Tư duy quân sự Mỹ

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 27 - 52)

1.1.2.1. Chủ nghĩa quốc tế Mỹ và vai trò lãnh đạo toàn cầu về quân sự

Mỹ là một siêu cường về kinh tế, quân sự và luôn duy trì chính sách ngoại giao nước lớn; mỗi sự thay đổi của Mỹ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại đều có ảnh hưởng toàn cầụ Với sức mạnh tổng hợp quốc gia đứng

đầu thế giới, Mỹ luôn tự coi mình là một quốc gia toàn cầụ Nhân tố Mỹ và lợi ích Mỹđã và đang có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giớị

Người Mỹ luôn cho rằng, Mỹ là một dân tộc của các dân tộc; đi đôi với sức mạnh của Mỹ là trách nhiệm lớn lao đối với cộng đồng quốc tế. Họ cũng luôn tự

hào về phương pháp, cách thức thúc đẩy tự do, dân chủ, tự do thương mại, phát triển vì một tương lai hòa bình, thịnh vượng. Người Mỹ cũng luôn tự hào do đi

đầu trong việc mở rộng tự do, dân chủ kiểu Mỹ ra khắp thế giớị

Không chỉ tuyên bố, người Mỹ “cam kết sẽ đi đầu bằng hành động” [18; tr.3]. Mỹ luôn sẵn sàng can thiệp để bảo vệ lợi ích toàn cầu cũng như chuẩn bị

tâm lý để đón nhận những thách thức và trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế

trong hàng loạt vấn đề như “đảm bảo hòa bình, thúc đẩy phát triển kinh tế, chiến

đấu chống nạn khủng bố và tội phạm quốc tế, giúp tránh được các cuộc khủng hoảng nhân đạo và cải thiện môi trường toàn cầu” [57; tr.11], giải trừ vũ khí hạt nhân, đảm bảo an ninh hàng hải, phòng chống dịch bệnh toàn cầu… Nước Mỹ

cũng đóng góp ngân sách rất lớn cho một loạt các cơ quan của Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tếđể thực hiện các hoạt động mang tính chất toàn cầụ

Như vậy, có thể thấy rằng chủ nghĩa quốc tế Mỹ nhấn mạnh vai trò của Mỹ

trong các vấn đề quốc tế, trong đó người Mỹ cho rằng họ có trách nhiệm lãnh đạo thế giới, chủ trì giải quyết các vấn đề quan trọng của thế giớị Vai trò lãnh đạo thế

giới của Mỹđược khẳng định trong nhiều văn kiện của chính phủ nước nàỵ Khi công bố Chiến lược an ninh quốc gia năm 2002, Tổng thống G. W. Bush khẳng

định: “Ngày nay, nhân loại nắm trong tay cơ hội phát huy chiến thắng của tự do trước tất cả các kẻ thù. Mỹ chào đón trách nhiệm lãnh đạo của mình trong việc

thế giới tốt đẹp hơn, an toàn hơn trong đó bảo đảm quyền tự do của con người, dân chủ và tự do kinh doanh. Mỹđã “lãnh đạo một liên minh quốc tế lật đổ chế độđộc tài của Iraq” [158; tr.5], “lựa chọn vai trò lãnh đạo thay cho chủ nghĩa biệt lập và theo đuổi các thị trường mở cửa, tự do và buôn bán bình đẳng thay cho chế độ bảo hộ nền công nghiệp trong nước” [158; tr.6].

Trên lĩnh vực quân sự, Mỹ khẳng định “không quốc gia nào được đặt vào vị

trí lãnh đạo tốt hơn nước Mỹ”, “Trong một thế kỷ mới mà đường đi của cả thế

giới chưa rõ ràng, nước Mỹ sẵn sàng lãnh đạo thêm một lần nữa”, “Nước Mỹ cần phải tiếp tục lại vai trò lãnh đạo thế giới của mình thông qua việc tạo dựng và phát huy các nguồn lực sức mạnh và ảnh hưởng” [159; tr.7]. Trong chiến lược quân sự quốc gia năm 2004, Mỹ cho rằng việc sử dụng lực lượng trong một cuộc chiến tranh nào đó chứng tỏ ý chí lãnh đạo của Mỹ và khuyến khích các nước khác giúp bảo vệ, duy trì và mở rộng hoà bình.

