Là một quốc gia toàn cầu, chiến lược quân sự của Mỹ nhằm vào các mối đe doạ, thách thức đối với Mỹ trên phạm vi toàn cầu như chủ nghĩa khủng bố quốc tế, nguy cơ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, cạnh tranh không gian vũ trụ và
đấu tranh trong không gian mạng, sự gia tăng sức mạnh và ảnh hưởng quân sự
của Nga và Trung Quốc... Mỹ cũng xác định các kẻ thù đe doạ nước Mỹ trên toàn bộ không gian chiến trường phức tạp, kéo từ các khu vực trọng yếu ở nước ngoài
đến chính quốc và mở rộng ra toàn cầu ở cả vùng trời, vùng biển, vũ trụ và không gian điều khiển. Do đặc điểm về địa bàn chiến lược như vậy đã đặt ra những yêu
cầu đặc biệt đối với các lực lượng quân sự Mỹở nước ngoài cũng như sự hợp tác giữa các lực lượng Mỹ với các nước đồng minh, đối tác.
Để đối phó với các mối đe doạ rộng rãi, quân đội Mỹ phải có khả năng tác chiến trên các phạm vi của không gian chiến trường như trên không, trên bộ, trên biển, trong không gian vũ trụ và không gian điều khiển. Mỹ phải có một phương án “phòng thủ tích cực theo chiều sâu” trong đó phối hợp một cách tổng hoà lực lượng liên quân, đồng thời tích cực tuần tra các đường vào ra chiến lược và mở
rộng các khả năng phòng thủ ra bên ngoài biên giới nước Mỹ.
Theo quan điểm của giới chức chính phủ và quân đội Mỹ, sự hiện diện quân sự lâu dài và luân phiên trên toàn cầu một cách thống nhất cùng với chiến lược bố
trí căn cứ phù hợp là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động sẵn sàng chiến đấu và chi viện, tăng cường tác chiến; nhanh chóng đưa quân và vũ khí trang bị tới khu vực xảy ra chiến tranh, tăng cường khả năng của quân đội Mỹ để đối phó với những bất trắc, cho phép tiến hành các hoạt động tác chiến nhanh chóng và khiến các lực lượng đó có thể phản ứng với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với trước đâỵ Việc tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở nước ngoài và đứng chân trên toàn cầu nhằm hỗ trợ tăng cường sức mạnh của các đồng minh hiện có của Mỹ, đồng thời, giúp thiết lập thêm các quan hệ đối tác mới, cải thiện khả năng của các lực lượng khu vực để hỗ trợ cho việc ngăn chặn xung đột, đối phó với các tình huống bất trắc tại khu vực cũng như toàn cầu, hỗ trợ cho các kế hoạch để triển khai các lực lượng trong những cuộc khủng hoảng tại bất cứ địa điểm và vào bất cứ thời gian nào mà chúng được cần tới, góp phần tạo nên sự cân bằng sức mạnh trong khu vực có lợi đối với Mỹ. Sự hiện diện quân sự ở nước ngoài là biện pháp quan trọng để
Mỹ thể hiện sức mạnh quân sự, kiểm soát các tuyến đường thương mại và đầu mối giao thông, bảo đảm khả năng khống chế các khu vực chiến lược quan trọng, đặc biệt là những khu vực giàu tài nguyên.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, để ngăn chặn các nước xã hội chủ nghĩa, Mỹ đã xây dựng căn cứ quân sự ở các khu vực thuộc Viễn Đông - Thái Bình Dương, châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi, hình thành một hệ thống căn cứ rộng khắp toàn cầu, bao vây các nước xã hội chủ nghĩa, trực tiếp triển khai lực lượng áp sát tiền duyên các nước xã hội chủ nghĩạ
Sau chiến tranh Lạnh, chính quyền Mỹ cho rằng, cùng với sự giảm thiểu những mối đe doạ mang tính toàn cầu và sự tăng cường lực lượng phòng vệ của
đồng minh, Mỹ sẽ không cần phải thi hành chiến lược “phòng thủ phía trước”, triển khai quá nhiều quân ở hải ngoại như trước đây, vì vậy, đã cắt giảm binh lực
ở nước ngoàị Tuy nhiên, Mỹ vẫn coi có mặt quân sự phía trước là một trong những trọng điểm của chiến lược quân sự mớị Trong các cuộc chiến tranh tại Afghnistan, Iraq, Mỹ tập trung số lượng binh lực lớn tại hai quốc gia này để duy trì an ninh. Ngoài ra, ở khu vực châu Âu và Đông Bắc Á, Mỹ vẫn duy trì khoảng 10 vạn quân. Bên cạnh đó, thông qua hình thức như: Ký kết hiệp ước liên minh, diễn tập quân sự chung, giúp đỡ huấn luyện quân sự cho các nước mà Mỹđóng quân, viện trợ quân sự... nhằm duy trì sự có mặt ở khu vực này [20].
