Tác động đến việc thực hiện các mục tiêu an ninh quốc gia Mỹ

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 102 - 107)

3.1.2.1. Đối với mục tiêu chống khủng bố quốc tế

Chủ nghĩa khủng bố quốc tế được Mỹ xem như là một trong những mối đe dọa chủ yếu đối với an ninh quốc gia và an ninh thế giớị Mục tiêu chống khủng bốđã làm thay đổi mối quan tâm an ninh của Mỹ, làm cho chủ nghĩa khủng bố và vấn đề liên quan như việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt lần đầu tiên được nâng lên thành mối đe dọa hàng đầu đối với Mỹ. Trải qua gần 15 năm chống khủng bố, Mỹđã triển khai nhiều hoạt động quân sựở các quy mô khác nhau và ở

mức độ nhất định, nước Mỹ đã giành được thắng lợi ban đầu trong cuộc chiến chống khủng bố. Mỹ đã tấn công Afghanistan, Iraq, lật đổ các chế độ ủng hộ

khủng bố; tiến hành hàng loạt các cuộc truy quét, tiêu diệt tàn quân Taliban, lực lượng Al-Qaedạ Nhiều nhân vật cao cấp của Al-Qaeda đã bị tiêu diệt như trùm khủng bố Abu Musab Al-Zarqawi (2006), trùm khủng bố Osama bin Laden (2011), Anwar Al-Awlaki – chỉ huy Al-Qaeda ở bán đảo Arab (2011), bắt giữ

nhiều thành viên cấp cao của các tổ chức khủng bố. Mỹ và đồng minh đã phá vỡ

nhiều âm mưu khủng bố nhằm vào phương Tâỵ Tổ chức Al-Qaeda và Taliban đã mất “thiên đường” ẩn náu, phải phân tán, tránh cuộc tấn công, truy lùng ráo riết của Mỹ và đồng minh. Đặc biệt, Mỹ nhận định sau khi tiêu diệt Bin Laden, “Al- Qaeda dần suy yếu, từng bước mất đi sự thống nhất và mất dần ảnh hưởng trong

những năm tới” [125; tr.4]. Cùng với việc tiêu diệt Bin Laden, Mỹ đã giảm lực lượng trên chiến tuyến chống khủng bố. Ngoài ra, các cuộc không kích các mục tiêu IS của liên quân do Mỹ dẫn đầu thực hiện đã đem lại hiệu quả nhất định, như

giải cứu được đáng kể những người dân Yazidi bị IS vây hãm, gây thiệt hại về

người và của cho IS (đặc biệt là triệt phá được nhiều cơ sở dầu mỏ của IS), góp phần làm chậm đà tiến của IS, hỗ trợ quân đội Iraq và dân quân người Kurd tái chiếm nhiều vị trí quan trọng.

Bên cạnh đó, Mỹ đã thay đổi tổ chức, bộ máy chính phủ và quân đội như

thành lập Bộ An ninh nội địa, Bộ chỉ huy miền Bắc, Giám đốc tình báo quốc gia, mở ra sự điều chỉnh cơ cấu với quy mô lớn nhất của quân đội Mỹ kể từ nửa thế kỷ

quạ Các hoạt động này của Mỹđã góp phần tăng cường an ninh nội địa Mỹ, bảo

đảm cho nước Mỹ an toàn trước hoạt động khủng bố.

Mặc dù vậy, trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế, mặc dù đã lật đổ được các chế độ mà Mỹ cho là ủng hộ khủng bố, tiêu diệt nhiều lãnh đạo cao cấp của các tổ chức khủng bố nhưng Mỹ đã không ngăn chặn được sự phát triển và các cuộc tấn công khủng bố tại chính những quốc gia mà Mỹđang tích cực hỗ trợ

về quân sự và an ninh, thậm chí là các quốc gia đồng minh NATỌ Lực lượng khủng bố đã tấn công ở nhiều nơi như Afghanistan, Iraq, Ai Cập, Indonesia, Israel, Jordan, Maroc, Pakistan, Nga, Arab Saudi, Tây Ban Nha, Anh, Pháp…

