông minh, linh hoạt.
Về phương thức sử dụng lực lượng quân sự, nước Mỹ dưới thời tổng thống G.W. Bush nhấn mạnh tính đơn phương trong khi đặc điểm chủđạo trong chính sách quân sự của chính quyền của tổng thống Barack Obama là chú trọng đa phương, nhấn mạnh sự chia sẻ trách nhiệm của các đồng minh, đối tác.