Đối với tổng thống George W. Bush và tổng thống Barack Obama, mục tiêu cơ bản của chính sách quân sự của Nhà Trắng vẫn là đưa nước Mỹ thích nghi với những tiến triển và duy trì vị thế lãnh đạo của Mỹ trên thế giới như là một siêu cường quân sự. Để thúc đẩy các ưu tiên an ninh quốc gia hàng đầu như chống phổ

biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống khủng bố, phát triển kinh tế, thúc đẩy dân chủ, hình thành một trật tự quốc tế theo ý tưởng của Mỹ, các nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng họ phải “duy trì ưu thế thông thường về quân sự, đồng thời nâng cao khả

năng đánh bại những nguy cơ phi đối xứng” [159; tr.5]. Quân đội Mỹ “sẽ tiếp tục làm trụ cột trong chính sách an ninh quốc gia và đảm nhận vai trò lãnh đạo thế

giớị Khi quân đội được sử dụng một cách thích hợp, an ninh và vai trò lãnh đạo của Mỹ sẽđược củng cố” [159; tr.18].

Với tiêu đề Duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ: Những ưu tiên về quốc phòng trong thế kỷ 21, Chiến lược quốc phòng năm 2012 dẫn lời khẳng định của ông Obama: “Trong một thế giới đang thay đổi đòi hỏi sự lãnh đạo của chúng ta, Mỹ sẽ vẫn là sức mạnh lớn nhất vì tự do và an ninh mà thế giới từng biết đến”, “Mỹđóng vai trò lãnh đạo trong việc thay đổi hệ thống quốc tế trong 65 năm qua” [168; tr.1]. Ông Leon Panetta - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng tuyên bố: “Tôi công bố đường lối chỉ đạo chiến lược mới đối với Bộ Quốc phòng để nêu rõ

những ưu tiên cho một nền quốc phòng thế kỷ XXI duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ” [168].

1.1.2.2. Nhận thức của Mỹ về vai trò, tầm quan trọng của quân sự

Trong tư duy của giới lãnh đạo Mỹ, quân sự là công cụ quan trọng và giữ vị

trí nền tảng trong thực thi chính sách đối ngoại nhằm góp phần thực hiện được những mục tiêu toàn cầu của nước nàỵ Một số tư tưởng nổi bật về quân sự gồm:

Thứ nhất, quân sự là yếu tố quan trọng giúp Mỹ can dự trên toàn cầu và tạo ra trật tự thế giới theo ý định của Mỹ.

Theo quan điểm của Mỹ, “can dự là sự tham gia tích cực của Mỹ vào các mối quan hệ ở nước ngoài”. Mỹ cũng nhận thấy rằng, chính sách cô lập, bao vây, cấm vận hầu như không phát huy được hiệu quả như Mỹ mong muốn. Thúc đẩy sự can dự quốc tế sẽ giúp cho Mỹ phát triển thịnh vượng trong một nền kinh tế

toàn cầu, đồng thời xây dựng thiện chí và các mối quan hệ phục vụ cho việc duy trì vai trò lãnh đạo của Mỹ. Nó cũng giúp truyền bá giá trị Mỹ và mở rộng tự do, dân chủ trên toàn thế giớị Chính vì thế, Mỹ muốn “tái can dự với thế giới trên cơ

sở toàn diện và bền vững” [157]. Những nước mà Mỹ tiến hành can dự gồm cả đồng minh và đối tác, các nước lớn có nhiều ảnh hưởng như Trung Quốc, Ấn Độ

và Nga, các đối tác mới từ châu Mỹđến châu Phi, từ Trung Đông đến Đông Nam Á. Để can dự tích cực vào các điểm nóng, các địa bàn có giá trị chiến lược, ngoài các biện pháp kinh tế, ngoại giao, truyền bá giá trị dân chủ, Mỹ còn dựa vào đội quân hùng hậu của mình có mặt trên tất cả các châu lục với vũ khí, trang bị, phương tiện hiện đại, hệ thống tên lửa và hạt nhân chiến lược rộng khắp, khả năng triển khai quân nhanh chóng cùng với sự hậu thuẫn của các liên minh và những mối quan hệ sẵn sàng “chia sẻ” gánh nặng nếu Mỹ yêu cầụ

Trong nhận thức và thực tiễn triển khai chiến lược an ninh quốc gia Mỹ, quân sự là nhân tố quan trọng hàng đầu, giữ vai trò chi phối và được ưu tiên sử

dụng khi các công cụ khác như kinh tế, ngoại giao không phát huy được hiệu quả. Thậm chí, để bảo vệ tối đa lợi ích quốc gia và tạo dựng trật tự thế giới kiểu Mỹ, Mỹ sẽ lựa chọn hành động quân sự, thậm chí sẵn sàng đơn phương tiến hành hoạt

động quân sự nhằm bảo đảm các lợi ích cơ bản, lâu dài của Mỹ và giá trị Mỹ. Đối với Mỹ, sức mạnh quân sự luôn là công cụ quan trọng hàng đầu được tính đến

trong chính trị quốc tế và là yếu tố then chốt trong chiến tranh và có tính chất răn

đe khi không có chiến tranh.

