Tác động đến tình hình an ninh

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 110 - 114)

3.2.1.1. Tình trạng xung đột, bạo lực gia tăng trong khu vực

Nhằm phục vụ cho cạnh tranh, giành và giữ quyền lực giữa Mỹ với các thế

lực quốc tế và khu vực tại Đại Trung Đông, cuộc chiến tranh của Mỹ tại Afghanistan, Iraq, can thiệp quân sự tại Libya, cuộc chiến ủy nhiệm tại Syria… đã dẫn đến tình trạng xung đột, bạo lực và nhiều hệ luỵ đối với mỗi quốc gia, các nước láng giềng cũng như bối cảnh an ninh chung của cả khu vực.

Tại Afghanistan, với lý do tiêu diệt các phần tử khủng bố, cuộc chiến tranh năm 2001 và những chiến dịch bình định, chống nổi dậy của quân đội Mỹ vừa gây nên không ít tổn thất cho dân thường mà còn là nguyên cớ khiến xã hội Afghanistan ngày càng trở nên bất ổn bởi sự chia rẽ và thù hận. Từ năm 2007 đến nay, Taliban đã hồi sinh nhanh chóng, thường xuyên mở các cuộc tiến công kể cả đánh bom liều chết và sử dụng nhiều vũ khí tự tạo mới nhằm vào liên quân Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF). Tính tới cuối năm 2008, đã có 1.147 binh sĩ

liên quân thiệt mạng, hơn 2.000 thường dân đã bị bom đạn quân NATO giết chết trong năm 2008 (tăng 40% so với năm 2007) [54]. Bạo lực thời gian qua ở

Afghanistan có xu hướng gia tăng do Taliban lợi dụng sự non yếu của các lực lượng an ninh Afghanistan để thực hiện âm mưu lấy lại những gì đã mất. Taliban liên tục tiến hành các hoạt động chống phá tại ít nhất 16 trong tổng số 34 tỉnh, thành phố ở Afghanistan. Việc Mỹ và NATO quyết định rút quân khỏi Afghanistan được Taliban coi là một thắng lợi của họ [68].

Tại Iraq, sự sụp đổ của chính quyền Sađam Hussein đã kéo theo tình trạng bất ổn kéo dài ở đất nước này do tại đây có nhiều phe nhóm đối đầu nhau, đó là

sự đối đầu giữa các lực lượng thánh chiến Sunni và lực lượng ôn hòa Shiite, Sunni, sự tái đối đầu quân sự giữa Mỹ và các phần tử Hồi giáo sau khi chấm dứt hiện diện quân sự nhưng vẫn can thiệp vào công việc nội bộ thông các các hoạt

động quân sự ở Trung Đông. Chính sách đối nội không phù hợp của chính quyền

được Mỹủng hộ và cuộc tranh giành quyền lực nội bộ ở Iraq giữa các chính trị

gia dẫn đến tình trạng biểu tình, mâu thuẫn giữa các tộc người Hồi giáo dòng Shíite, người Sunni, người Kurd. Thay vì thúc đẩy hòa hợp tôn giáo và đoàn kết thống nhất, chính sách của Mỹở Iraq là làm trầm trọng thêm sự phân chia sắc tộc, phe phái và tạo ra một lãnh địa màu mỡ cho sự bất mãn của người Sunni, nơi Al- Qaeda Iraq bắt đầu cắm rễ phát triển. Đặc biệt, sự hận thù của người dân Iraq càng thổi bùng làn sóng chống Mỹ và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các vụđánh bom liều chết. Đất nước Iraq trong giai đoạn 2003-2015

được đặc trưng bởi các cuộc nổi dậy, các vụ ám sát và đặc biệt là các vụđánh bom liều chết với tần suất và mức độ tàn bạo chưa từng có tiền lệ, không hề “thua kém”

ở Palestine, Afghanistan hay Pakistan. Iraq đang trở thành một điểm nóng ở Trung

Đông thu hút sự chú ý của công luận và là mối đe dọa cho cả an ninh khu vực lẫn thế giớị

Tại Libya, cuộc chiến tranh ủy nhiệm của Mỹ đã đến sự sụp đổ của chính quyền Gađafi vào năm 2011, thành lập chính quyền mới thân Mỹ và phương Tây

đã gián tiếp dẫn đến tình trạng xung đột, nội chiến ở nước này giữa các nhóm phiến quân, các bộ lạc và các tổ chức Hồi giáọ Cuộc chiến "huynh đệ tương tàn"

đã khiến hàng trăm người thiệt mạng, hàng trăm nghìn người phải rời bỏ nhà cửa

đi lánh nạn và hàng chục nghìn lao động nước ngoài phải về nước. Lợi dụng khoảng trống an ninh, các nhóm thánh chiến cực đoan, đặc biệt là lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đã bắt tay gây dựng các sào huyệt với âm mưu biến Libya thành trung tâm huấn luyện khủng bố và làm bàn đạp tấn công các nước khác trong khu vực [16].

