Cạnh tranh sức mạnh và ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 140)

Sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh, Mỹ tiếp tục thực hiện chính sách “hai mặt” đối với Trung Quốc trong bối cảnh cả hai bên cùng tăng cường sức mạnh quân sự phục vụ cho chính sách can dự mà mỗi bên đang theo đuổị Mỹ vừa muốn tiếp xúc với Trung Quốc, khuyến khích nước này hoà nhập vào hệ thống quốc tế và gánh vác trách nhiệm tương ứng, dẫn dắt Trung Quốc phát triển theo hướng mà Mỹ mong muốn.

Từ năm 2001 đến năm 2015, do Trung Quốc liên quan đến hầu hết các thách thức an ninh ở khu vực như vấn đềĐài Loan, tranh chấp trên biển Đông, vấn đề

Triều Tiên… và cách thức Trung Quốc giải quyết hầu hết các vấn đề này trong thời gian qua đều không đem lại lợi ích cho Mỹ nên Mỹ luôn nghi ngờ Trung Quốc và tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn Trung Quốc về mặt quân sự và an ninh. Mặt khác, chiến lược quân sự mới của Mỹ đối với Trung Quốc còn bắt nguồn từ việc Mỹ lo ngại sự trỗi dậy quá nhanh của Trung Quốc, nhất là việc đầu tư, tăng cường sức mạnh quân sự và trở thành đối thủ đe dọa, cạnh tranh số một không chỉ ảnh hưởng tới lợi ích của Mỹở châu Á - Thái Bình Dương mà còn có thể tiến đến thay thế vị trí lãnh đạo thế giới của mình.

Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đều muốn tăng cường sức mạnh và ảnh hưởng trong khu vực, sự cạnh tranh ảnh hưởng và quyền lực giữa hai nước ngày càng gay gắt. Cụ thể:

Thứ nhất, việc Mỹ nghiêng về điều tiết mối quan hệ với các đồng minh và

đối tác phòng thủ làm tăng e ngại của Trung Quốc về việc Mỹ ngày càng chiếm

ưu thếở châu Á – Thái Bình Dương.

Để ngăn chặn và răn đe Trung Quốc, quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương đã phối hợp với lực lượng không quân và hải quân của Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia tiến hành tập trận quân sự liên tiếp. Đầu năm 2011, lợi dụng vụ tàu Cheonan xảy ra giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, Mỹđã cùng Nhật Bản và Hàn

Quốc tổ chức tập trận quân sự quy mô lớn trên vùng biển Hoàng Hải trong đó có sự tham gia các nhiều tàu sân bay Mỹ. Cuộc tập trận đã tạo ra sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và gián tiếp cảnh báo Trung Quốc rằng Mỹ sẵn sàng tham gia nếu có xung đột và lợi ích của Mỹ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, Mỹ còn tiến hành tập trận “Hổ mang vàng” với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Indonesia và Malaysia, tập trận đổ bộ với Hàn Quốc, tập trận quân sự với Philippines, tập trận “Lá chắn dũng cảm” ở Hawai và đảo Guam, diễn tập quân sự

song phương với Nhật Bản, Hàn Quốc, tàu sân bay chạy bằng hạt nhân thăm Việt Nam, 3 tàu ngầm lớp Ohio xuất hiện đồng thời xung quanh Trung Quốc, công khai tuyên bố Hiệp ước bảo đảm an ninh Mỹ - Nhật bao hàm cả đảo Điếu Ngư và nhiều cuộc diễn tập đánh chiếm đảọ.. Các hoạt động này ngoài việc phô trương sức mạnh quân sựđể gây sức ép, tiến hành lôi kéo nhằm chia rẽ các nước châu Á, mà còn nhằm cảnh báo Trung Quốc về sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, làm yếu đi ảnh hưởng của Trung Quốc, củng cố vị thế bá quyền của Mỹở khu vực.