Đáng lưu ý, các hoạt động chiến tranh và quân sự của Mỹ tại Afghanistan và Iraq bị các phần tử khủng bố lợi dụng để đẩy mạnh là các hoạt động cực đoan, từ đó khiến cho chủ nghĩa khủng bố tiếp tục nổi lên ở Trung Đông, Trung Á, trong đó vành đai Afghanistan-Pakistan vẫn tiếp tục là tâm điểm của chủ nghĩa khủng bố

xuyên quốc giạ Không những thế, những quốc gia đã từng trong tình trạng ổn

định như Libya, Iraq và Syria đã nổi lên như những trung tâm khủng bố mớị Một số nhà nước như Syria, Pakistan tiếp tục trở thành nơi ẩn náu của lực lượng khủng bố, Iran vẫn tiếp tục ủng hộ các cuộc tấn công trong tương lai ở Mỹ hoặc chống lại các lợi ích của đồng minh Mỹ ở nước ngoàị Ngoài ra, những chính sách không phù hợp và không hiệu quả của các chính quyền mới được Mỹ hậu thuẫn lại làm bùng phát một loạt những vụ bạo lực, tội phạm. Sự ủng hộ ngầm và công khai của Mỹ, phương Tây đối với các lực lượng đối lập ở các quốc gia Trung

Đông cũng đã không làm cho chủ nghĩa khủng bố yếu đi mà còn tạo cho chủ

nghĩa khủng bố một diện mạo mớị

3.1.2.2. Đối với mục tiêu phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt

Cuộc đấu tranh phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt cũng như

các công nghệ sản xuất và các phương tiện vận chuyển các loại vũ khí này được Mỹ coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại và quân sự. Đồng thời, tính thời sự của vấn đề phổ biến các loại vũ khí hạt nhân, sinh học, hóa học và phóng xạ (đặc biệt là nếu các loại vũ khí này rơi vào tay của các nhóm khủng bố) được Mỹ dự báo không chỉ trong giai đoạn hiện nay, mà còn cả trong tương lai gần. Đểđạt được mục tiêu của mình, Mỹ sẵn sàng, tích cực sử

dụng tất cả các biện pháp tác động bằng sức mạnh, kinh tế, chính trị - ngoại giao

để làm giảm mối đe dọa nàỵ

Với mục đích bảo vệ các lực lượng quân sự và lãnh thổ của Mỹ, đồng minh trước các cuộc tấn công bằng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, Mỹđã đẩy mạnh xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương. Các hệ thống phòng thủ tên lửa cấp chiến lược và chiến trường đã giúp Mỹ tăng cường khả năng bảo vệ các mục tiêu ở cả trong và ngoài lãnh thổ Mỹ. Mỹ cũng tuyên bố sẽ chủđộng sử dụng biện pháp quân sự trước khi các cuộc tấn công hạt nhân của kẻ thù diễn ra nhằm răn đe các đối thủ muốn sử dụng vũ khí hạt nhân để

chống Mỹ.

Để phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, Mỹ cũng đã kết hợp chặt chẽ giữa răn đe quân sự với các nỗ lực ngoại giao quốc tế, phối hợp với các

đồng minh và đối tác khu vực then chốt trong đó Mỹ giữ vai trò chủđạọ Tháng 5/2003, chính phủ Mỹ đã triển khai Sáng kiến an ninh chống phổ biến vũ khí (PSI). Khoảng 100 quốc gia đã bày tỏ sự ủng hộ sáng kiến này; đến năm 2008, chương trình PSI đã “tổ chức hơn 30 cuộc diễn tập chống phổ biến vũ khí huỷ

diệt hàng loạt với sự tham gia của hơn 70 nước” [105; tr.262]. Sáng kiến đã đạt

được nhiều thành công trong việc ngăn chặn vận chuyển lậu vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Bên cạnh đó, việc Bộ Quốc phòng Mỹ tiếp tục thực hiện chương trình Hợp tác giảm thiểu mối đe doạ (CTR) nhằm góp phần nâng cao khả năng đảm bảo an toàn, ngăn chặn sự phổ biến nguyên liệu, công nghệ và cơ sở chế tạo vũ khí huỷ