Là một cường quốc Arập, Syria cũng đang trải qua những mâu thuẫn lớn và cuộc khủng hoảng với tình trạng bạo lực đẫm máu từ hơn 3 năm nay đang có nguy cơ phá vỡ thế cân bằng chính trị vốn đã mong manh ở nước nàỵ Việc các nước phương Tây cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria khiến cho cuộc nội chiến

ở nước này kéo dài và đẫm máu hơn. Kể từ khi nội chiến nổ ra ở Syria vào tháng 3/2011, có ít nhất 93.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc xung đột quân sự

giữa các lực lượng nổi dậy và quân đội của Tổng thống Assad. Cuộc nội chiến ở

Syria kéo theo cuộc khủng hoảng người tị nạn trầm trọng. Dòng người tị nạn Syria đã và đang gây bất ổn lớn cho các nước láng giềng và châu Âụ Công đồng quốc tếđang yêu cầu Mỹ phải có trách nhiệm giải quyết.

3.2.1.2. Tình trạng nội chiến, chia cắt lãnh thổ

Sau các chiến dịch quân sự nhằm lật đổ các chính quyền ở Afghanistan, Iraq và Lybia với những cái tên rất mỹ miều như “Tự do bền vững”, “Tự do cho Iraq”, “Bình minh Odyssey”, Mỹ và phương Tây đã hậu thuẫn để thiết lập chính quyền mới tại đây nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên các chính quyền mới không thể kiểm soát được tình hình chính trị nội bộ, gián tiếp dẫn đến tình trạng nội chiến, chia cắt, cát cứ lãnh thổ.

Ở phía Bắc Afghanistan vẫn còn khu vực mà trước đây thuộc quyền kiểm soát của Liên minh phương Bắc khi tại đây tất cả là người Turkmen, Uzebek và Tajik đang nắm giữ khe núi chiến lược Pandzhsersk, trong khi đó gần với biên giới của Iran hơn là người Shiite do chính phủ kiểm soát. Sau khi quân Mỹ rút đi, các lực lượng kể trên tiếp tục kiểm soát “vùng lãnh thổ của mình”, phần lãnh thổ

còn lại do Taliban kiểm soát. Vào thời điểm năm 2009, quân Taliban có mặt gần như thường xuyên tại 72% lãnh thổ Afghanistan, so với 54% năm 2007 và đe doạ

sự lưu thông trên 3 trong 4 tuyến đường chính dẫn đến thủđô Kabul. Bằng cách ngăn chặn các con đường dẫn tới Kabul, quân Taliban tìm cách “bóp nghẹt” thủ đô, thâm nhập, mở nhiều cuộc đột kích phá hoại và lập các căn cứ ở sát thủ đô Kabul. Bên cạnh đó, Afghanistan có địa hình hết sức phức tạp, sa mạc xen kẽ với

đồi núi hiểm trở; phạm vi kiểm soát của chính phủ Hamid Karzai không vượt xa thủ đô và vài thành phố lớn [54]. Thách thức lớn nhất đối với Afghanistan hiện nay là sự chống phá quyết liệt của các lực lượng đối lập (Phong trào hồi giáo Taliban, đảng Hồi giáo Afghanistan và phong trào Hồi giáo Uzbekistan). Các lực lượng này đã mở rộng đáng kể ảnh hưởng và giành quyền kiểm soát đối với phần lớn lãnh thổ Afghanistan; các vụ đụng độ vũ trang giữa Quân đội Chính phủ và Taliban ở Afghanistan ngày càng tăng [68]. Lực lượng Taliban thường xuyên tấn

công các nhà tù của chính phủđể giải phóng tù nhân, trong đó có cácthủ lĩnh và các chiến binh cao cấp của Taliban. Ngoài ra, lực lượng IS cũng chiếm giữ một phần lãnh thổ của Afghanistan để xây dựng các căn cứ huấn luyện và chiến đấụ

Thời gian qua, nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc xung đột sắc tộc và tình hình hỗn loạn mà chính quyền trung ương không thể kiểm soát ở Iraqđã dẫn đến sự

suy yếu của quốc gia này, thậm chí nguy cơ chia tách quốc gia này rất dễ xảy rạ Việc bị chia tách thành các khu vực theo đặc điểm sắc tộc, tôn giáo như trong thời

đại đế chế Ottoman là hoàn toàn có thể do cuộc nội chiến giữa người Arập dòng Shiite, người Kurd dòng Sunni và người Arập dòng Sunnị

