Nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng quân sự Mỹ

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 65)

Quân đội Mỹ là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của giai cấp tư sản cầm quyền ở Mỹ. Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đất nước, duy trì lợi ích quốc gia trên toàn cầu, từ năm 2001

đến 2015, lực lượng quân sự Mỹ có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

Một là, chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế

Dưới thời tổng thống G.W. Bush, chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế là mục tiêu an ninh quốc gia hàng đầụ Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ năm 2002 nhấn mạnh: “Nước Mỹ đang tiến hành một cuộc chiến chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu” [157; tr.5]. Mục tiêu chiến lược trong nhiệm vụ này là tiêu diệt, đập tan và xóa sổ lực lượng khủng bố quốc tế. Để hoàn thành mục tiêu đó, Mỹ sẽ răn đe bất kỳ chính phủ hay tổ chức nào hậu thuẫn cho các cuộc tiến công nhằm vào nước Mỹ và các đồng minh của Mỹ; tạo ra những bước tiến nhằm không để cho những kẻ khủng bố hưởng lợi từ các cuộc tiến công do chúng tiến hành. Ngoài ra, Mỹ sẽ tạo ra một môi trường chống khủng bố toàn cầu, hỗ trợ các nỗ lực của quốc gia và của các quốc gia đối tác để tước bỏ sự bảo hộ, sự hỗ trợ và tạo nơi ẩn náu cho các tổ chức khủng bố; tước bỏ thiên đường an toàn của bọn khủng bố ở các quốc gia “thất bại” và những khu vực không kiểm soát được [143; tr.10-11].

Dưới thời tổng thống Obama, chống khủng bố không còn là ưu tiên hàng đầu nhưng đây vẫn là nhiệm vụ quan trọng của quân đội Mỹ. Nhằm ngăn chặn, phá vỡ

một chiến dịch rộng lớn, bền vững và kết hợp chặt chẽ có sử dụng một cách sáng suốt mọi công cụ của sức mạnh Mỹ, cả quân sự và dân sự, cũng như nỗ lực phối hợp của các quốc gia và thể chếđa phương có cùng tư tưởng [159; tr.19].

Quân đội Mỹ sẽ phải chuẩn bị để kịp thời đối phó hiệu quả với bất kỳ cuộc tiến công nào bằng những biện pháp, công cụ phù hợp. Quân đội Mỹ sẽ phải phát hiện, bắt giữ, hoặc tiêu diệt những kẻ cực đoan bạo lực ở bất cứ nơi đâu chúng ẩn nấp, khi chúng đe dọa lợi ích và công dân của Mỹ cùng các nước đồng minh. Mỹ

sẵn sàng tiến hành các chiến dịch quân sự mặc dù có những thương vong xảy ra trong chiến tranh.

Bộ Quốc phòng Mỹ được trao quyền phối hợp với các cơ quan khác của Chính phủ và các đối tác liên minh nhằm đạt được các nhiệm vụ sau: Ngăn chặn hoặc đánh bại các cuộc tiến công khủng bố chống lại Mỹ, đồng minh và lợi ích của Mỹ; tiến công và đập tan các mạng lưới khủng bố hải ngoại làm cho kẻ thù không còn tiềm năng hoặc ý chí tiến công Mỹ, đồng minh hoặc lợi ích của Mỹ; ngăn chặn các mạng lưới khủng bố sở hữu, sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc tác động của nó; tạo điều kiện cho các nước đối tác cai quản hiệu quả lãnh thổ của họ và đánh bại những kẻ khủng bố; góp phần thiết lập và duy trì môi trường bài trừ những kẻ cực đoan, tàn bạo và các phần tử ủng hộ chúng trên toàn cầu [144].

Hai là, tiến hành các hoạt động duy trì ổn định và chống nổi dậy.

Sau các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, tình hình ở hai quốc gia này có nhiều bất ổn, tạo ra những hệ lụy an ninh mà Mỹ không hề mong muốn. Lực lượng quân sự Mỹ và đồng minh trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công, đánh bom liều chết do lực lượng khủng bố, nổi dậy tiến hành. Ở nhiệm kỳ hai của tổng thống G.W. Bush, duy trì ổn định và chống nổi dậy là nhiệm vụđặc biệt quan trọng của lực lượng quân sự Mỹ tại đâỵ Ở gia đoạn ông Obama làm tổng thống Mỹ, tình hình ở hai quốc gia này ổn định hơn nên Mỹ chủ trương phải chú trọng hỗ trợ cho lực lượng an ninh sở tại thông qua huấn luyện, cung cấp vũ khí trang bịđểđối phó với sự bất ổn định và giảm bớt nhu cầu về sự tham gia đáng kể của lực lượng Mỹ

trong các hoạt động duy trì ổn định và chống nổi dậỵ Các lực lượng Mỹ đóng quân trong khu vực phải sẵn sàng và thường xuyên tiến hành các chiến dịch chống

nổi dậy có giới hạn và thực hiện các hoạt động quy mô nhỏ khi cần, đồng thời, hỗ

trợ cho các liên minh, lực lượng đối lập tại các quốc gia liên quan.

