Điều chỉnh bố trí lực lượng quân sự ởn ước ngoài

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 77 - 81)

vực Tây Âu và Đông Bắc Á. Lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố, đặc biệt sau cuộc chiến Afghanistan và Iraq, Mỹđã nhanh chóng tiến hành điều chỉnh việc bố

trí căn cứ quân sự nhằm tăng cường sức mạnh quân sự và thực hiện chiến lược

đánh đòn phủđầu đối với các nước và các thế lực mà Mỹ cho là thù địch. Đỉnh

điểm, tháng 11/2008, Mỹ bố trí 165.000 quân tại Iraq (tháng 3/2003, khi tiến hành chiến tranh chỉ có 94.000 quân); tháng 5/2011, Mỹ có 100.000 quân ở

Afghanistan (tháng 2/2005, khi tiến hành các chiến dịch bình định Mỹ chỉ triển khai 20.000 quân) [131; tr.9]. Ngày 8/6/2013, tổng thống Afghanistan tuyên bố sẽ

nhường cho Mỹ quyền tiếp tục sử dụng 9 căn cứ quân sự trên lãnh thổ nước này

để bảo đảm an ninh cho chính quyền sở tại [68; tr.67]. Mặc dù, lực lượng quân sự

Mỹđã rút khỏi Afghanistan nhưng Mỹ vẫn duy trì sự có mặt quân sự tại nước này dưới nhiều hình thức khác nhaụ Đồng thời, để đảm bảo sự có mặt của quân đội Mỹ trên khắp thế giới, Mỹđã lập ra các trung tâm hợp tác an ninh ở hơn 100 nước nhằm phục vụ cho cuộc chiến chống khủng bố, chống buôn lậu vũ khí và ma tuý, chống di dân bất hợp pháp... [112; tr.26]. Với các căn cứ quân sự linh hoạt như

vậy, Mỹ tiếp tục có điều kiện can thiệp vào các vấn đề toàn cầu, bảo đảm lợi ích của mình.

Việc điều chỉnh lực lượng quân sự của Mỹ trên thế giới diễn ra thường xuyên, liên tục nhưng diễn ra mạnh nhất là từ khi ông Obama trở thành tổng thống Mỹ5. Việc chính quyền Obama tổ chức lại các căn cứ quân sự trên toàn cầu là do các nguyên nhân như: Tiến trình cắt giảm lực lượng của quân đội Mỹ mới thực hiện được nửa chặng đường; tình hình chính trường ở khu vực châu Âu và Trung Á, Trung Đông đang có những thay đổi mạnh mẽ; quan hệ giữa Mỹ với Hàn Quốc, Nhật Bản và nhiều đồng minh khác đang có những biến chuyển không có lợi cho việc đóng quân của Mỹ.

Tại thời điểm năm 2010, quân đội Mỹ có mặt tại khoảng 90 quốc gia và vùng lãnh thổ với 870 căn cứ quân sự, tập trung chủ yếu ở các nước Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Iraq, Afghanistan, Kuwait (xem thêm Phụ lục 2). Hiện nay, Mỹ

5 Sau khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã quyết định chuyển nhiệm vụ của quân đội Mỹ tại Iraq từ chiến

đấu sang trợ giúp và cố vấn, giảm quân số từ 141.000 người (tháng 3/2009) xuống khoảng 50.000 người (tháng 9/2010). Hiệp định an ninh giữa Mỹ và Afghanistan yêu cầu Mỹ phải rút quân trước 31/12/2011. Đối với lực lượng quân sự Mỹ tại Iraq, do áp lực phải đảm bảo an ninh nên quân sốở đây tăng từ 20.000 quân (tháng 11/2009) lên 98.000 quân (tháng 9/2010) [131; tr.10].

đang điều chỉnh thế trận quốc phòng tại khu vực theo hướng tập trung nhiều hơn vào phân bổ theo địa lý, từng bước cơ cấu lại lực lượng ở châu Âu - Đại Tây Dương và châu Á - Thái Bình Dương theo hướng giảm bớt lực lượng ở châu Âu -

Đại Tây Dương, tăng thêm lực lượng ở châu Á - Thái Bình Dương. Quân Mỹở

châu Âu - Đại Tây Dương từ 321.000 quân năm 1990 đến 2003 chỉ còn 116.000 quân, trong đó có 14.000 quân của Hạm đội 6 [17; tr.59]. Lực lượng Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương hiện nay có khoảng 325.000 binh sỹ đóng quân tại hơn 30 căn cứ tác chiến chủ lực trong khu vực [62; tr.30].

Ở châu Âu, Mỹ chủ trương tiến hành thay đổi bố trí quân đội tại châu Âu; thay đổi các loại vũ khí nặng thành vũ khí nhẹ ở khu vực này, “rút một số căn cứ

quân sự khỏi châu Âu, đóng cửa hoặc thu nhỏ căn cứ quân sự tại Đức; dịch chuyển bố trí sang hướng Đông Âu, xây dựng các căn cứ “tác chiến tiền duyên” (Cấp I) ở Rumania, Bulgaria, Ba Lan,... nhằm phù hợp với yêu cầu phản ứng nhanh, trang bị hiện đại và tính cơ động caọ Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, Quân đội Mỹ tiếp tục giữ lại những căn cứ lớn quan trọng, trong đó có 7 căn cứ

Không quân ở Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ chủ yếu xây dựng những căn cứ nhỏ và ký kết thoả thuận cho phép Mỹ sử dụng những căn cứ của nước sở tạị

Các cụm căn cứ của Mỹ tại châu Âu chiếm 53% tổng số căn cứ ở nước ngoài, lần lượt được bố trí theo 2 đường hình thang. Cụm căn cứ Trung Âu và cụm căn cứ Trung Đông, Bắc Phi hợp thành tuyến thứ nhất - cụm căn cứ Trung Âu được hợp thành bởi các căn cứở Đức, Bỉ, Hà Lan; cụm căn cứ Nam Âu được tạo thành bởi cụm căn cứ và cơ sở ở Italia và Hy Lạp. Trong đó, cụm căn cứ

Trung Âu phụ trách khu vực trung tâm châu Âụ Cụm căn cứ Iceland và cụm căn cứ bán đảo Iberia tạo thành tuyến thứ hai, chức trách chủ yếu là tăng viện cho khu vực Trung, Bắc Âu tác chiến và thực hiện tấn công hạt nhân chiến lược.