Sức mạnh quân sự vượt trội là điều kiện giúp Mỹ răn đe, kiềm chế các đối thủ, ép buộc các nước phải tuân thủ các quy tắc quốc tế do Mỹ đặt ra, hoặc sẽ

phải hứng chịu các hậu quả, trong đó có cả sự bao vây, cấm vận mà Mỹ khởi xướng. Sức mạnh quân sự sẽ giúp giải quyết bất đồng giữa Mỹ và những quốc gia, tổ chức chống Mỹ, tạo dựng các liên minh, củng cố quan hệ với các đồng minh thân cận như Anh, Pháp, Đức; hỗ trợ các nước chống chủ nghĩa cực đoan, bạo lực và phổ biến vũ khí hạt nhân.

Quân sự còn là công cụ để Mỹ sử dụng trong việc “thực thi luật pháp quốc tế”, “can dự vào hệ thống Liên Hợp Quốc trên một cơ sở đặc biệt” [157] từ biện pháp trừng phạt cho đến việc cô lập, cấm vận nhằm thay đổi cách ứng xử của những đối thủ mà Mỹ xem là các quốc gia thách thức hay phá hoại một trật tự

quốc tế do Mỹ chi phốị Từ năm 1991 đến 2011, thế giới đã liên tiếp chứng kiến các cuộc chiến tranh công nghệ cao do Mỹ tiến hành ở Iraq, Nam Tư, Afghanistan, Libya nhằm khuất phục các nước khác bằng cây gậy “chỉ huy thế

giới”, “tiêu diệt chế độ độc tài và thúc đẩy dân chủ hiệu quả” [159], thay đổi chính quyền không thân Mỹ, chống đối Mỹ, đồng thời, răn đe mọi thế lực, mọi quốc gia không theo Mỹ, chứng minh cho thế giới biết khả năng quân sự vượt trội của Mỹ và sức mạnh vô địch của Mỹ. Chiến tranh là phương thức giải quyết mâu thuẫn giữa Mỹ và các quốc gia khác khi không còn cách giải quyết nào khác. Thông qua chiến tranh, Mỹ ngầm cảnh báo với thế giới rằng: Đi theo Mỹ là con

đường tồn tại và phát triển, chống Mỹ là con đường sẽ bị diệt vong.

Thứ hai, quân sự là phương tiện hiện thực hoá các lợi ích toàn cầu của Mỹ. Các lợi ích quốc gia Mỹ được chia làm ba loại: (1) Các lợi ích mang tính sống còn, có tầm quan trọng to lớn liên quan đến an ninh của lãnh thổ Mỹ và của các đồng minh, sự an toàn của công dân Mỹ ở trong cũng như ngoài nước, sự

thịnh vượng về kinh tế của Mỹ; (2) Các lợi ích quốc gia quan trọng gồm các khu vực mà Mỹ có quyền lợi kinh tế lớn hoặc cam kết đối với đồng minh, việc bảo vệ

môi trường toàn cầu và các cuộc khủng hoảng có khả năng tạo nên dòng người tị

đến những rủi ro, những thảm hoạ thiên tai, những vấn đề mang tính nhân đạo và những vi phạm về giá trị, lối sống theo quan điểm Mỹ diễn ra trên thế giớị Mỹ

cũng xác định, hiện nay Mỹđang đối mặt với một loạt các mối đe doạ rộng khắp và nguy hiểm. Các thách thức truyền thống, bất quy tắc, thảm họa yêu cầu lực lượng vũ trang Mỹ phải điều chỉnh nhanh chóng và chính xác để thay đổi và chặn trước các nguy cơđang nổi lên [143; tr.4].

Trên cơ sở xác định rõ các lợi ích quốc gia và những mối de dọa đối với các lợi ích đó, Mỹ vạch ra chính sách nhằm bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích chiến lược của Mỹ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh ở cả trong và ngoài nước. Việc bảo vệ những lợi ích này giúp Mỹ duy trì vị trí siêu cường duy nhất trong một thế

