Tăng cường hiện đại hóa quân đội, nâng cao tiềm lực quốc phòng

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 81 - 86)

Công kích mạnh mẽ chính sách quân sự bảo thủ của Bill Clinton, chính quyền G.W. Bush cho rằng cần phải dựa vào ưu thế khoa học kỹ thuật cao, thúc

đẩy việc chuyển đổi quân đội từ quân đội của thời đại công nghiệp sang thời đại thông tin, từ đó tạo nên thành tựu khoa học kỹ thuật vượt bậc so với các quốc gia khác. Mỹ xác định, điều sống còn với lực lượng quân sự là tiếp tục thực thi việc cải cách mua sắm, hiện đại hoá các hệ thống vũ khí chủ chốt nhằm mục đích cung cấp cho binh sỹ những công nghệ tốt nhất [80; tr.23], hiện đại hoá vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật quân sự cho các lực lượng, thay thế các loại vũ khí và trang thiết bị cũ; nghiên cứu phát triển khoa học nhằm bảo đảm ưu thế kỹ thuật quân sự của Quân đội Mỹ.

Trong thời gian qua, cùng với việc mở rộng ứng dụng thành quả xây dựng lực lượng số hóa, Lục quân Mỹđã phát triển rất nhiều hạng mục trong khuôn khổ

của hệ thống chiến đấu tương lai, bao gồm các hệ thống thông tin chỉ huy điều khiển và đạn dược thông minh, các tổ hợp tiên tiến.

Ở phương diện nâng cấp trang bị, tính sát thương, cơ động, độ tin cậy và phòng hộ của các hệ thống vũ khí chiến đấu chủ lực về cơ bản được tăng cường hơn như các loại: pháo lựu tự hành M109A6 sau khi đã cải tiến số hóa, pháo phản lực phóng loạt M270A1/M142, trực thăng tiến công AH-64D, pháo lựu siêu nhẹ

M777A2.

Lục quân Mỹđang ráo riết phát triển các phương tiện chiến đấu mặt đất thế

hệ mới đề cao tính linh hoạt. Hướng phát triển then chốt trong lĩnh vực chế tạo các phương tiện chiến đấu thế hệ mới của Lục quân Mỹ là thực hiện chương trình tổng hợp dài hạn mang tên "Kỹ thuật chiến đấu tương lai". Tuy nhiên, do hạn chế đáng kể về tài chính, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ dự định giảm bớt quy mô, từ bỏ 4 trong 18 loại vũ khí trang bị dự kiến phát triển, kéo dài thời hạn thực hiện thêm 5 năm nữa, đến năm 2030. Năm 2009, Mỹ đã đầu tư 3,6 tỉ USD cho chương trình nàỵ Từ năm 2015, Mỹ bắt đầu xây dựng 15 lữ đoàn kiểu mới với nhịp độ 1 binh

đoàn trong 1 năm. Hàng năm, biên chế trang bị của một lữ đoàn sẽ cần chi phí

đến 8 tỉ USD, trong đó 80% chi phí dành để mua xe chiến đấu bọc thép [96; tr.3]. Ngoài ra, Lục quân Mỹ đã dần đưa các mẫu thử nghiệm xe bọc thép chiến đấu “Stryker” chế tạo năm 2002 thay thế xe BTR M-113 và xe BMP M2 “Bradley”. Ngân sách quốc phòng dự kiến cho năm 2016 cho thấy hầu hết các chương trình phát triển xe thiết giáp mới đều được tăng ngân sách ít nhất là 50%, thậm chí có mục tăng tới 150%. Năm 2016, Mỹ dự kiến sẽ chi khoảng 2,6 tỷ USD cho các loại xe thiết giáp mang tính chiến thuật, chiến đấu và hỗ trợ chiến đấu [137].

Để triển khai chiến lược quân sự mới, Mỹđã coi trọng việc thực hiện trang bị mới cho lực lượng không quân, tăng cường mua sắm trang thiết bị, nâng cấp và hiện đại hoá, phát triển vũ khí trang bị mới để hướng đến các mục tiêu: Tốc độ, tàng hình, tầm xa, tự động hoá, độ chính xác cao, sức công phá mạnh, tích hợp nhiều nhiệm vụ, nhiều chức năng, nâng cao hiệu quả tác chiến của cả hai loại máy bay cấp chiến lược và chiến thuật. Đây cũng là một trong những giải pháp nhằm hướng tới nhất thể hóa tác chiến Không quân-Hải quân của Bộ quốc phòng Mỹ.

cao khả năng tấn công từ không gian nhằm xây dựng Binh chủng Không gian, gồm ba lực lượng chính: Lực lượng phòng ngự không gian, lực lượng tấn công không gian và lực lượng bảo đảm tác chiến không gian. Không quân đã từng bước xây dựng được hệ thống phát hiện, nhận dạng, báo cáo và tấn công nhanh; hệ

thống chiến tranh điện tử chống vệ tinh; hệ thống chống cảnh giới và trinh sát có thể cung cấp khả năng chặn thu và gây nhiễu hệ thống báo động sớm và thông tin liên lạc của đối phương trong không gian; hệ thống giám sát không gian đặt trên không; thiết bị chiến tranh la-de trên không.