2.3.4. Đề cao liên minh và sự chia sẻ trách nhiệm của đồng minh
Để đảm bảo an ninh nước Mỹ và cho các đồng minh, chính quyền Mỹ từ
trước tới nay đều coi trọng liên minh, tăng cường thực hiện chính sách an ninh tập thể, thúc đẩy các nước đồng minh phải đảm đương nghĩa vụ phòng thủ.
Theo quan điểm của Mỹ, việc thực hiện chiến lược liên minh và đề cao vai trò đồng minh sẽ giúp cho Mỹ có nhiều thuận lợi hơn trong việc tranh bá thế giới, liên kết với lực lượng của các nước khác để cùng đối phó với một quốc gia hay một nhóm quốc gia đối địch, tiện cho việc kiểm soát đồng minh, bảo vệ địa vị thủ
lĩnh của Mỹ trong thế giới phương Tâỵ Thông qua việc tăng cường hợp tác quốc phòng, Mỹ sẽ có thể xây dựng hệ thống quân sự rộng khắp toàn cầu để sẵn sàng triển khai quân sự nếu chiến tranh xảy ra, giành ưu thế quân sự có lợi nhất, đồng thời tiết kiệm được chi phí quân sự, bổ sung những thiếu hụt về binh lực của Mỹ. Vì vậy, tăng cường liên kết, chia sẻ trách nhiệm trong quá trình thực hiện của chiến lược quân sự Mỹ tại các khu vực là biện pháp quan trọng để Mỹ can dự các công việc quốc tế, giải quyết khủng hoảng và xung đột, thâu tóm cục diện khu vực và thế giới, bảo vệ lợi ích khu vực và lợi ích toàn cầu của Mỹ. Đây cũng là một bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lược quân sự Mỹ trong và sau thời kỳ chiến tranh Lạnh.
Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Mỹ cùng với hàng chục nước châu Mỹ, châu Âu, châu Á và Trung Đông liên kết thành liên minh quân sự để đối phó với
Liên Xô và các nước XHCN. Chính liên minh hùng mạnh với Mỹ làm trung tâm này là một trong những điều kiện giúp Mỹ giành được thắng lợi trong thời kỳ
chiến tranh Lạnh.