Trên thực tế, được Mỹ và các đồng minh hỗ trợ, Iraq đã có nhà nước độc lập của người Kurd ở các tỉnh miền Bắc (trong cuộc chiến chống IS, lực lượng vũ

trang của người Kurd ở Iraq được Mỹ và NATO cung cấp vũ khí. Bên cạnh đó, lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã tuyên bố thành lập nhà nước Hồi giáo của riêng mình. Từ giữa năm 2014, lực lượng Nhà nước Hồi giáo đã chiếm giữ thành phố lớn thứ hai của Iraq là Mosul, thành phố Tikrit (quê hương của cựu Tổng thống Sađam Hussein), thành phố Hatra (tháng 4/2015), thành phố Ramadi (tháng 5/2015). Đặc biệt, IS tạo ra cái cớ cho Mỹ can thiệp vào Iraq một lần nữa

đểđảm bảo cho các mỏ dầu ở Erbil an toàn trong tay những tập đoàn đa quốc gia,

đồng thời, rất có thể Mỹ, Anh, Pháp sẽ nhân cơ hội này thúc đẩy việc thành lập Nhà nước tự trị người Kurd ở miền Bắc Iraq, góp phần làm tan rã hoàn toàn Nhà nước Iraq.

Dưới sự đạo diễn của Mỹ và phương Tây, cuộc nội chiến chia cắt đất nước

Libya kết thúc năm 2011 và tiếp sau đó là các cuộc xung đột chính trị, quân sự

mới nhằm phân vùng lãnh thổ với nhiều lực lượng tham giạ Ngày 6/3/2012, các nhà lãnh đạo chính trị và bộ tộc ở miền Đông Libya đã tuyên bố thành lập khu vực tự trị Cyrenaica giàu dầu mỏ, trải dài từ thành phố duyên hải miền Trung Sirte tới biên giới phía Đông giáp Ai Cập. Tháng 8/2014, sau khi Liên minh Hồi giáo vũ trang Bình minh Libya chiếm thủ đô Tripoli, thành lập chính phủ mới, chính phủ của Thủ tướng Abdullah al-Thinni được quốc tế công nhận phải dời

đến thành phố Tobruk ở miền Đông. Kể từ đó, quốc gia Bắc Phi này bị chia rẽ

và chính phủ ở Tripoli được sự hậu thuẫn của lực lượng Hồi giáo vũ trang kiểm soát thành phố nàỵ Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hối thúc các nước vùng Vịnh hỗ trợ bình ổn tình hình chính trị hỗn loạn tại Libya, cho rằng hành động quân sự từ bên ngoài sẽ là không đủđể xoa dịu căng thẳng tại quốc gia Bắc Phi nàỵ

Tại Syria, nội chiến và chiến tranh phe phái ở nước này vốn là cuộc đọ sức giữa các đối thủ trong nước, khu vực, quốc tế trong đó nhân tố Mỹ, Nga nổi trội hơn cả. Chính tình trạng hỗn loạn ở nước này tạo điều kiện cho phong trào IS - vốn thuộc về Iraq - phát triển vượt biên giới sang Syriạ Lực lượng này đã biến thành phố Raqqa ở phía bắc Syria thành thủđô cho nhà nước tự xưng của mình và tiến hành chiến dịch đánh chiếm thành phố cổ Palmyra, Deir Ezzor, Al Hasakah, Abu KamAl... Mục tiêu chiếm đất đai của IS còn hướng tới các đồng minh thân cận của Mỹ là Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Saudi Arabia và Azerbaijan do quốc gia này có

đông người Shiite sinh sống, thân phương Tây và có nguồn dầu khí phong phú. Trước khi Nga tiến hành các chiến dịch tiêu diệt IS, Mỹ không thực sự chú trọng tấn công tiêu diệt lực lượng IS nên IS đã chiếm được các vùng lãnh thổ rộng lớn ở

cả Iraq và Syriạ Bên cạnh đó, trong bối cảnh các cuộc xung đột và tình hình bất

ổn ở Trung Đông và Bắc Phi vẫn không ngừng tiếp diễn, hàng trăm nghìn người tị

nạn vẫn cố tìm cách để tới được “miền đất hứa” châu Âụ Người tị nạn trở thành nỗi ảm ảnh của các nước EỤ

Tóm lại, tình hình Trung Đông hiện nay rối ren cho thấy sự tiến thoái lưỡng nan của Mỹ trong việc thúc đẩy “dân chủ” và bảo đảm an ninh tại khu vực. Trong nội chiến tại Libya, Syria, chính sách Trung Đông của Mỹ nghiêng về tranh thủ

cái lợi, né tránh cái hại, không còn đứng đầu và ra mệnh lệnh. Trong cuộc chiến chống IS, Mỹ không dám (thực tế là chưa muốn) đưa quân trở lạị Tình hình bất

ổn an ninh của khu vực cũng như xu hướng chống đối Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng cho

đến khi Mỹ có một quyết định quân sự mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, trước các hành

động quân sự mạnh mẽ của Nga tại khu vực như chuyển giao vũ khí cho Iran, không kích mục tiêu IS ở Syria…, Mỹ sẽ sớm có động thái để khẳng định vị thế

của mình.

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 110 - 114)