Về trọng tâm chiến lược quân sự của Mỹ

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 147 - 148)

Trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama, tầm quan trọng của cuộc chiến chống khủng bố tại Trung Đông đang giảm đi, nhưng khu vực này vẫn là khu vực trọng điểm để Mỹ triển khai hành động quân sự và ở một chừng mực nhất định,

điều này sẽ ràng buộc tiến độ chuyển dịch trọng tâm của chiến lược của Mỹ sang châu Á – Thái Bình Dương.

Trong khoảng 10 năm tới, Mỹ sẽ vẫn tập trung vào Trung Đông do các điểm nóng như Iran, Syria khó có thể giải quyết trong thời gian ngắn cộng thêm tình hình Afghanistan, Iraq vẫn còn nhiều bất ổn. Mỹ sẽ tiếp tục duy trì lực lượng quân sự tại Trung Đông – Bắc Phi để giải quyết các vấn đề an ninh, duy trì vị thế để cạnh tranh, đẩy lùi ảnh hưởng của Nga, Trung Quốc.

Do sự thiếu quyết liệt trong các hoạt động quân sự của Mỹ cũng như liên minh chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo nhằm tiêu diệt lực lượng IS, tình hình an ninh tại Trung Đông – Bắc Phi sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Mỹ dường như đang chờđợi thời cơ mới để lợi dụng chống khủng bố nhằm thực hiện chiến lược

Đại Trung Đông, vẽ lại bản đồ một số quốc gia trong khu vực. Để hạn chế ảnh hưởng của Nga, Iran, Mỹ sẽ tiếp tục hướng mũi nhọn vào Syria, thông qua sự

phát triển của IS để làm suy yếu nước nàỵ Khi IS phát triển đến giới hạn và có thời cơ thuận lợi, Mỹ sẽ tiếp tục giương cao ngọn cờ chống khủng bố quốc tế để

can thiệp quân sự vào Syriạ Khi đó, cục diện an ninh, chính trị tại Trung Đông sẽ

ngày càng nghiêm trọng hoặc thậm chí sẽ xuất hiện một số cuộc chiến tranh trong

đó Mỹ hoặc một lực lượng do Mỹủy nhiệm là bên tham gia chính. Tuy nhiên, Nga sẽ tìm mọi cách can thiệp, cản trở các hành động quân sự của Mỹ vì Syria là một trong những đồng minh quan trọng và hiếm hoi của Nga ở Trung Đông. Các cuộc

không kích, tấn công bằng tên lửa hành trình của Nga vào mục tiêu IS tại Syria sẽ

tiếp tục được tăng cường và rất có thể sẽ mở rộng sang Iraq.

Hiện nay, chính quyền Mỹ đang tiến hành điều chỉnh chiến lược quân sự

theo hướng tăng cường sự hiện diện tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, triệt tiêu ảnh hưởng của các nước lớn mới nổi để tăng khả năng kiểm soát đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, góp phần duy trì địa vị lãnh đạo toàn cầu của mình. Tuy nhiên, những hoạt động quân sự quy mô nhỏ của Mỹ ở khu vực này cho thấy, mặc dù khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực quan trọng nhất trong chiến lược toàn cầu của Mỹ nhưng hoàn toàn không phải là khu vực cấp thiết nhất. Do đang tập trung các nguồn lực quân sự tại Trung Á, Trung Đông nên Mỹ vẫn chưa xây dựng được một kế hoạch quân sự cụ thể, toàn diện ở châu Á – Thái Bình Dương. Tiến trình dịch chuyển trọng tâm chiến lược sang phía Đông của Mỹ sẽ rất chậm chạp. Mỹ khó có thể trở thành nước có vai trò chủ đạo về

quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương nếu thiếu các hành động quân sự mạnh mẽ

và cương quyết.

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 147 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)