Mâu thuẫn đối kháng giữa Mỹ và Nga

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 127 - 130)

Là nước lớn châu Âu và có kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, Nga vẫn là thách thức tiềm tàng lớn nhất đối với lợi ích và địa vị toàn cầu của Mỹ. Quan hệ Mỹ - Nga là quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh, trong đó khía cạnh đấu tranh là chủ đạo mặc dù mối quan hệ Nga - Mỹ đã có một giai đoạn hợp tác kéo dài từ đầu năm 2009 đến tháng 1/2012 với những bước tiến phù hợp với lợi ích quốc gia của mỗi nước. Mâu thuẫn đối kháng lớn nhất giữa Mỹ và Nga xuất phát từ tham vọng

địa - chính trị của mỗi nước.

Sau năm 2012, chính quyền Obama đã thay đổi chính sách và theo đuổi một phương thức tiếp cận mang tính đối đầu hơn đểđáp lại hành vi của ông Putin như

từ bỏ các cuộc đàm phán về vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa, không ký bất kỳ

hiệp ước hạn chế vũ trang mới nào; hợp tác với các đồng minh của Mỹđể áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nhà lãnh đạo và các doanh nghiệp của Nga; củng cố cam kết về an ninh của NATO, hỗ trợ cho Ukraine và cùng phương Tây phản ứng mạnh mẽđối với hành động của Nga tại Ukraine và coi đó là hành động cần thiết để bảo tồn các quy tắc quốc tế và bảo vệ các giá trị dân chủ kiểu Mỹ.

lược trên thế giới của Mỹ thông qua việc mở rộng NATO về phía đông, can thiệp vào các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, tăng cường sức mạnh quân sự của NATO ở châu Âu, là thách thức trực tiếp ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia của Nga và là nhân tố quyết định chi phối chính sách an ninh, quân sự của Ngạ Trước việc phương Tây xâm phạm đến sân sau của Nga, Nga tìm mọi cách bảo đảm an ninh cho mình. Nga liên tục có các động thái đối với các vùng lãnh thổ thuộc Liên Xô cũđể khẳng định quyền lực như: Gây sức ép với Đức và Pháp để cản trở việc tiếp nhận Ukraine và Gruzia tham gia NATO năm 2008; đưa quân đội vào Gruzia, công nhận nền độc lập và ký hiệp ước liên minh với Abkhazia (2014) và Nam Ossetia (2015), theo đó Nga có trách nhiệm bảo vệ Nam Ossetia và chỉ huy lực lượng quân đội Abkhazia; gây áp lực đối với tổng thống Ukraine khiến Ukraine thôi không tham gia một hiệp định liên kết với Liên hiệp Châu Âu (EU). Đỉnh

điểm trong các nỗ lực ngăn chặn Mỹ và NATO, tháng 3/2014, Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình. Nga cũng chủđộng hoàn tất các hợp đồng bán vũ khí cho Iran, thực hiện các chiến dịch quân sự tấn công các mục tiêu IS tại Syriạ.. Các hoạt động cứng rắn này của Nga phần nào có nguyên nhân từ chính sách của Mỹ và đã khiến cho tình hình an ninh khu vực có nhiều căng thẳng.

Đối với việc NATO mở rộng về phía Đông, đây là một trong những diễn biến chính dẫn đến căng thẳng nhiều năm nay giữa Nga với Mỹ và các nước phương Tây, tác động lớn đến tình hình an ninh châu Âụ Mỹ và NATO đã từng bước tiến tới hàng rào an ninh địa lý cuối cùng của Nga, đưa Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) vào phạm vi thế lực của phương Tây; mở thêm nhiều căn cứ quân sựở Đông Âu, thành lập trung tâm huấn luyện chung tại Gruzia, triển khai xe tăng và vũ khí hạng nặng tại các nước thành viên NATO có chung đường biên giới với Ngạ Các hành động này của Mỹ và NATO làm gia tăng căng thẳng địa chính trị, trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích của Nga tại khu vực Trung - Đông Âu, tạo thành mối đe dọa đối với lợi ích chiến lược cốt lõi của Ngạ Mục tiêu của Nga trong việc phản đối NATO mở rộng về phía Đông là để bảo vệ lợi ích cốt lõi của Nga, giành lại ảnh hưởng tại khu vực Đông Âụ

Trước việc mở rộng NATO vào những năm cuối của thế kỷ 20 và những năm đầu của thập niên đầu thế kỷ XXI, do sức mạnh tổng hợp quốc gia của Nga

còn yếu nên phản ứng với việc mở rộng NATO chưa thật mạnh mẽ và chỉ dừng ở

việc thông qua thỏa thuận và hợp tác của NATO để làm chậm tiến trình mở rộng về phía Đông của NATỌ Tuy nhiên, Nga vẫn “trước sau như một phản đối việc mở rộng của NATO, đặc biệt đối với sự mở rộng ra Gruzia và Ukraine” [141]; giới hạn địa lý mà chính quyền Putin vạch ra đối với sự mở rộng của NATO là: “Hai nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây - Ukraine và Gruzia không được gia nhập NATO” [171; tr.41]. Chính vì thế, cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay

được coi là cuộc đọ sức chiến lược giữa Mỹ - Nga, là hệ quả mới trong chiến lược của Mỹ, Nga khiến mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và phương Tây trở nên nóng bỏng, quyết liệt hơn bao giờ hết kể từ sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc. Sự can thiệp của Mỹ và phương Tây trong khủng hoảng ở Ukraine thể hiện rõ ý định của Mỹ trong việc làm suy yếu vị thế của Nga ở Đông Âu cũng như vai trò của Nga trong lãnh đạo, liên kết SNG. Mỹ e ngại tham vọng bành trướng của Nga và không muốn Nga chi phối SNG, sử dụng SNG làm đối trọng với phương Tâỵ

Kể từ khi cuộc khủng hoảng chính trịở Ukraine bùng nổ, Mỹ và NATO tăng cường binh lực đến khu vực Baltic và Ba Lan để kiềm chế Ngạ Đáp trả lại, Moscow đã đơn phương chấm dứt một thỏa thuận với Lithuania vốn cho phép cả

hai nước giám sát lực lượng vũ trang của nhau vào tháng 5-2014. Thỏa thuận này là một phần trong những nỗ lực nhằm tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau, theo đó Lithuania có thể tự do tiếp cận với tất cả các đơn vị vũ trang Nga ở Kaliningrad và ngược lại, Moscow được phép giám sát tất cả các lực lượng quân sự của Vilnius. Như vậy, những cơ chế hợp tác và giám sát lẫn nhau giữa Nga và NATO

đã bị hủy bỏ, dẫn tới những căng thẳng tiếp theo khi cả hai bên đều liên tiếp tăng cường các hoạt động diễn tập đáp trả lẫn nhau trong năm 2014.

Nhìn chung, sau khi nổ ra khủng hoảng Ukraine, Nga cho rằng việc các nước phương Tây mở rộng NATO nhằm bảo đảm an ninh cho các nước thành viên, nhưng lại không quan tâm đến an ninh của các nước khác, trong đó có Ngạ Nga luôn cho rằng “không có Nga, đặc biệt là nếu phản đối Nga, ở châu Âu, sẽ không có an ninh. An ninh của các nước Đông Âu phải do cả Nga lẫn NATO cùng đảm bảo” [171; tr.43]. Thực tế cho thấy NATO mở rộng về phía Đông không chỉ làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ của Nga, mà còn có thể dẫn đến xung đột quân sự

tại châu Âu, đe dọa đến hòa bình và ổn định thế giớị

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)