diệt hàng loạt của các nước thừa hưởng kho vũ khí huỷ diệt hàng loạt từ Liên Xô và các nước khác. Tháng 4/2010, Mỹ và Nga đã ký kết Hiệp ước START mới thay thế cho Hiệp ước START I hết hạn từ tháng 12/2009. Mỹ cũng đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh về an ninh hạt nhân thế giới với sự tham dự của 47 quốc gia nhằm kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong việc ngăn chặn các lực lượng khủng bố sở hữu vũ khí hạt nhân… Tháng 7/2015, Iran và nhóm 6 cường quốc thế giới đã đạt được thỏa thuận hạt nhân sau hơn một thập kỷ đàm phán. Việc đạt được thỏa thuận là chiến thắng lớn về chính sách đối với Tổng thống Mỹ

Barack Obamạ

Nhìn chung, từ năm 2001 đến năm 2015, Mỹ tiếp tục có nhiều hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao, quân sự nhằm ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hạt nhân nhưng những nỗ lực quân sự của Mỹ dường như tỏ ra không mấy hiệu quả. Mỹ

không thể ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Triều Tiên và nước này đạt được nhiều thành tựu trong chế tạo vũ khí hạt nhân. Kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là mối lo ngại về an ninh của Mỹ cũng như hai đồng minh của Mỹở châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong một thời gian khá dài với nhiều công sức, nỗ lực quân sự, kinh tế, ngoại giao, Mỹđã không ngăn chặn được chương trình hạt nhân

đầy tham vọng của Iran.

3.1.2.3. Đối với mục tiêu thiết lập địa vị chủđạo của Mỹ tại các khu vực

Đối với Mỹ, khu vực Trung Á, Trung Đông - Bắc Phi là một phần của chiến lược toàn cầu nhằm cải tạo nền văn minh Hồi giáo, chèn ép không gian chiến lược Nga và kiềm chế Trung Quốc trong đề án Đại Trung Đông của Mỹ. Để đạt được các mục tiêu chiến lược, Mỹ áp dụng nhiều phương pháp khác nhau đối với mỗi nước. Đối với các nước đồng minh, khi vai trò của các nhân vật thân Mỹ không còn nữa hoặc kém hiệu quả Mỹ sẵn sàng ủng hộ phe biểu tình để xây dựng một chính quyền mới thân Mỹ hơn. Còn khi chính quyền ở quốc gia này vẫn còn đáp

ứng được lợi ích của Mỹ thì Mỹ tìm mọi cách giữ vững họ, trong đó trường hợp của Ai Cập và Bahrain.. là những ví dụđiển hình. Mỹ cũng không ngần ngại phát

động các cuộc chiến tranh nhằm vào những chính quyền chống lại Mỹ hoặc tỏ

thái độ thù địch với Mỹ thông qua các cuộc chiến tranh do Mỹ trực tiếp tham gia như cuộc chiến Afghanistan, Iraq, hoặc thông qua NATO để chống lại Libya hay

thông qua cuộc chiến ủy nhiệm như ở Syria nhằm chống lại chính quyền mà bấy lâu nay Mỹ vẫn coi là quốc gia tài trợ cho khủng bố và sở hữu vũ khí hóa học.

Đến nay, mục tiêu chiến lược của Mỹ ở khu vực Đại Trung Đông đã đạt

được những kết quả theo đúng ý đồ của giới lãnh đạo Mỹ. Sự thành công của các hoạt động quân sự cấp chiến dịch, chiến lược của Mỹ tại Afghanistan, Iraq, Libya cộng với kết quả của phong trào “Mùa xuân A-rập” không những giúp Mỹ từng bước đẩy lùi ảnh hưởng của Nga, Trung Quốc ở một số quốc gia trong khu vực, mà còn là một bước tiến lại gần hơn mục tiêu Iran. Mỹđã thay thế chính quyền và vẫn giữđược đồng minh Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyẹ

Kế thừa những thành quả về quân sự và an ninh đã đạt được tại Trung Đông, chính quyền của Tổng thống Obama tiến hành điều chỉnh chiến lược quân sự của Mỹ nhằm mục đích xoay chuyển cục diện bất lợi trong cuộc chiến chống khủng bố, chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, có thể nói đến năm 2015, Mỹ chưa thiết lập được vị thế chủđạo ở khu vực này bởi khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực quan trọng nhất trong chiến lược toàn cầu của Mỹ hiện nay, nhưng hoàn toàn không phải là khu vực cấp thiết nhất. Tầm quan trọng của cuộc chiến chống khủng bố tại Trung Đông đang giảm đi, nhưng khu vực này vẫn là khu vực trọng điểm để Mỹ triển khai hành

động quân sự. Ở một chừng mực nhất định, điều này sẽ ràng buộc tiến độ chuyển dịch trọng tâm của chiến lược của Mỹ sang phía Đông.

3.1.2.4. Đối với mục tiêu tăng cường an ninh cho đồng minh, đối tác

Quá trình Mỹ triển khai hoạt động quân sự khắp toàn cầu đã giúp nước này từng bước đạt được mục tiêu tăng cường củng cố và phát triển các quan hệ đối tác, thúc đẩy sức mạnh của các liên minh và đối tác nhằm đối phó với các thách thức lớn và đáp ứng các cơ hội mớị

Để ngăn chặn và kiềm chế các cuộc xung đột vũ trang tiềm tàng ở nước ngoài, lực lượng vũ trang Mỹđã được triển khai khắp nơi trên thế giới, sẵn sàng tham gia vào các chiến dịch quy mô lớn và các chiến dịch hạn chế, cũng như

chuẩn bị lực lượng, phương tiện đểđối phó và đập tan các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ. Thông qua hàng loạt cuộc diễn tập đa phương và song phương trên biển với các đối tác tại châu Âu, châu Á; trợ giúp các đối tác đối phó với các

sự kiện bất ngờ và trợ giúp nhân đạo; cung cấp vũ khí trang bị cho các nước đồng minh, Mỹđã góp phần tạo ra những điều kiện cần thiết để các đối tác, đồng minh bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc giạ Đặc biệt, tại Afghanistan và Iraq, lực lượng vũ trang Mỹ đã tham gia vào các quá trình duy trì ổn định, tiến hành các chiến dịch chống lại các tổ chức khủng bố Al-Qaeda và các nhóm vũ trang, lực lượng

ủng hộ tổ chức này trên lãnh thổ của các quốc gia khác, trong đó có Pakistan. Mỹ

tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đồng minh NATO trong cuộc chiến chống lại các tay súng IS cũng như giải quyết các thách thức tại Libyạ

Mỹđang tiếp tục đạt được một số tiến bộ trong hỗ trợ tăng cường sức mạnh phòng thủ cho các nước trong khu vực bằng cách hợp tác với Nhật Bản và Hàn Quốc về công nghệ phòng thủ tên lửa, thúc đẩy vai trò, nhiệm vụ và khả năng với Nhật Bản và đạt được tiến bộ trong quá trình chuyển giao việc quản lý tác chiến do Hàn Quốc lãnh đạọ Mỹ cũng đã giúp một sốđồng minh, đối tác ở Đông Nam Á tăng cường năng lực quốc phòng thông qua cung cấp vũ khí trang bị, huấn luyện quân sự, tập trận chung với các nước như Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesiạ

Việc Mỹ đã trao quy chế đồng minh ngoài NATO cho các nước New Zealand, Bahrain (2002), Philippines, Thái Lan (2003), Pakistan (2004), Afghanistan, Tunisia (2015) giúp cho các đồng minh chính ngoài NATO đủ điều kiện và được ưu tiên khi mua bán các vật liệu quân sự, được sở hữu vũ khí hạng nặng của Mỹ, tham gia chương trình nghiên cứu và phát triển quốc phòng, nhận khoản vay bảo đảm từ Mỹ. Đây là điều kiện tốt để các nước này tăng cường hiện

đại hoá quân đội và củng cố sức mạnh quốc giạ

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 102 - 107)