Không quân Mỹđẩy mạnh loại khỏi biên chế trước thời hạn máy bay chiến

đấu chiến thuật (A-10, F-15, F-16), đưa vào biên chế máy bay F-22 hiện đại, có khả năng tàng hình và tấn công vượt xa tất cả các loại máy bay chiến đấu hiện có của Mỹ. Nhằm nâng cao khả năng mang chở các loại vũ khí tấn công của các máy bay ném bom chiến lược, Không quân Mỹ đã tiến hành lắp ráp và đang thử

nghiệm thiết bị ném bom kiểu mới, trang bị cho máy bay ném bom chiến lược B- 2A loại bom có sức xuyên phá cực lớn GBU-57, trang bị bom GBU-54 cho máy bay ném bom B-52H dùng để tấn công các mục tiêu chiến lược, trong tình huống chiến tranh xẩy rạ Không quân Mỹ cũng đã và đang tiến hành cải tiến nâng cấp các khí tài chỉ thị mục tiêu, thu thập thông tin và trinh sát trên các máy bay ném bom chiến lược B-1B, B-52H và B-2A giúp nâng cao khả năng phát hiện mục tiêu

ở tầm cao tối đa gấp 5 lần so với loại cũ, nâng cao khả năng tấn công các mục tiêu dưới đất và khả năng chi viện trên không của máy bay ném bom chiến lược. Mặt khác, để nâng cao khả năng trao đổi thông tin của các máy bay ném bom chiến lược, Không quân Mỹ cũng đang có kế hoạch lắp đặt khí tài kết nối dữ liệu Link- 16 trên các máy bay này [179].

Đối với Hải quân Mỹ, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố kế hoạch xây dựng “Hạm đội 1000 tàu” (06/2006), “Chiến lược sức mạnh biển của thế kỷ XXI” (10/2007), “Kế hoạch phát triển trong 30 năm tới” (2007), xác định xây dựng lực lượng Hải quân theo hướng: Tồn tại ở tiền duyên; nâng cao khả năng cơ động nhanh, uy hiếp, khống chế và đánh thắng mọi cuộc xung đột ở bất cứ vùng biển nào trên thế giới; thực hiện tấn công hiệu quả và chính xác vào các mục tiêu trong

triển 3 lớp tàu chiến mặt nước thế hệ mới, thay thế tàu ngầm lớp Ohio bằng lớp Virginia [178]; trang bị bổ sung các hệ thống phóng tên lửa lớn cho các tầu ngầm lớp Virginia, mua máy bay lên thẳng Sikorsky MH-60, máy bay tuần tra biển Boeing P-8A và máy bay viễn thám không người lái khu vực biển rộng. Hải quân Mỹ cũng tiếp tục cải tiến hệ thống vũ khí như chuyển đổi hệ thống tên lửa Trident trang bị hạt nhân phóng từ tàu ngầm sang vũ khí tấn công chính xác trên phạm vi toàn cầu; nghiên cứu chế tạo tên lửa Standard,dùng để tác chiến đối bờ; tập trung phát triển 3 loại trang bị chống thuỷ lôi để lắp đặt cho các hạm độị.. [12; tr.365].

Đối việc việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa, Mỹđã và đang tiếp tục nghiên cứu phát triển và bố trí hệ thống NMD và TMD để bảo vệ lãnh thổ Mỹ và

đồng minh. Mỹđã vận động và cùng các đồng minh châu Âu xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của NATỌ Đây là hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực, được xây dựng trên cơ sở sử dụng các phương tiện phòng thủ tên lửa hoặc là hoàn toàn do Mỹ chế tạo hoặc với sự tham gia trực tiếp của Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ đã từng bước tích hợp hệ thống phòng thủ tên lửa NATO vào hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của mình để mở rộng tiềm năng phòng thủ tên lửa, đồng thời khiến các

đồng minh châu Âu phụ thuộc vào Mỹ trong việc sử dụng các phương tiện phòng thủ tên lửa quốc giạ Mỹđã thành lập Trung tâm chỉ huy phòng thủ tên lửa ở căn cứ không quân Ramstein, bang Rheinland-Pfalz ở miền tây nước Đức để phối hợp hoạt động trực tiếp giữa hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ với hệ thống chỉ huy chiến đấu tự động hoá của lực lượng không quân và phòng không thống nhất NATO ở châu Âu ACCS vốn đang được hiện đại hoá cho nhiệm vụ của hệ

thống phòng thủ tên lửa NATỌ Mỹ cũng đã đạt được thoả thuận để Tây Ban Nha cho phép Mỹ triển khai các tàu chiến trang bị tên lửa đánh chặn tại nước này, đặt hệ thống rada cảnh báo sớm ở Thổ Nhĩ Kỳ, xây dựng căn cứ tên lửa đánh chặn phóng từ mặt đất tại Romania trước năm 2015 và Ba Lan trước năm 2018.