Trước các hành động quân sự của Mỹ, Trung Quốc cho rằng đây là hành

động nhằm răn đe, kiềm chế Trung Quốc. Trung Quốc không chấp nhận một cấu trúc an ninh mà Mỹđã thiết lập được trong khu vực, coi thế bố trí quân sự của Mỹ

là nhằm bao vây Trung Quốc. Để đối phó, Trung Quốc tăng cường quan hệ an ninh, quân sự với Nga, gây ảnh hưởng với một số nước ASEAN trong vấn đề biển

Đông, đẩy mạnh hợp tác với Pakistan, Myanmar, Lào, Campuchia…

Thứ hai, vấn đề Biển Đông tiếp tục trở thành nội dung quan trọng của cuộc

đọ sức an ninh, quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ. Mỹ phản đối những yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông còn Trung Quốc nhiều lần phản đối các nước bên ngoài không được can dự vào tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, thực chất là ám chỉ Mỹ không được hậu thuẫn các nước ASEAN trong giải quyết tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông. Báo chí Trung Quốc đăng tải nhiều bài viết phản đối chiến lược trở lại Châu Á của Mỹ, cho rằng việc triển khai chiến lược này là khởi động Chiến tranh Lạnh đối với Trung Quốc, đe dọa Mỹ phải trả

giá và khẳng định Trung Quốc có thể làm thất bại chiến lược toàn cầu mới của Mỹ bằng chiến lược ngắn hạn và dài hạn.

đề khiến cho mâu thuẫn địa quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc ngày một căng thẳng. Sau chiến tranh Lạnh, Mỹđã đánh mất vị trí tiền đồ quân sự tại Đông Nam Á sau khi buộc phải rút quân khỏi căn cứ không quân ở Clark và căn cứ hải quân Subic ở Philippines. Ảnh hưởng của Mỹở Đông Nam Á giảm dần trong khi các cường quốc khác tương đối thành công trong việc mở rộng quan hệ với các nước ASEAN như Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc. Dưới thời Tổng thống George W. Bush, do Mỹ bận rộn với chủ nghĩa khủng bố và hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, nên khu vực Đông Nam Á gần như đã bị bỏ quên. Dưới thời Tổng thống Obama, tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN ở Thái Lan tháng 7/2009, bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Mỹ đã tuyên bố với các nước ASEAN rằng: “Chúng tôi đã trở lại” và từđó Đông Nam Á được xác định là khu vực quan trọng trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Với mục tiêu quay trở lại

Đông Nam Á là trọng tâm, Mỹ muốn tăng cường hiện diện ở châu Á nhằm duy trì sự ổn định, tự do đi lại cũng như quyền lợi trong việc triển khai hoạt động đầu tư, thương mại của Mỹ tại khu vực. Ngoài ra, Mỹ cho rằng ở Đông Nam Á, đang xuất hiện một số điểm nóng, trong đó tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ trên biển

Đông có thể phát triển thành xung đột vũ trang quy mô lớn, từ đó có thể gây ảnh hưởng tới lợi ích chiến lược của Mỹ.

Trong khi đó, Trung Quốc đang tỏ ra hết sức lo ngại khi một số nước Đông Nam Á tăng cường hợp tác với Mỹ và đề phòng Trung Quốc. Cũng giống như

Mỹ, một số nước Đông Nam Á cho rằng Trung Quốc đang ra sức mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Á, nhanh chóng trở thành nước chủđạo ở khu vực nàỵ Trước những đe doạ về an ninh nhất là an ninh trên biển từ phía Trung Quốc, một số nước Đông Nam Á, do không tin vào khả năng của mình nên muốn tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ, coi Mỹ là nhân tố giúp cân bằng trong khu vực. Trung Quốc cũng coi chiến lược xoay trục của Mỹ sang châu Á - Thái Bình Dương, nhất là việc tăng cường hiện diện quân sự, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực (các nước ASEAN, Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản,…) là để tạo thế

trận chiến lược bao vây toàn diện đối với Trung Quốc. Việc bố trí lực lượng của Mỹ ở Đông Á đã khiến Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác với Pakistan ở Nam Á, từng bước thúc đẩy quan hệ với các nước Trung Á và mở rộng ảnh hưởng xuống

Đông Nam Á, không ủng hộ cơ chế an ninh mới và tích cực tham gia các cơ chế đã được định hình để tránh mất vai trò chủđạo và ngăn các nước khác thảo luận các vấn đề không có lợi cho Trung Quốc [120; tr.55].