Trước đây, Mỹ thành lập NATO để ngăn chặn sự mở rộng của chủ nghĩa cộng sản, thiết lập sự hiện diện của Mỹở châu Âu, ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô. Chiến tranh Lạnh kết thúc, đối thủ chiến lược của Mỹ không còn và Mỹ trở
thành siêu cường duy nhất trên thế giớị Mặc dù cục diện chiến lược quốc tế có nhiều phát triển mới, những thách thức chiến lược mà Mỹ tập trung đối phó không còn nhưng Mỹ vẫn tiếp tục coi trọng liên minh, đồng thời liên tục có những
điều chỉnh chiến lược liên minh tăng cường cơ chế liên minh, với ý đồ dựa vào hệ
thống liên minh để tiếp tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng, thiết lập và duy trì địa vị
lãnh đạo của Mỹ trên toàn thế giớị Chính quyền G.W. Bush tiếp tục tiến hành chiến lược liên minh trong đó lấy Mỹ làm trung tâm, lấy NATO làm nền tảng nhằm đối phó hiệu quả hơn với các nguy cơ an ninh, xung đột khu vực, tiến hành các dạng thức chiến tranh khác nhau và răn đe các cường quốc khu vực đối địch với Mỹ, vừa có thể ràng buộc, kiềm chế đồng minh, thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹđứng đầụ Mỹđề ra chiến lược mới cho NATO nhằm biến tổ chức này thành lực lượng hỗ trợ Mỹ trong các hoạt động quân sự của Mỹ trên phạm vi toàn cầụ Mỹ tích cực xúc tiến kế hoạch Đông tiến của NATO nhằm giảm bớt sự ảnh hưởng của Liên bang Nga, ngăn chặn sự trỗi dậy của Nga, đề phòng nước Nga lại một lần nữa trở thành mối đe doạ mang tính toàn cầu của Mỹ, đồng thời, lôi kéo các nước Trung, Đông Âu đi theo quỹđạo và xã hội phương Tây; mở rộng phạm vi ảnh hưởng, giữ quyền chủđạo trong các công việc an ninh ở Tây Âụ
Bên cạnh liên minh chặt chẽ với NATO, với ngọn cờ chống khủng bố, Mỹ đã xây dựng được liên minh chống khủng bố giúp Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, hợp thức hóa can thiệp quân sự của phương Tây vào các quốc gia có chủ quyền. Liên minh quân sự chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu đã gây ra cuộc chiến tranh tại Afgahnistan, Iraq, đã tiến hành các cuộc không kích ở Syria và Iraq kể từ tháng 9.2014, nhằm ngăn cản sự lan rộng của Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng. Rất có thể liên minh quốc tế chống IS sẽ dẫn tới kết cục cuối cùng là lật
Ngoài chủ trì thành lập, duy trì các liên minh đa quốc gia, Mỹ còn thiết lập các liên minh hai bên, ba bên nhằm tăng cường sự gắn kết, mở rộng phạm vi hợp tác hoặc cùng với các nước đồng minh giải quyết một vấn đề an ninh cụ thể. Điển hình cho liên minh như vậy là liên minh Mỹ - Nhật Bản, Mỹ - Hàn Quốc, liên minh Mỹ - Nhật - Hàn nhằm đối phó với những căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên và biển Nhật Bản; liên minh Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ chống IS…
Từ năm 2001 đến năm 2015, mặc dù là siêu cường quân sự duy nhất nhưng trong các hoạt động của mình, Mỹ đều coi trọng đồng minh nhằm chia sẻ trách nhiệm và gánh nặng đối với Mỹ. Các nước đồng minh của Mỹđã tham gia vào nhiều chiến dịch quân sự quốc tế trong hai thập kỷ qua, với nhiều quy mô khác nhau như cuộc chiến tranh Vùng Vịnh 1991, cuộc chiến tranh Nam Tư, chiến tranh Afghanistan, chiến tranh Iraq, can thiệp nhân đạo tại Somalia, can thiệp quân sự tại Libya… Đến nay đã có 16 nước đã trở thành đồng minh chính ngoài NATO của Mỹ. Đổi lại việc các nước này tích cực giúp Mỹ trong việc triển khai các hoạt động quân sự, tạo vị trí đứng chân trong khu vực, Mỹ cam kết sẽ sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ các đồng minh trong trường hợp cần thiết, thực hiện răn đe và đối phó với những hành động gây hấn từ bên ngoài đối với các đồng minh; thường xuyên viện trợ, hợp tác quân sự với các nước để tăng cường sự gắn kết giữa hai bên. Rõ ràng, đồng minh đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ.