Ba là, triển khai lực lượng quân sựở những khu vực then chốt.

Để răn đe một cách đáng tin cậy những đối thủ tiềm tàng và ngăn chúng đạt

được những mục tiêu của mình, Mỹ xác định “phải duy trì khả năng triển khai sức mạnh ở những khu vực mà sự tiếp cận và quyền tự do hoạt động của Mỹ bị thách thức” [168; tr.4]. Ở các khu vực này, những đối thủ của Mỹ sẽ sử dụng các khả

năng không đối xứng, gồm chiến tranh điện tử và mạng, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, các hệ thống phòng không tiên tiến, thủy lôi và các phương pháp khác để cản trở các mục tiêu của Mỹ.

Mỹ xác định tại những khu vực then chốt, một số quốc gia như Trung Quốc, Nga, Iran sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm chống lại các khả năng triển khai sức mạnh của Mỹ, thách thức vị thế chủ đạo của Mỹ. Ngoài ra, do sự phổ

biến nhanh của các vũ khí và công nghệ tinh vi cũng sẽ mở rộng đến những bên tham gia phi quốc giạ Do đó, quân đội Mỹ phải tiếp tục được đầu tư xây dựng tiềm lực để đảm bảo khả năng hoạt động có hiệu quả của mình trong những điều kiện chống tiếp cận và ngăn chặn xâm nhập khu vực (A2/AD). Để làm được điều này, Mỹ phải duy trì được các hoạt động hiện diện ở nước ngoài, trong đó có những sự triển khai luân chuyển và các hoạt động huấn luyện song phương và đa phương; tăng cường duy trì khả năng dưới biển, phát triển, bố trí các loại trang bị

mới, cải thiện các hệ thống phòng thủ tên lửa và tiếp tục những nỗ lực nâng cao sức phục hồi và tính hiệu quả của các phương tiện trên không gian [168; tr.4-5].

Bốn là, phòng chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt

Trong suốt giai đoạn từ 2001 đến nay, Mỹđều xác định việc các đối thủ tìm cách sở hữu hoặc sử dụng phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt là mối đe dọa chung nguy hiểm nhất đối với Mỹ và với các quốc gia khác [164; tr.14]. Mặc dù đều xác

định mục tiêu nhiệm vụ giống nhau nhưng phương thức triển khai thực hiện giữa chính quyền dưới thời tổng thống Bush và tổng thống Obama có sự khác biệt nhất

định. Giai đoạn 2001-2008, Mỹđã đặt ra mục tiêu phải sẵn sàng ngăn không cho các quốc gia chống Mỹ và đối tượng liên quan đến các quốc gia này có thể đe dọa, hoặc chống lại nước Mỹ, các đồng minh và bè bạn của Mỹ bằng các loại vũ

khí huỷ diệt hàng loạt [157; tr.14]. Mỹ sẽ vừa nỗ lực chống phổ biến nhằm không

để WMD và các thiết bị liên quan đến tay đối phương, vừa tích cực phòng thủ và thủ tiêu WMD và sự đe dọa của tên lửa trước khi chúng được phóng đị Mỹ sẽ

cho đối thủ thấy rằng họ không thể đạt được mục tiêu có WMD. Tuy nhiên, nếu cần Mỹ sẽ hành động trước để chặn trước hoặc ngăn ngừa các hành động thù địch của đối phương, ngăn chặn các quốc gia thù địch hoặc có khả năng trở thành thù

địch sở hữu hoặc phổ biến WMD và các phương tiện mang chúng [164; tr.14]. Dưới thời tổng thống Obama, Mỹ chủ trương sẽ thông qua các thể chế, liên minh và hợp tác đểđập tan các mạng lưới phổ biến vũ khí và bảo đảm an toàn cho các nguồn nguyên liệu hạt nhân, hóa học và sinh học trên toàn thế giớị Mỹ sẽ

giúp đỡ các đồng minh và đối tác phát triển khả năng phát hiện và vô hiệu hóa WMD để bảo vệ dân chúng nước họ. Các Tư lệnh chiến trường sẽ tiến hành việc lên kế hoạch thận trọng và chuẩn bị để triệt tiêu các nguồn WMD. Rõ ràng phương thức sử dụng sức mạnh quân sựđã có những thay đổi nhất định.