Nhìn chung, với tư cách là siêu cường duy nhất trên toàn cầu, nhấn mạnh vị

thế lãnh đạo thế giới, đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc, việc Mỹ áp dụng chiến lược tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương là phù hợp với lôgíc chung của quyền lực chính trị, cũng phù hợp với mục tiêu chiến lược của Mỹ. Chiến lược tái cân bằng của Mỹ về quân sự không chỉ nhằm trực tiếp lôi kéo các nước trong khu vực về phía Mỹ mà còn gia tăng sức ép lên Trung Quốc. Trung Quốc cũng lợi dụng sự thay đổi chiến lược của Mỹ, coi đó là một trong những điều kiện khách quan để

tăng cường sức mạnh quân sự và gia tăng các hoạt động khẳng định vị thế của mình trong khu vực. Trong tương lai, trước việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự

tại châu Á – Thái Bình Dương, tính chất cạnh tranh vẫn là đặc điểm chủđạo trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc trên lĩnh vực an ninh, quân sự.

3.4.4.Tác động đối vi Vit Nam

Trong bối cảnh ASEAN không thống nhất về vấn đề biển Đông, Trung Quốc muốn độc chiếm biển Đông, thách thức luật pháp quốc tế để khẳng

định quyền kiểm soát thực tếđối với các khu vực mà Việt Nam và một số nước ASEAN khác tuyên bố chủ quyền, tăng cường sự hiện diện quân sự tại biển

Đông, việc Mỹ thay đổi chiến lược quân sự đối với châu Á – Thái Bình Dương nói chung và chính sách đối với biển Đông nói riêng đã và đang tạo ra những cơ

hội, thuận lợi cũng như thách thức, khó khăn cho Việt Nam.

Về cơ hội, trong quan hệ quốc phòng, an ninh với Mỹ, Việt Nam có khả năng nhận được nhiều trợ giúp từ phía Mỹ.

Mỹ là một siêu cường và trật tự do Mỹ tạo ra sẽ tạo những không gian chiến lược và cơ hội phát triển cho các nước. Giữa Việt Nam và Mỹ cũng có những

điểm đồng lợi ích nhất định về kinh tế và phát triển, đặc biệt là khi Mỹđẩy mạnh chính sách tái cân bằng tại châu Á – Thái Bình Dương. Trong chính sách ngoại giao đối với Việt Nam, nội bộ các đảng phái, cộng đồng dân cưở Mỹ dù còn mâu thuẫn nhất định nhưng cơ bản đồng thuận với chủ trương tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam. Dù hai nước có khác biệt về chếđộ và hệ thống chính trị nhưng

lại không có mâu thuẫn gì về biên giới, lãnh thổ. Mỹ đánh giá cao vai trò chủ động và tích cực của Việt Nam trong ASEAN, mong muốn Việt Nam tiếp tục hội nhập trong ASEAN và các cơ chế đa phương. Là quốc gia toàn cầu nhưng Mỹ có những ưu tiên và trọng tâm chính sách ởĐông Nam Á, coi ASEAN là tổ chức có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh khu vực. Với những điểm tương đồng về lợi ích chiến lược đó, Việt Nam cần chủ động phát triển vững chắc quan hệ

Việt - Mỹ.

Đối với vấn đề biển Đông, cả Việt Nam và Mỹđều khẳng định lợi ích chung trong việc duy trì hòa bình, ổn định, tự do hàng hải và trên không, cũng như việc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ngoại giao hòa bình, tránh các hành

động khiêu khích đơn phương, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công

ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Hai bên khẳng định cùng hợp tác nhằm giải quyết những thách thức về an ninh khu vực và quốc tế mà hai quốc gia cùng quan tâm như tăng cường hợp tác an ninh biển, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai, chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, chống buôn bán ma túy, an ninh mạng, hoạt động gìn giữ hòa bình và các vấn đề về thực thi pháp luật. Chính sách của Mỹđối với biển Đông từ năm 2010 đến nay đều nhằm can dự để đối phó và quản lý căng thẳng tại biển Đông, thúc đẩy vị thế của Mỹ trong khu vực với tư

cách là đối tác của những quốc gia yêu sách khác trong tranh chấp. Trong quan hệ

với Trung Quốc, do Mỹ thách thức địa vị của Mỹ nên Mỹ phải có các động thái buộc Trung Quốc phải có cách hành xử trách nhiệm hơn. Đây là cơ hội để Việt Nam phối hợp cùng Mỹ thảo luận, giải quyết các thách thức về an ninh, trong đó có các vấn đề liên quan đến biển Đông.