Ở giai đoạn ông Obama cầm quyền, Mỹđã có học thuyết can thiệp kiểu mớị Theo đó, Mỹ vẫn sử dụng đồng minh NATO để thực hiện các chiến dịch quân sự
tấn công Libya nhưng với tư cách hỗ trợ chứ không trực tiếp tham chiến (chỉ tham gia giai đoạn đầu). Chính quyền Mỹđã tiến hành một cuộc chiến can thiệp, lật đổ
với tổn phí ít nhất có thể, hoàn toàn không thương vong và tổn thất đối với quân
đội Mỹ.
Tiểu kết Chương 2
Chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ là chiến lược của một siêu cường - một trong những chủ thể quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế hiện đạị Đi sâu nghiên cứu sự phát triển chiến lược quân sự Mỹ, dễ dàng nhận thấy mục đích chiến lược quân sự Mỹ không có gì thay đổi trong tư duy của chính quyền Mỹ qua
các thời kỳ. Đó là: Nhằm góp phần bảo đảm lợi ích toàn cầu, thiết lập trật tự thế
giới có lợi cho Mỹ; ngăn ngừa các nước nổi lên thách thức địa vị lãnh đạo toàn cầu về quân sự của Mỹ; góp phần duy trì vị thế lãnh đạo của Mỹ trên thế giớị
Để đạt được mục đích đó, Mỹ đã xác định các mục tiêu trong chiến lược quân sự toàn cầu gồm: Bảo vệ nước Mỹ và lợi ích toàn cầu; ngăn chặn xung đột và tiến công bất ngờ; đánh bại kẻ thù tấn công vào nước Mỹ và đồng minh; củng cố an ninh khu vực và an ninh quốc tế. Trên cơ sở xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, địa bàn hoạt động, lực lượng quân sự Mỹ đã triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp đặt ra nhằm đạt được mục tiêu chiến lược lâu dàị Mỹ và
đồng minh đã tiến hành các cuộc chiến tranh, hoạt động tác chiến, duy trì ổn định và chống nổi dậy tại Afghanistan, Iraq; cuộc chiến uỷ nhiệm tại Libya, các chiến dịch không kích bằng máy bay không người lái ở Syria, Pakistan... Nhằm đối phó với mối đe doạ mới và nâng cao năng lực triển khai các hoạt động quân sự, Mỹđã tích cực điều chỉnh sự hiện diện ở nước ngoài tại châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương; đồng thời, tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng và phát triển hệ thống vũ khí, trang bị quân sự hiện đại nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu, răn đe chiến tranh của quân đội Mỹ. Đồng thời, Mỹ cũng tăng cường hợp tác quân sự - quốc phòng với các nước đồng minh, đối tác tại các khu vực nhằm triển khai ý đồ quân sự tại từng khu vực.
Thực tiễn triển khai các hoạt động quân sự của Mỹ cho thấy quân sự là một yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại cũng như trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Những mục tiêu, biện pháp mà Mỹ đặt ra trong chiến lược quân sự đã từng bước được thực hiện có hiệu quả. Chính quyền Mỹ cơ bản đã thành công trong việc sử dụng yếu tố quân sựđể phục vụ mục đích chính trị, đối ngoạị Quân sự trở thành công cụ trụ cột trong giai đoạn 2001-2008 và là nhân tố hỗ trợ, dự trữ
chiến lược phục vụ lợi ích toàn cầu của giới lãnh đạo Mỹ dưới thời Tổng thống Obama từ năm 2009 đến naỵ
Việc triển khai đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, biện pháp chiến lược trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng trên toàn cầu của Mỹđã có tác động lớn đối với nước Mỹ cũng như tình hình an ninh, cục diện chính trị tại một số khu vực trên thế giớị
Chương 3
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRIỂN KHAI
CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ TOÀN CẦU CỦA MỸ ĐẾN NƯỚC MỸ VÀ AN NINH, CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