Về các hoạt động cụ thể, chiến lược quân sự quốc gia Mỹ năm 2005 xác

định: Quân đội Mỹ phải tiến hành các chiến dịch xác định vị trí, giám sát, theo dõi, ngăn chặn và đảm bảo sự an toàn của vũ khí hủy diệt hàng loạt và các thành phần liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt, cũng như các biện pháp và phương tiện để tạo ra chúng [162; tr.10]. Trong chiến lược quốc phòng năm 2012, Mỹ xác

định lực lượng quân sự phải góp phần trong nỗ lực chung của chính phủ Mỹ nhằm phá vỡ tham vọng của các quốc gia nhất quyết phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt, gồm ngăn chặn việc theo đuổi khả năng vũ khí hạt nhân của Iran. Bộ Quốc phòng Mỹ tiếp tục đầu tư vào các khả năng phát hiện, bảo vệ chống lại và phản

ứng với việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, nếu các biện pháp phòng ngừa thất bại [168; tr.5].

Để răn đe và phòng chống những mối đe doạ này, quân đội Mỹ phải nghiên cứu để nhận biết và ngăn chặn các mạng lưới khủng bố tìm cách có được những khả năng vũ khí hoá học và nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn chúng tiếp cận các loại nguyên, vật liệu cần thiết để chế tạo những vũ khí. Đồng thời, phải cải thiện khả năng phát hiện và phòng chống vũ khí hoá học ở trong nước và nước ngoài, kể cả việc bảo đảm rằng lực lượng quân sự Mỹ và những lực lượng ứng

phó khẩn cấp được huấn luyện và trang bị để giám sát những hậu quả của một cuộc tấn công vũ khí hoá học [158; tr.22].

Năm là, tác chiến có hiệu quả trong không gian mạng và không gian vũ trụ.

Trong những năm cuối nhiệm kỳ 2 của tổng thống G.W. Bush, sức mạnh quân sự của Nga và Trung Quốc được tăng cường đáng kể; nhiều quốc gia đã chứng minh tiềm lực vượt bậc trong không gian vũ trụ và không gian mạng. Để

bảo vệ an toàn những lợi ích của Mỹ và các quốc gia đối tác, Mỹ sẽ chuẩn bị để

chứng tỏ quyết tâm và cam kết của mình về các nguồn lực cần thiết để chống lại bất kỳ hành động của một quốc gia nào gây phương hại tới việc tiếp cận và sử

dụng những lĩnh vực chung toàn cầu và không gian điều khiển, hay đe dọa an ninh của các đồng minh của Mỹ. Quân đội Mỹ sẽ duy trì nhiều lựa chọn răn đe và trừng phạt những hành động xâm phạm nhằm đảm bảo an ninh vũ trụ của Mỹ;

đồng thời, đẩy mạnh phối hợp với các đồng minh và đối tác để tăng cường các khả năng vũ trụ, cho phép liên kết và củng cố khả năng sống còn của cấu trúc vũ

trụ do Mỹ làm trụ cột. Bộ Tư lệnh Chiến lược và Bộ Tư lệnh Điều khiển học sẽ

phối hợp với các cơ quan thuộc Chính phủ Mỹ, các tổ chức phi chính phủ, các tập

đoàn công nghiệp và các quốc gia khác để phát triển những chuẩn mực, khả năng, tổ chức và kỹ năng điều khiển học mới, bắt giữ những kẻ tình nghi là tội phạm

điều khiển học. Chính quyền của tổng thống Obama nhấn mạnh: Mỹ sẽ thực hiện mọi biện pháp để tiến hành răn đe, ngăn ngừa và phòng thủ cũng như phục hồi nhanh chóng từ những hoạt động thâm nhập và tấn công mạng.