Dù chiến tranh Việt Nam đã kết thúc 30 năm nhưng nhưng ám ảnh về chiến tranh Việt Nam tiếp tục hằn sâu vào tâm lý người Mỹ, nhất là những quân nhân Mỹđã từng tham chiến ở Việt Nam. Ở Việt Nam, hội chứng Mỹ cũng vẫn tiếp tục còn tồn tạị Đây là điểm chung đòi hỏi cả hai nước tiếp tục hợp tác, cùng nhau chia sẻđể giảm bớt những đau thương, mất mát mà nhân dân hai nước đã và đang phải gánh chịu, đồng thời thu hẹp những bất đồng nhằm hướng đến tương laị

Tháng 7/2013, Việt Nam và Mỹđã thiết lập mối quan hệ “đối tác toàn diện” làm khung nền tảng cho sự phát triển quan hệ song phương trên các lĩnh vực

trong đó có việc hợp tác giải quyết các vấn đề về chiến tranh giữa hai nước, hợp tác quốc phòng, an ninh. Mỹ là nước có trình độ phát triển vũ khí, trang bị đứng

đầu thế giớị Để tăng cường năng lực phòng thủ đất nước, sẵn sàng chiến đấu, chiến thắng các mối đe dọa về quân sự, Việt Nam đang tích cực hiện đại hóa quốc phòng ở các lực lượng hải quân, không quân, thông tin liên lạc, tác chiến điện tử. Từ năm 2007, Mỹđã gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí và thiết bị quân sự cho Việt Nam. Trong chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ đã cam kết sẽ hỗ trợ các đồng minh, đối tác nên rất có thể Mỹ tiếp tục dỡ bỏ một phần quy định cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Đây là cơ hội để Việt Nam đa dạng nguồn cung cấp, hạn chế sự độc quyền của một sốđối tác, mua sắm các trang thiết bị, khí tài quân sự hiện đại của Mỹđể trang bị cho quân đội, đồng thời, đây là cơ hội để Việt Nam tiếp cận công nghệ quân sự tiên tiến, nghiên cứu, tìm hiểu về vũ khí, trang bị của Mỹ, nâng cao khả năng tác chiến và hợp tác kỹ

thuật quân sự giữa hai nước. Ngoài ra, Mỹ còn có thể giúp Việt Nam đào tạo cán bộ quân sự để đáp ứng những yêu cầu mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện naỵ

V thách thc, khó khăn

Thứ nhất, đối với vấn đề biển Đông. Trong 5 năm qua, đặc điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế ởĐông Á là những căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, quyền tài phán trên biển ở Biển Đông gia tăng một cách đều đặn. Nguyên nhân chủ yếu là do tham vọng biển của Trung Quốc quá lớn; các biện pháp thực hiện đều mang tính bất chấp quyền lợi của các nước khác, coi thường luật pháp quốc tế. Mặc dù vậy, Mỹ tiếp tục giữ quan điểm không can thiệp, không

đứng hoặc ủng hộ yêu sách của bất kỳ quốc gia nào để phản bác yêu sách của các quốc gia khác, đồng thời, giới hạn vai trò của Biển Đông trong mối quan hệ Mỹ - Trung nhằm tránh căng thẳng với Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc Những lo ngại về sự thỏa hiệp giữa Mỹ và Trung Quốc dẫn đến quyền lợi của Việt Nam bị ảnh hưởng vẫn tiếp tục tồn tạị

Thứ hai,đối với nội dung hợp tác quân sự - quốc phòng.

Trong quá trình sự gia tăng hiện diện của quân đội Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, phía Mỹ nhiều lần đề nghị Việt Nam đồng ý để Mỹ sử dụng

quân cảng Cam Ranh, tăng cường số lượt tàu chiến đến thăm cảng Việt Nam; tăng cường hợp tác giữa Hạm đội 7 với Hải quân Việt Nam trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày một căng thẳng; đề nghị tập trận chung giữa Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam nhằm tăng cường thông tin liên lạc và khả năng tương tác. Mỹ muốn Việt Nam tham gia nhiều hơn trong khuôn khổ chương trình IMET, thí dụ cho phép các nhóm huấn luyện của quân đội Mỹ tới Việt Nam để tham gia vào

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 140)