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Tư tưởng chủ chốt trong chiến lược an ninh châu Á - Thái Bình Dương của chính quyền Obama là can dự và kết cấu nội dung của chiến lược này là: can dự + cân bằng lực lượng + răn đe theo phương thức 5-3-2, trong đó ngoại giao chiếm 5 điểm, cân bằng lực lượng 3 điểm và răn đe quân sự 2 điểm. Tư tưởng của chiến lược này là tiến công mở rộng chứ

Với việc xác định giá trị chiến lược cực kỳ quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, quân đội Mỹđã thiết lập 7 cụm căn cứ tại khu vực này, chiếm 42,7% tổng số căn cứ ở nước ngoàị Những căn cứ này được bố trí thành 3 tuyến, trong đó tuyến thứ nhất được tạo thành bởi 4 cụm căn cứ ở Alaska, Đông Bắc Á, tây nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; tuyến thứ hai được tạo thành bởi 2 cụm căn cứ Guam và Australia, là chỗ dựa và căn cứ trung chuyển vận tải đường biển, đường không quan trọng của các căn cứ tuyến thứ nhất, cũng là căn cứ theo dõi, do thám quan trọng; tuyến thứ ba được tạo thành bởi cụm căn cứ quần đảo Hawaii vừa được sử dụng làm hậu phương chi viện tác chiến khu vực châu Á - Thái Bình Dương vừa là tiền tiêu phòng ngự lãnh thổ Mỹ.

Cấu trúc lực lượng của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương chủ yếu dựa trên các nhân tố như các cuộc xung đột, các mối đe doạ, hiệp ước quốc phòng – an ninh. Tính đến những khó khăn trong dự toán tài chính của Mỹ, việc bố trí quân sự của Quân đội Mỹ trong khu vực đảm nhiệm sẽ bị xoá bỏ hoặc cắt giảm bộ

phận, trong đó trọng điểm xoá bỏ là lực lượng lục quân, không quân và Hải quân

đánh bộ Mỹ bố trí ở khu vực Đông Bắc Á, chỉ có hải quân, lực lượng phòng thủ

tên lửa, lực lượng chiến tranh mạng và vũ trụ của Mỹ không nằm trong phạm vi phải cắt giảm, thậm chí còn tăng lên.

Lực lượng Hải quân Mỹ cũng bắt đầu giai đoạn soạn thảo kế hoạch di chuyển và hoàn tất việc bố trí 60% tổng số tàu chiến của Mỹở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2020. Kế hoạch này không những sẽ điều động thêm chiếc tàu ngầm thứ 4 đã triển khai ở phía trước đến Guam năm 2015 và 4 tàu chiến hoạt động ven bờở Singapore, mà còn tăng thêm các máy bay tuần tra biển và di chuyển các máy bay không người lái Fire Scout UAV và máy bay trinh sát

điện tử từ chiến trường Afghanistan đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài ra, Lực lượng Hải quân Mỹ cũng đang di chuyển nhiều tài sản khác khỏi châu Âu về châu Á. Tại châu Âu, Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục bố trí 4 tàu khu trục ở

căn cứ hải quân Rota của Tây Ban Nha để bảo đảm khả năng phòng thủ tên lửa

đạn đạo cho các nước đồng minh châu Âụ Trước đây, nhiệm vụ này vẫn được thực hiện bởi 10 tàu khu trục luân phiên từ Mỹđến Địa Trung Hải, nhưng sắp tới Hải quân sẽ điều động 6 tàu đó đến hoạt động thường trực ở Thái Bình Dương.

Tương tự, Lực lượng Không quân Mỹ cũng bắt đầu thực hiện kế hoạch di chuyển các đơn vị không quân từ Afghanistan đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương gồm các lữ đoàn máy bay ném bom B-1, máy bay trinh sát không người lái MQ-9 Reaper và U-2, máy bay không người lái Global Hawk [149]. Đồng thời, chuyển dần lực lượng từĐông Bắc Á về hướng Nam, hình thành trung tâm quân sự mạnh

ở Gu-am…

Tại khu vực này, Mỹđã triệt để lợi dụng các căn cứ quân sựđặt tại các nước

đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc để tổ chức các đợt diễn tập quy mô lớn nhằm hướng ý đồ chiến lược, kế hoạch quân sự vào Bắc Triều Tiên, Nga và Trung Quốc. Mỹ cũng thực hiện nhiều đợt diễn tập quân sự ở những nước trong khu vực biển Đông, biển Hoàng Hảị Ngoài ra, Mỹ còn lôi kéo nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á cùng tham gia tổ chức diễn tập quân sự

nhằm thực hiện các chiến lược, kế hoạch quân sự đã xác định, đồng thời, tạo cơ

hội thử nghiệm vũ khí trang bị mới, thị sát các mục tiêu quân sự của đối phương [97; tr.101-102]. Các cuộc diễn tập do quân đội Mỹ chủ trì thường xuyên diễn ra là Balikatan (Vai kề vai), Cobra Gold (Hổ mang vàng), CARAT (Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển), SEACAT (huấn luyện và hợp tác Đông Nam Á)…

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)