Xác định châu Á - Thái Bình Dương là khu vực phòng thủ trọng điểm trong hệ thống phòng thủ tên lửa ở nước ngoài, Mỹ tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế, không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu kỹ thuật sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Đài Loan. Tại Nhật Bản, Mỹ bố trí hệ thống chống tên lửa hai tầng phối hợp giữa Patriot và Aegis, bao gồm 16 hệ thống chống tên lửa Patriot- 3 và 4 tàu

Aegis lớp “Kim cương”. Sau khi cải tiến, 2 tàu lớp Atago sẽ có đầy đủ khả năng chống tên lửạ Hiện nay Mỹ đã bố trí 1 trạm ra đa AN/TPY-2 tại Aomori Nhật Bản, xây dựng trạm ra đa Pave Paws cảnh báo tầm xa tại Đài Loan năm 2012, cộng thêm kế hoạch lần này bố trí trạm ra đa AN/TPY-2 ở Kissuien Nhật Bản cùng các trạm ra đa cảnh báo tuyến trước sẽ xây dựng tiếp theo tại Đông Nam Á và Australia, từng bước thiết lập vòng cung phòng thủ tên lửa ở Tây Thái Bình Dương [124; tr.4]. Tại Trung Đông, Mỹ thực hiện kết nối hệ thống cảnh báo tên lửa đạn đạo của Mỹ với của Israel nhằm tăng cường khả năng phòng thủđối phó với những đe doạ bị tấn công bằng tên lửa của đối phương.

Về vũ khí hạt nhân, Mỹ chủ trương vừa duy trì lực lượng hạt nhân mạnh, vừa xây dựng hệ thống phòng thủ hạt nhân đa tầng nhằm bảo đảm khả năng ngăn ngừa, răn đe và chiến thắng trước mọi đối phương. Mỹ tiếp tục chi hàng tỷ USD mỗi năm để duy trì và nâng cấp tiềm lực hạt nhân, đồng thời phát triển bộ ba chiến lược mới trên cơ sở: Vũ khí hạt nhân và lực lượng tấn công chính xác phi hạt nhân; phòng thủ thụđộng và chủđộng; cơ sở hạ tầng quốc phòng vững chắc. Mỹ tiến hành kế hoạch “Complex 2030” nhằm củng cố cơ sở hạ tầng hạt nhân, sản xuất mới đầu đạn hạt nhân... với mục tiêu đến năm 2030 hiện đại hoá công nghệ sản xuất các thế hệ vũ khí mới với các khả năng khác nhaụ Trong tương lai, Mỹ sẽ tăng cường tiềm lực hạt nhân chiến lược, triển khai sẵn lực lượng hạt nhân lớn hơn và rộng khắp hơn tại các khu vực, kể cả châu Á - Thái Bình Dương.

Ngoài ra, Mỹđã ký kết hiệp ước START mới với Nga để cắt giảm đáng kể

các đầu đạn hạt nhân được triển khai và các thiết bị phóng chiến lược, đồng thời

đảm bảo một cơ chế giám sát toàn diện. Mỹđang giảm bớt vai trò của các loại vũ

khí hạt nhân trong cách tiếp cận an ninh quốc gia, đầu tư vào việc hiện đại hóa một kho dự trữ hiệu quả, an toàn mà không sản xuất các loại vũ khí hạt nhân mớị Mỹ sẽ theo đuổi việc phê chuẩn hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT) và sẽ tìm kiếm một hiệp ước mới chấm dứt có kiểm chứng việc sản xuất các nguyên liệu phân hạch để sử dụng trong các loại vũ khí hạt nhân [105].

Đối với vũ khí công nghệ cao, Mỹ chú trọng phát triển vũ khí, trang bị có tầm hoạt động xa hơn, các loại vũ khí hiện đại và thiết bị trinh sát cho phép phát hoả ở những khoảng cách lớn hơn, đồng thời đòi hỏi không gian tác chiến lớn

hơn; phát triển vũ khí tấn công chính xác như vũ khí siêu thanh, vũ khí được dẫn

đường bằng hệ thống định vị toàn cầu… Mỹ cũng tìm cách thu nhỏ các loại vũ

khí trang bị trong khi tăng cường tính năng, tác dụng của trang bị. Mỹ xác định “việc theo đuổi các công nghệ đột phá, các công nghệ cao cấp là cách tốt nhất giúp Mỹ có thể theo đuổi các lợi ích của mình trên toàn bộ các khía cạnh của xung đột” [132].

Ngoài việc trang bị cho lực lượng quân sự của mình, Mỹ còn tăng cường xuất khẩu vũ khí kết hợp với các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho đồng minh đối tác như chuyển giao công nghệ, nhượng quyền sở hữu trí tuệ, trợ giúp đào tạo, hướng dẫn sử dụng để cạnh tranh với các đối thủ khác như Nga, Trung Quốc. Năm 2010, doanh thu xuất khẩu vũ khí của Mỹ là 230 tỷ USD, chiếm 36% kim ngạch xuất khẩu vũ khí toàn cầu [26; tr.64].

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)