giới có nhiều trung tâm quyền lực nổi lên cạnh tranh nhau gay gắt. Các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹđều xác định kế hoạch của quốc gia trong việc phối hợp sử dụng tất cả các công cụ của sức mạnh nhà nước – phi quân sự cũng như quân sự - nhằm theo đuổi các mục tiêu phòng vệ và thúc đẩy lợi ích an ninh quốc giạ Chiến lược quân sự là nhằm đạt được mục tiêu an ninh và quân sự thông qua việc sử dụng công cụ quân sự. Nó mang lại những phương tiện có hiệu quả để hoàn thành các mục tiêu cho chiến lược an ninh quốc gia đề ra [45; tr.32]. Thực tế cho thấy Tổng thống G. W. Bush ưu tiên sử dụng sức mạnh quân sự còn đối với Tổng thống Obama, việc sử dụng sức mạnh cứng ở Afghanistan và Pakistan cũng không khác lắm so với người tiền nhiệm. Hay trong vấn đề vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) thì quân đội Mỹ được coi là công cụ thích hợp để đảm bảo cho thế

giới an toàn hơn với WMD, đánh bại bất cứ đối thủ nào đe dọa sử dụng WMD, giảm thiểu tác hại do WMD gây ra, ngăn cản các cuộc tiến công bằng WMD trong tương lai… [144; tr.5]. Trong những trường hợp này, sức mạnh cứng đi trước sức mạnh mềm. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã từng miêu tả chiến lược của mình trong bài điều trần trước Quốc hội với nguyên tắc “3D”: quốc phòng (defense), chính sách ngoại giao (diplomacy) và phát triển (development) - theo

đúng thứ tự như vậỵ Có thể nhận thấy, để bảo vệ những lợi ích sống còn, quan trọng cũng như các lợi ích khác, dù đảng nào lên cầm quyền thì chính sách chung của Mỹđều ưu tiên (khi cần thiết và thích hợp) sử dụng sức mạnh quân sự một cách đơn phương và kiên quyết ngăn chặn một cách hiệu quả, kịp thời sự xâm

phạm các lợi ích đó.

Thứ ba, quân sự là nhân tố thúc đẩy, hỗ trợ kinh tế và ngoại giaọ

Lợi ích quốc gia cơ bản nhất trong quan hệ quốc tế là lợi ích kinh tế, trong

đó an ninh và sự thịnh vượng của Mỹ là hai vấn đề không thể tách rờị Trong thời kỳ hoà bình, lực lượng quân sự hùng mạnh là hậu thuẫn vững chắc để giữ gìn lợi ích kinh tế của Mỹở hải ngoại; “ khi nổ ra khủng hoảng và chiến tranh, Mỹ cần theo nguyên tắc của buôn bán mà hoạch định chiến lược quân sự, nghiên cứu hiệu quả, lợi ích của chiến tranh, sau đó mới quyết định nên hay không nên xuất binh” [6; tr.46].

Để đảm bảo kinh tế là “ngọn nguồn sức mạnh quyền lực của nước Mỹ” [157], quân sự phải tạo ra môi trường thuận lợi nhất nhằm thúc đẩy thị trường tự

do, khuyến khích các nước mở cửa hơn. Một lực lượng quân sự mạnh sẽ tạo môi trường phát triển và bảo vệ tốt thành quả kinh tế. Lực lượng quân sự Mỹ phải đảm bảo an toàn cho nước Mỹ, bảo vệ cơ sở hạ tầng của Mỹ và người dân Mỹ. Quân sự sẽ phải đối phó và giải quyết thành công các nguy cơ mà nước Mỹ phải đối mặt, chẳng hạn như khủng bố. Như vậy, có thể thấy rằng yếu tố quân sự có mối quan hệ chặt chẽ với yếu tố kinh tế trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ, trong

đó, quân sự là nhân tố bảo đảm và tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế còn kinh tế vừa là cơ sở cho sức mạnh quân sự, vừa là mục tiêu, động lực của hoạt động quân sự.

Không chỉđóng vai trò là nhân tố quan trọng thúc đẩy, hỗ trợ kinh tế, quân sự

còn là nhân tố rất quan trọng đối với ngoại giaọ Sức mạnh quân sự là yếu tố răn đe, hỗ trợ thực hiện các mục tiêu ngoại giao Mỹở nước ngoài, nhất là các chuẩn mực về dân chủ, nhân quyền kiểu Mỹ. Quân sự có thể tạo ra “thế” và điều kiện “cần” để

ngoại giao mặc cả trên bàn đàm phán do quân sự tạo ra sức mạnh có tính chất răn

đe, kiềm chế. Sức mạnh quân sự của Mỹ khiến các đối thủ, thậm chí đồng minh,

đối tác phải e ngại, cân nhắc trước khi có bất cứ quyết định nào liên quan đến lợi ích hoặc gây ảnh hưởng đến vị thế của Mỹ. Đây chính là cơ sởđể Mỹ có thể áp đặt, thậm chí ép buộc các nước khác thực hiện theo ý đồ của mình.

Hoạt động đối ngoại quân sự của quân đội Mỹ là một bộ phận trong hoạt

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 27 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)