Ngoài các nhiệm vụ trên, lực lượng quân sự Mỹ còn phải tham gia vào giải quyết hậu quả các vấn đề toàn cầu nhưđộng đất, sóng thần, các chiến dịch gìn giữ

hòa bình…

2.1.3.Đối tượng chiến lược và các loi hình chiến tranh

2.1.3.1. Đối tượng chiến lược

Đối tượng chiến lược là lực lượng đối địch mà lực lượng vũ trang Mỹ sẽ

phải đối phó bằng vũ lực khi các đối tượng này đe dọa nước Mỹ, các đồng minh của Mỹ và những lợi ích của họ. Đối tượng chiến lược của quân đội Mỹ rất đa dạng như các quốc gia, các tổ chức phi quốc gia và các nhóm cá nhân.

khí hạt nhân, các hệ thống trang bị tiên tiến, trong đó có tên lửa hành trình, tên lửa

đạn đạo và đang tìm cách kiểm soát những khu vực then chốt của thế giới trong

đó nổi lên là Nga, Trung Quốc, Iran.

Một số quốc giatrở thành đối tượng chiến lược của Mỹ vì Mỹ cho rằng đó là những nhà nước “phi dân chủ”, thù địch với Mỹ và thế giới văn minh, không tuân thủ luật pháp quốc tế và trách nhiệm quốc tế, nuôi dưỡng hệ tư tưởng thù địch và khủng bố bằng cách đe doạ một cách vô lý và liều lĩnh bằng việc sử dụng vũ khí huỷ diệt hàng loạt [46; tr.41]. Trong đó, một số nhà nước như Syria và Iran tiếp tục trở thành nơi ẩn náu của lực lượng khủng bố và đỡđầu cho hoạt động khủng bốở nước ngoài cũng trở thành mục tiêu của quân đội Mỹ. Mỹ xác định phải “phá vỡ tham vọng của các quốc gia nhất quyết phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt, gồm ngăn chặn việc theo đuổi khả năng vũ khí hạt nhân của Iran” [168]. Chiến lược tình báo quốc gia Mỹ năm 2009 xác định: Iran đặt ra một loạt thách thức cho những mục tiêu an ninh của Mỹ ở Trung Đông và nơi khác do những chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này, sự ủng hộ khủng bố và hỗ trợ vũ khí, tài chính cho các đối thủ của Mỹ và đồng minh [148; tr.3] còn Syria đang sở hữu kho vũ khí hoá học lớn thứ tư thế giới [119; tr.50].

Trong chiến lược an ninh quốc gia 2006, Mỹđã đặt mục tiêu chấm dứt chế độ “độc tài” ở các nước như Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Iran, Syria, Cuba, Myanmar và Zimbabwẹ Chiến lược tình báo quốc gia Mỹ năm 2009 xác

định Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên tiếp tục đe doạ hoà bình và an ninh

Đông Á do nước này tiếp tục theo đuổi những khả năng hạt nhân và tên lửa đạn

đạo, chuyển giao khả năng này cho các nước thứ bạ

Cuối cùng, đối tượng chiến lược Mỹ hướng đến là các nhân tố phi quốc gia

bao gồm các mạng lưới khủng bố, tổ chức tội phạm quốc tế và các nhóm vũ trang bất hợp pháp đe doạ an ninh, sựổn định của Mỹ và đối tác. Trong các nhân tố phi quốc gia, lực lượng khủng bố quốc tế là đối tượng chính yếu nhất. Hiện nay, mặc dù trùm lãnh đạo Osama bin Laden và nhiều lãnh đạo cao cấp khác của Al Qaeda

đã bị tiêu diệt nhưng các mạng lưới của nó vẫn hoạt động ở nhiều nước, đe doạ đến an ninh và thịnh vượng của Mỹ. Các phần tử khủng bố có thể tiếp cận với các công nghệ hạt nhân, sinh học, hoá học. Từ tháng 9/2014 đến nay, lực lượng nhà

nước Hồi giáo tự xưng (sau đây gọi tắt là IS) đã bắt đầu nổi lên và hiện đang trở

thành đối tượng mà quân đội Mỹ muốn chế áp. Mỹ cũng đã tuyên bố trong tình trạng chiến tranh với IS và xác định đây là cuộc chiến lâu dàị

2.1.3.2. Các loại hình chiến tranh

Để thực hiện thành công chiến lược quân sự toàn cầu, Mỹ chủ trương áp dụng ba loại hình chiến tranh chủ yếu: Chiến tranh tổng lực, chiến tranh hạn chế

và chiến tranh uỷ nhiệm.

Chiến tranh tổng lực:Đây là cấp độ chiến tranh mà Mỹ xác định mục tiêu an ninh chiến lược của quốc gia và đa quốc gia, từ đó sử dụng nguồn lực quốc gia, xây dựng kế hoạch tác chiến và chiến trường toàn cầu đểđạt được mục đích đề rạ

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)